Các nhân tố ảnh hưởng ở tầm vĩ mô.

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng – Viglacera (Trang 25 - 28)

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu gốm xây dựng.

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng ở tầm vĩ mô.

Sự thay đổi về mức độ giàu có trên thế giới đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ giá trị hàng hoá lưu chuyển quốc tế. Tỷ lệ mậu dịch quốc tế đang có xu hướng tăng nhanh hơn tỷ lệ tổng sản phẩm thế giới ở một thời kỳ dài. Điều này có nghĩa là sự tương quan so sánh giữa kinh doanh và sản xuất không cố định mà luôn thay đổi qua các thời kỳ.

Mức độ gia tăng khối lượng và giá trị hàng hoá kinh doanh tuỳ thuộc rất lớn vào mức độ can thiệp của Chắnh phủ. Thông qua các chắnh sách, công cụ kinh tế vĩ mô mà Nhà nước thực hiện sự điều tiết khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.

2.1.1 Chắnh sách thương mại của nước xuất khẩu.

Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước có vai trò chủ yếu là hiệu quả ổn định và công bằng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, Nhà nước đã có những tác động làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thông qua chắnh sách thương mại.

Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu buộc phải nắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện bởi nó thể hiện ý chắ của Nhà nước xuất khẩu nhằm bảo vệ lợi ắch chung của quốc gia. Cụ thể, trong hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp cần phải nắm rõ chắnh sách khuyến khắch, hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy xuất khẩu như chế độ cấp giấy phép, chế độ hạn ngạch, chắnh sách thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng để đề ra chiến lược xuất khẩu thắch hợp và hiệu quả nhất.

Trong xu thế mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Chắnh phủ Việt Nam đã thông qua quy hoạch phát triển ngành vật liệu xây dựng và lộ trình giảm thuế, theo đó lộ trình giảm thuế nhập khẩu của gốm sứ xây dựng như sau:

Bảng 2: Bảng lộ trình thuế nhập khẩu gốm sứ của Việt Nam.

Mặt hàng

Đối với tất cả các

nước

Đối với ASEAN

Dự kiến đối với các nước khác (Ngoài ASEAN) Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2003 2006- 2010 Gạch Ceramic 40 20 15 10 5 40 20 Sứ vệ sinh 40-50 20 15 10 5 40 20

Nguồn: Tạp chắ Thuỷ tinh và Gốm xây dựng số 1 năm 2003. 2.1.2 Quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường thế giới.

Nhân tố cung cầu là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung cấp hoặc khối lượng hàng hoá xuất khẩu trên thị trường. Trong nền

kinh tế thị trường quan hệ cung cầu điều khiển và kiểm soát thị trường, nó quyết định đến quá trình xuất khẩu hàng hoá. Vì vậy, quyết định của doanh nghiệp phải thật linh hoạt cho phù hợp với mối quan hệ cung cầu trong từng thời điểm, từng vùng khác nhau trên thị trường cạnh tranh.

Trong những năm qua thị trường gốm xây dựng thế giới nói chung và thị trường gốm xây dựng trong nước nói riêng có rất nhiều biến động đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành gốm xây dựng. Nhu cầu của gốm xây dựng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế của các nước trên thế giới, song bên cạnh đó là cung của sản phẩm gốm xây dựng cũng tăng lên nhanh chóng (tăng nhanh hơn so với tăng về cầu của gốm xây dựng) dẫn đến tình trạng các công ty cạnh tranh với nhau vô cùng khốc liệt và liên tục đưa ra các chắnh sách khuyến mại, giảm giá nhằm lôi kéo khách hàng, tăng lượng bán ra.

2.1.3 Tỷ giá hối đoái của đồng tiền và tỷ xuất ngoại tệ hàng xuất khẩu.

Tỷ giá hối đoái là sự so sánh giữa đồng tiền bản địa (nội tệ) với đồng tiền nước ngoài (đồng ngoại tệ) ảnh hưởng đến kinh doanh xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng đồng tiền nội tệ mất giá thì giá cả sản phẩm nhập khẩu tắnh bằng đồng nội tệ sẽ đắt hơn một cách tương đối, sản phẩm xuất khẩu tắnh bằng đồng ngoại tệ sẽ rẻ hơn một cách tương đối khi đó nó sẽ khuyến khắch xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái giảm thì đồng nội tệ sẽ có giá hơn thì nó sẽ khuyến khắch nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất nhập khẩu và lợi nhuận của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Chắnh vì vậy, đối với các nhà kinh doanh, mặc dù tỷ giá hối đoái tăng hay giảm là yếu tố khách quan nhưng việc theo dõi sát tình hình tỷ giá hối đoái thay đổi, để kịp thời đề ra những biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cũng có tác dụng tăng thêm lợi nhuận.

Đây là nhân tố quyết định bạn hàng, mặt hàng, phương án kinh doanh, quan hệ kinh doanh của không chỉ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà với tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung. Sự biến đổi của nhân tố này sẽ gây những biến đổi lớn trong tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

2.1.4 Ảnh hưởng của hệ thống tài chắnh ngân hàng.

Hoạt động xuất khẩu sẽ không thực hiện được nếu như không có sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Dựa trên các quan hệ, uy tắn nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng rất thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu sẽ

được đảm bảo về mặt lợi ắch. Và cũng nhiều trường hợp do có lòng tin với ngân hàng mà kinh doanh xuất nhập khẩu có thể được ngân hàng đứng ra bảo lãnh hay cho vay với lượng vốn lớn, kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội xuất khẩu có lợi.

2.1.5 Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự biến động của môi trường chắnh trị - văn hoá - xã hội và công nghệ đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như trạng thái chắnh trị của quốc gia các đối tác, phong tục tập quán, sự phát triển công nghệ trên thế giới.

2.1.6 Các nhân tố khác.

Ngoài ra còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá như: nguồn nhân lực trong nước, cơ sở hạ tầng, sự biến động thị trường trong và ngoài nước, sự phát triển của nền sản xuất cũng như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong và ngoài nướcẦ

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng – Viglacera (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w