Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty.

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng – Viglacera (Trang 64 - 67)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP

3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty.

xây dựng của Công ty.

Việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn sẽ giúp cho Công ty tận dụng và khai thác nó một cách triệt để nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Để có thể xem xét kỹ hơn về những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gốm xây dựng ta xem xét theo khu vực thị trường:

Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình tiếp thị và xuất khẩu sản phẩm của Viglacera vào các thị trường này :

+ Thị trường khu vực ASEAN: Đây là thị trường gần với Việt Nam nên có nhiều ưu thế trong việc giảm chi phắ vận chuyển hàng. Tuy nhiên, việc xuất khẩu các sản phẩm vật liệu xây dựng sang thị trường các nước trong khu vực là rất khó khăn bởi chắnh các nước này đang ở trong tình trạng khủng hoảng thừa (tại Inđônêsia và Thái Lan, do khủng hoảng thừa vào năm 1998 các nước này đã phải bán phá giá các mặt hàng vật liệu xây dựng như kắnh, gạch ốp lát, sứ vệ sinh. Hiện nay, sản lượng các mặt hàng vật liệu xây dựng đã vượt xa cầu ở các nước này). Mặt khác, giá bán sản phẩm tại các thị trường này cũng thấp hơn so với giá tại Việt Nam (để tiêu thụ tại thị trường này cần phải tắnh đến chi phắ vận chuyển và thuế nhập khẩu).

+ Thị trường Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước Châu Á khác: Thời gian vừa qua Tổng công ty Viglacera đã xuất khẩu gạch đỏ, gạch chịu lửa sang thị trường Đài Loan, xuất khẩu gạch đỏ và chào hàng gạch chịu lửa sang thị trường Nhật Bản, gạch đỏ và kắnh xây dựng sang Singapore. Nhìn chung đây là các thị trường có nhiều lợi thế trong việc bán hàng như: chi phắ vận tải thấp, chi phắ bán

hàng, thuế nhập khẩu ở mức tương đối, thực tế các nước này hầu hết nhập khẩu vật liệu xây dựng từ nước ngoài do đó hàng vật liệu xây dựng không bị cạnh tranh gay gắt với chắnh hàng các nước này sản xuất. Hiện nay, Tổng công ty Viglacera đang tiếp tục đẩy mạnh và phát triển xuất khẩu vật liệu xây dựng sang những nước này.

+ Thị trường Hoa Kỳ, Tây Âu: Tổng công ty Viglacera đang tắch cực đẩy mạnh xuất khẩu hàng sang thị trường Hoa Kỳ, chuẩn bị tiếp cận trước khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết. Vừa qua, Tổng công ty đã nhiều lần gửi mẫu cũng như chào hàng cho các bạn hàng Hoa Kỳ và tiến tới thiết lập hệ thống đại lý và văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường như thị trường Nga, các nước Tây Âu, Hoa Kỳ cũng gặp không ắt khó khăn bởi những trở ngại về thuế quan, chi phắ cho công tác tiếp thị cũng như cước phắ vận tải rất lớn. Nếu vật liệu xây dựng được xuất khẩu sang những thị trường này thì chỉ tắnh riêng chi phắ vận tải cũng đã chiếm từ 30-40% giá xuất sản phẩm do đây là những mặt hàng cồng kềnh, có tỷ trọng khối lượng cao. Hơn nữa, đối với một số thị trường cụ thể như thị trường Hoa Kỳ do Hiệp định thương mại Việt - Mỹ chưa được quốc hội Mỹ phê chuẩn do đó hàng Việt Nam nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng đang phải chiụ mức thuế nhập khẩu vào Mỹ cao hơn rất nhiều so với hàng của một số nước khác trong khu vực.

Đối với thị trường Tây Âu, đây là thị trường rất phát triển về lĩnh vực vật liệu xây dựng. Mặt hàng vật liệu xây dựng thâm nhập vào thị trường này gặp nhiều khó khăn do đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, dịch vụ bán hàng. Hơn nữa, các chi phắ để thâm nhập vào thị trường này như chi phắ vận chuyển, thuế nhập khẩu, chi phắ giao nhận bán hàng ở đây đều rất cao.

+ Thị trường Nga: Thị trường Nga là thị trường có tiềm năng không kém Hoa Kỳ, hiện nay hàng năm Tổng công ty Viglacera xuất khẩu gần 1 triệu USD mặt hàng sứ vệ sinh sang thị trường này, mặt hàng gạch ốp lát cũng đang được triển khai dưới hình thức gửi hàng mẫu cho các bạn hàng Nga. Tổng công ty Viglacera hiện đang triển khai 01 dự án đầu tư nhà máy sản xuất sứ vệ sinh tại Nga và một nhà máy sản xuất gạch Granite tại Ucraina. Các dự án này đang được các cơ quan chức năng và các cấp có thẩm quyền xem xét để phê duyệt. Để hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu vật liệu xây dựng vào thị trường Nga, vừa qua Tổng công ty đã đề nghị Chắnh phủ và Bộ Thương mại về việc đưa các sản phẩm thuỷ tinh và

gốm xây dựng vào danh mục hàng hoá dự kiến được hưởng thuế suất ưu đãi trong đàm phán Hiệp định song phương với Chắnh phủ Nga.

