Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu do công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu BHVCCDV tại công ty Kiểm toán Phương Đông ICA (Trang 76 - 82)

Kết luận kiểm toán

3.2.2.Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu do công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện

3.2.2.1. Giai đoạn chấp nhận KH kiểm toán

Để đưa ra quyết định có chấp nhận KH kiểm toán hay không, Công ty cần tiến hành thu thập thông tin ban đầu về đặc điểm sản xuất kinh doanh của KH bao gồm các thông tin về lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, tổ chức bộ máy quản lý, các bên lỉên quan, đồng thời công ty cũng cần xem xét tính chính trực của Ban Giám đốc, hiệu quả hoạt động của kế toán tại công ty KH. Công ty cần phải cử KTV xuống trực tiếp đơn vị KH để đảm bảo độ tin cậy của các thông tin. Đây là cơ sở để công ty đánh giá khả năng có chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không.

3.2.2.2. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn này, công ty cần phải lập kế hoạch kiểm toán chiến lược cho những KH lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc những KH

hoặc những KTV cao cấp hơn lập và được Giám đốc công ty phê duyệt. Đây là cơ sở quan trọng để KTV lập kế hoạch kiểm toán tổng thể.

Muốn làm được điều đó, KTV nên có kế hoạch khảo sát KH một cách chi tiết, từ đó đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát làm cơ sở để xác định phạm vi, nội dung và lịch trình kiểm toán và cụ thể hoá chương trinh kiểm toán một cách hiệu quả nhất.

3.2.2.3. Giai đoạn đánh giá hệ thống KSNB

KTV cần đánh giá được sự nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của Ban Lãnh đạo đối với hệ thống KSNB. Khi xem xét các thủ tục kiểm soát cần xem xét các thủ tục này có được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc tách biệt về trách nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền. Từ đó thấy được sự liên kết, móc ngoặc giữa Ban Giám đốc và kế toán nhằm tìm ra những sai phạm mang tính hệ thống.

Hiện nay, công ty Kiểm toán Phưong Đông tìm hiểu về hệ thống KSNB chủ yếu là phỏng vấn Ban Lãnh đạo, nhân viên KH và dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB có được sử dụng nhưng không phải với tất cả các KH. Do đó, Công ty có thể sử dụng lưu đồ kết hợp với bảng câu hỏi về hệ thống KSNB sẽ cho hiệu quả cao hơn vì nó cung cấp cái nhìn tổng quan về hệ thống KSNB của KH và rất phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn, hệ thống sổ sách, chứng từ phức tạp.

Việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ của KTV là hết sức cần thiết. Do trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế chưa cao, nên việc đánh giá hệ thống KSNB đối với những KTV trẻ thường là quá sức, rất dễ xảy ra tình trạng KTV bỏ qua một số thủ tục kiêm soát quan trọng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB của KH phải do trưởng nhóm kiểm toán có kinh nghiệm, đủ năng lực, nhạy bén trong công việc tiến hành và phải thực hiện một cách nghiêm túc tất cả các thủ tục cần thiết đã được lập. Công ty phải tổ chức các khóa đào tạo và đặc biệt phải tạo ra một thói quen đó là tiến hành các thủ tục kiểm soát, đánh giá hệ thống KSNB trước mỗi cuộc kiểm toán. Điều này là rất quan trọng giúp nâng cao chất lượng kiểm toán.

Việc đánh giá hệ thống KSNB không nên chỉ dừng lại ở việc xem xét các thủ tục kiểm soát mà cần đi sâu vào đánh giá tính liên tục, hiệu quả của hệ thống. Các thủ tục kiểm toán cần kết hợp chặt chẽ để bổ sung cho nhau.

3.2.2.4. Giai đoạn thiết lập chương trình kiểm toán

Hiện nay, Công ty đã thiết lập mẫu chương trình kiểm toán hướng dẫn chung cho tất cả các KH. Mẫu chương trình riêng mới chỉ được lập cho những tập đoàn lớn mang tính chất chung cho cả tập đoàn và chưa phù hợp đối với từng công ty thành viên trong tập đoàn. Do đó, chương trình kiểm toán cần phải được cụ thể và chi tiết cho từng đối tượng KH khác nhau.