Trên thực tế hàng vật liệu xây dựng xuất khẩu sang Nga cũng đang gặp nhiều khó khăn do phải chịu một mức thuế nhập khẩu rất cao và không công bằng do Nga xếp hàng vật liệu xây dựng của Việt Nam vào khối nước có mức độ phát triển trung bình tương đương Singapore nên mức thuế nhập khẩu vật liệu xây dựng đang áp dụng từ 60 -70%. Hơn nữa, mỗi container hàng nhập khẩu vào Nga còn phải chịu các chi phắ khác như lệ phắ cảng bãi, hải quan rất cao, trung bình từ 5.000 đến 6.000 USD/con't.

+ Thị trường Iraq và Trung Đông: Từ năm 2000 đến nay, Tổng công ty Viglacera đã nhiều lần cử đoàn cán bộ sang công tác tại Iraq, thảo luận đàm phán với các đối tác của bạn để triển khai hợp tác thương mại với Iraq. Trong các chuyến công tác, Viglacera đã tiếp xúc và làm việc với Bộ Thương mại Iraq thảo luận về xuất khẩu vật liệu xây dựng như sứ vệ sinh, gạch ốp lát sang Iraq trong chương trình đổi dầu lấy lương thực, tiếp xúc với Bộ Công nghiệp Iraq thảo luận về vấn đề cung cấp vật liệu chịu lửa, cung cấp các dây chuyền gạch đỏ, cải tạo, sửa chữa và đưa vào vận hành nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa tại Baghdad - Iraq. Trong chương trình đổi dầu lấy lương thực với Iraq - Phase 8, Tổng công ty Viglacera đã trúng thầu và ký hợp đồng trị giá 1,5 triệu USD với Tổng công ty vật liệu xây dựng Iraq (State Company for Construction Materials) xuất khẩu 10.000 bộ sứ vệ sinh sang Iraq.

- Về giá bán sản phẩm :

Giá bán các mặt hàng này của Viglacera nói riêng và của Việt Nam nói chung hiện nay còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Cụ thể giá bán các mặt hàng này tại một số thị trường như sau:

Bảng 20: So sánh giá bán mặt hàng gốm xây dựng.

Mặt hàng Giá bán tại các thị trường Việt Nam Inđônêsia Thái Lan Trung

Quốc Malaysia Gạch ốp lát (USD/m2) 2,8 đến 3,2 2,0 đến 2,8 2,2 đến 2,8 1,8 đến 2,4 2,5 đến 2,8 Sứ vệ sinh (USD/bộ) 35 đến 37 30 đến 32 25 đến 28 22 đến 26 29 đến 33

Nguyên nhân dẫn đến giá bán các sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước còn cao hơn so với các nước khác trong khu vựclà do: Các nhân tố chủ yếu trong giá thành sản phẩm của ta hiện nay là nguyên liệu khoảng (40%), nhiên liệu (20%), khấu hao (15%), nhân công (4%), lãi vay (13%), chi phắ khác (8%).

- Khó khăn về vận tải trong xuất khẩu:

Các nước trong khu vực như Thái Lan, Inđônêsia đều đã phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng từ thập kỷ những năm 80 trong khi Việt Nam mới chỉ phát triển ngành này trong vòng 5-6 năm trở lại đây. Ngoài những thuận lợi về nguồn nguyên nhiên liệu cho sản xuất, các nước này còn có nhiều thuận lợi trong vận tải biển.

Đặc trưng chung của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là giá cước vận tải chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá xuất khẩu sản phẩm (giá C&F), thường từ 40- 60%. Nếu xét về lợi thế so sánh khi cùng xuất khẩu sản phẩm sang một nước thứ ba, ngoài giá bán FOB của các nước này thấp thì chi phắ cho vận tải tới nước nhập khẩu cũng thấp hơn rất nhiều do đó càng có lợi thế cạnh tranh cao về giá. Có thể đưa ra một vắ dụ cụ thể, hiện nay nếu muốn xuất khẩu gạch ốp lát sang thị trường Hoa Kỳ thì cước vận tải cho 1 container 20' khoảng 2.500 USD (cho 1.200 m2

gạch) trong khi đó giá cước vận tải từ các nước như Thái Lan, Inđônêsia chỉ ở mức 2.000 USD/cont 20'. Như vậy, tổng giá C&F của các nước này thấp hơn nhiều so với Việt Nam.

Ngoài ra, việc thiếu thông tin về thị trường cũng là trở ngại không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều đang ở trong một tình trạng chung là thiếu thông tin thị trường, thiếu kinh nghiệm cũng như thiếu vốn để có thể phát triển hoạt động của doanh nghiệp mình ở nước ngoài.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH KHẨU MẶT HÀNG GỐM XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU.

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng – Viglacera (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w