Chương trình kiểm toán cần được thiết kế theo hướng chi tiết hoá các thủ tục kiểm toán tương ứng với từng cơ sở dẫn liệu có thể bị ảnh hưởng để tử đó hạn chế những rủi ro.

Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu BHVCCDV phải thường xuyên được cập nhật hơn nữa theo chế độ kế toán, kiểm toán mới. Công ty cần phải bổ sung những thủ tục kiểm toán hiệu quả để thu được bằng chứng kiểm toán cần thiết và đầy đủ, đồng thời, kiểm tra một cách hiệu quả hơn tình hình tài chính của KH như: tính toán lại các giao dịch bằng ngoại tệ, kiểm tra việc quy đổi tỷ giá tại thời điểm phát sinh…

3.2.2.5. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thực hiện thủ tục phân tích

Để phân tích BCTC sớm trở thành một dịch vụ đem lại doanh thu đáng kể cho Công ty, thỏa mãn được nhu cầu thông tin của các đối tượng KH hoặc ít nhất là trước mắt, các KTV có thể sử dụng kết quả phân tích BCTC như một căn cứ quan trọng, tin cậy để giảm thiểu rủi ro trong quá trình kiểm toán BCTC, Công ty cần phải xây dựng cho mình nội dung và phương pháp phân tích một cách khoa học cùng với chỉ tiêu phân tích hợp lý, phản ánh đúng thực trạng tài chính của KH. Khi đó, KTV không chỉ dựa trên các chỉ tiêu đã được phản ánh trên thuyết minh BCTC, các số liệu phân tích dựa trên các báo cáo đã

Đối với kiểm toán khoản mục doanh thu, KTV đã tiến hành các thủ tục phân tích bao gồm phân tích dọc tức là so sánh chỉ tiêu doanh thu kỳ này với các kỳ trước để tìm hiểu xu thế phát triển và phân tích ngang, tức là đánh giá chỉ tiêu doanh thu trong mối quan hệ so sánh với các chỉ tiêu khác trong kỳ. Mục đích của việc phân tích này là xem xét xu hưóng phát triển, tình hình tài chính của doanh nghiệp, tìm hiểu những thay đổi mang tính chất bất thường, đưa ra lời giải thích cho những thay đổi đó. Và bên cạnh chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (lợi nhuận gộp/doanh thu thuần), KTV cần phải đánh giá thêm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động như: vòng quay tổng tài sản (doanh thu thuần/tổng tài sản)…

Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết

 Đa dạng phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu kiểm toán thường dựa vào kinh nghiệm của KTV, mẫu được chọn thường có quy mô lớn, bất thường. Ưu điểm của nó là tiết kiệm thời gian, chi phí, tuy nhiên mẫu chọn ít mang tính điển hình, ít đại diện cho tổng thể. KTV có thể chọn mẫu ngẫu nhiên dựa vào bảng số ngẫu nhiên hoặc dựa vào phần mềm chọn mẫu, ngoài ra còn có thể sử dụng chọn mẫu hệ thống; chọn mẫu theo lô... Điều này có thể khắc phục được việc mẫu chọn không mang tính đại diện.

 Tình đúng kỳ của các khoản doanh thu được ghi nhận

Khi đó, KTV kết hợp kiểm tra chi tiết các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ từ đó, đánh giá xem các khoản doanh thu có thực phát sinh trong kỳ hay không, hoặc các khoản doanh thu của kỳ này có bị ghi nhận sang kỳ sau hay không? Mặt khác, thông qua việc kiểm tra các khoản phải thu, các khoản thu tiền sau ngày 31/12, sẽ giúp KTV hạn chế được các đối tượng cần gửi thư xác nhận. Để làm được điều này, KTV phải yêu cầu KH cung cấp tất cả các tài liệu cần thiết liên quan đến các các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ với thái độ kiên quyết.

Khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ, KTV cần kết hợp giữa việc kiểm tra tính đầy đủ và hiện hữu của khoản mục doanh thu để thu được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao nhất. KTV phải thực hiện kiểm tra chi tiết từ sổ sách đối chiếu với các chứng từ gốc kết hợp với việc kiểm tra đối chiếu từ các chứng từ gốc lên sổ sách kế toán. Việc đọc lướt sổ chi tiết và lập bảng đối ứng chữ T là rất quan trọng để có thể phát hiện những quan hệ đối ứng bất thường.

Trong quá trình kiểm tra chi tiết, KTV cần tham chiếu kết quả kiểm toán khoản mục doanh thu BHVCCDV với kết quả kiểm toán của các khoản mục có liên quan như: tiền, phải thu KH, thuế…để giảm bớt khối lượng các công việc phải thực hiện đồng thời làm giảm rủi ro kiểm toán (rủi ro phát hiện) từ đó,nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán.

KTV phải kết hợp các thủ tục kiểm toán cũng như các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán để thu được các bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục nhất.

3.2.2.6. Hoàn tất và kết luận kiểm toán

Như đã trình bày trong phần trên, do thời gian để phát hành báo cáo thường gấp rút, do vậy muốn đẩy nhanh quá trình phát hành báo cáo Công ty cần thực hiện nghiêm ngặt quá trình soát xét đảm bảo báo cáo kiểm toán. Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức, giữa Công ty và KH phải có sự thống nhất về mọi vấn đề và xét thấy không có bất cứ một sai sót nào dù là nhỏ nhất. Tuy nhiên, KTV phải đảm tính độc lập của mình trong kết quả kiểm toán nhằm đảm bảo kết luận đó phản ánh đúng tình hình tài chính thực tế của KH, kết luận đó không chịu bất cứ sức ép, áp lực nào từ KH.

Một vấn đề không kém phần quan trọng công ty cần quan tâm đó là chăm sóc KH sau kiểm toán. KTV cần chủ động tiếp xúc với KH để tư vấn cho KH trong trường hợp KH cần đến. Điều này giúp duy trì mối quan hệ giữa Công ty và KH tốt hơn, nắm bắt được hoạt động của KH một cách liên tục, đồng thời, tạo cơ hội tìm kiếm thêm những KH mới tiềm năng.

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng nhân viên kiểm toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là yếu tố có tính quyết định nhất đến sự phát triển và là yếu tố tạo nên thương hiệu cho các công ty kiểm toán. Khi đó, Công ty cần phải thực hiện các chiến lược sau:

Quốc tế hóa đội ngũ nhân viên. Trước hêt, Công ty cần lựa chọn và thu hút yếu tố con người. Công việc này cần được thực hiện theo quy trình chặt chẽ từ khâu tuyển dụng đến khâu đạo tạo và quản lý nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên đi học tập tại nước ngoài theo các bằng cấp Quốc tế.

Bên cạnh đó, Ban Lãnh đạo Công ty cần còn phải chú ý đào tạo về kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng cho nhân viên, dần hình thành phong cách làm việc hiệu quả. Mỗi nhân viên cần coi việc sử dụng chuẩn mực như ý thức công việc, không thể chỉ dựa vào những văn bản quy định hướng dẫn mà không biết chuẩn mực dùng để làm gì? Và để thực hiện được điều này cần xây dựng một hệ thống Quản trị phù hợp.

Ngoài ra, cần yêu cầu nhân viên thường xuyên cập nhật những thay đổi mới. Mỗi nhân viên tối thiểu phải dành 40 giờ/1 năm để cập nhật kiến thức. Thời gian cập nhật kiến thức có thể thông qua hình thức học tập trung.

3.2.3.2. Trở thành thành viên của hãng kiểm toán Quốc tế

Đây là việc làm để khẳng định uy tín, chất lượng của các Công ty đã đạt tới tiêu chuẩn hãng kiểm toán Quốc tế. Tháng 5/2008, PCA chính thức trở thành đại diện duy nhất của hãng kiểm toán Quốc tế PKF tại Việt Nam và sẽ chính thức trở thành viên trong năm 2009. Để làm được điều này, Công ty đã phải mất nhiều thời gian tìm tòi, kết nối, đồng thời cũng phải đáp ứng đủ yêu cầu của hãng kiểm toán Quốc tế về năng lực nhân viên (khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, trình độ nghiệp vụ khá…), về cơ cấu tổ chức, về danh sách KH và khả năng phục vụ KH… Do đó, trở thành thành viên của hãng kiểm toán Quốc tế vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức để công ty Kiểm toán Phương Đông ICA cũng như các công ty kiểm toán khác hoàn thiện hơn dịch vụ kiểm toán của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu BHVCCDV tại công ty Kiểm toán Phương Đông ICA (Trang 76 - 82)