DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG GỐM XÂY DỰNG THẾ GIỚI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU GỐM XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng – Viglacera (Trang 67 - 71)

HƯỚNG XUẤT KHẨU GỐM XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU.

Những năm qua, hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng gốm xây dựng của Việt Nam đã có những thuận lợi nhất định. Với thực tại nền kinh tế nước ta trong xu thế mở hội nhập với khu vực và quốc tế đã tạo bước phát triển cho ngành công nghiệp gốm sứ nước ta. Với một loạt các sự kiện như việc Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ đối với Việt Nam, gia nhập ASEAN, AFTA và ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ ngày 13/7/2000 đã góp phần tắch cực trong hoạt động xuất khẩu gốm xây dựng ra thị trường thế giới. Với những thắng lợi lớn trong hoạt động kinh tế đối ngoại để phát huy những thắng lợi trên, Việt Nam sẽ mở rộng hơn nữa sự hợp tác quốc tế để nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, cụ thể là tắch cực chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện cam kết CEPT/AFTA.

Mặt khác, thị trường hàng hoá thuộc các mặt hàng kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty sẽ có nhiều biến động lớn. Xu hướng giá tăng là phổ biến. Một số nước sẽ thực hiện chắnh sách mở cửa thị trường hàng vật liệu xây dựng. Số nước tham gia xuất khẩu vật liệu sẽ tăng, lượng hàng vật liệu xây dựng xuất khẩu của các nước đã xuất khẩu cũng sẽ tăng cao.

Bảng21: Dự báo nhu cầu thị trường gốm xây dựng.

Đơn vị: Tỷ USD

Tên nước Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

1. ASEAN 24,7 28,57 35,68

2. Nga, Đông Âu 36,34 34,38 31,69

3. EU,Nhật, Bắc Mỹ 52,47 52,018 50,38

4. Trung Đông, Tây Á, Nam Á 28,64 36,25 48,67

Nguồn: FECS-european Federation of Sanitaryware Manufacturers- số 49/2002 Ceramic World Review.

Qua bảng trên ta thấy trong những năm tiếp theo thị trường gốm xây dựng sẽ rất sôi động và phát triển nhanh. Trong đó, nhu cầu về gốm xây dựng của thị trường EU, Nhật, Bắc Mỹ và thị trường Nga, Đông Âu là lớn nhất song có xu hướng giảm dần. Nhu cầu về gốm xây dựng ở Trung Đông, Tây Á, Nam Á tăng nhanh do các nước này phần lớn là các nước đang phát triển nên có nhu cầu về xây dựng lớn. Thị trường ASEAN nhu cầu về gốm xây dựng có tăng xong không tăng mạnh.

Sự tăng số lượng trong sản xuất 2002 với tỷ lệ tăng khoảng 3%. Dự báo cho năm 2003 tỷ lệ tăng trưởng sẽ là 1,4% và tiếp theo sẽ ổn định trong năm 2004 (+0,6%).

Sự sản xuất chậm lại ảnh hưởng đến gạch xây, loại sản phẩm đã có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn cả trong năm 2002, trong khi đó sự giảm tăng trưởng của ngói lợp diễn ra chậm hơn so với các sản phẩm còn lại của ngành gạch ngói nung.

2. Phương hướng xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. nhập khẩu.

2.1 Mục tiêu xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty.

* Mục tiêu xuất khẩu gốm xây dựng của Việt Nam .

Để phát triển ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng Việt Nam, cần phải xây dựng chiến lược thị trường, mở rộng thị trường, trước tiên là thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu xây dựng, đồng thời phải mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm để khai thác phát huy tối đa năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu vừa là động lực phát triển sản xuất trong nước, tạo ra uy tắn của hàng Việt Nam trên thương trường Quốc tế, xây dựng nền tảng vững chắc để hội nhập khu vực và thế giới.

Về sự cân đối giữa cung cầu của gạch ốp lát Ceramic và Granite trong nước là năm 2003 năng lực sản xuất đạt 120 triệu m2, trong đó có 22 triệu m2 gạch Granite thì cung đã vượt cầu với tỷ lệ 10/7. Nếu chúng ta không mở rộng được thị trường nước ngoài thì chỉ khai thác 70% năng lực sản xuất. Đặc biệt là gạch ốp lát Granite chênh lệch giữa cung và cầu hiện nay rất lớn với tỷ lệ 10/4, một số Công ty phải dừng sản xuất gạch Granite chuyển sang gạch Ceramic, lãng phắ vốn đầu tư, do nhu cầu thị trường về gạch Granite tuy có tăng nhưng không đuổi kịp được tốc độ đầu tư.

Về sứ vệ sinh, năng lực sản xuất năm 2003 sẽ lên đến 4,5 triệu sản phẩm , nhu cầu thị trường trong nước khoảng 3,5 triệu sản phẩm, chiếm 77%. Do đó muốn khai thác được hết năng lực sản xuất phải xúc tiến mạnh mẽ công tác xuất khẩu, với mục tiêu đến năm 2005 phấn đấu nâng cao năng lực xuất khẩu gốm sứ xây dựng lên 20-30%, tức là khoảng 25-30 triệu m2 gạch ốp lát và khoảng 1,2-1,5 triệu sản phẩm sứ vệ sinh với kim ngạch xuất khẩu đạt 90-100 triệu USD.

Đây là mục tiêu mà toàn ngành gốm sứ xây dựng phấn đấu đạt được trong thời gian tới. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn ngành, hợp tác chặt chẽ với nhau thành sức mạnh tổng hợp của ngành gốm sứ Việt Nam, để cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

*Mục tiêu xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu:

Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu là đơn vị thành viên của Tổng công ty Thuỷ tinh va Gốm xây dựng-Viglacera, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh do Tổng công ty đề ra.

- Mục tiêu trong năm 2003 đến năm 2005 :

Hoàn thành cơ bản việc bố trắ lại tổ chức sản xuất kinh doanh. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Viglacera để có thể đối phó với các sản phẩm khác của các nước ASEAN khi Việt Nam tham gia AFTA.

Căn cứ vào tình hình biến động của thị trường, Công ty đã đề xuất mục tiêu cụ thể xuất khẩu gốm xây dựng năm 2003:

Bảng 22: Kế hoạch xuất khẩu gốm xây dựng năm 2003.

Đơn vị: 1000 USD. Năm 2002 2003 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Sứ vệ sinh 707,44 50,28 1021,98 40,39 Gạch ngói xây dựng 55,15 3,92 152,32 6,02 Gạch Granite 479,37 34,07 888,13 35,1 Gạch Ceramic 147,17 10,46 318,31 12,58 Các loại khác 17,87 1,27 149,54 5,91 Tổng số 1407,01 100 2530,28 100

Nguồn: Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu ỜViglacera.

Như vậy, theo kế hoạch năm 2003 mặt hàng sứ vệ sinh tăng tăng giá trị xuất khẩu chỉ còn chiếm 40,39%, mặt hàng gạch ngói xây dựng chiếm 6,02%. Thực chất thị trường nước ngoài vẫn rất cần mặt hàng gạch ngói xây dựng, song sản phẩm này của chúng ta còn rất yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, mục tiêu đặt ra có thể thực hiện được nếu chúng ta kịp thời cải thiện sản phẩm này cả về mẫu mã và chất lượng. Các loại gốm xây dựng khác, Công ty đặt mục tiêu xuất khẩu 149,54 nghìn USD chiếm 5,91% vì đây là những sản phẩm mà hoạt động marketing của Công ty ở nước ngoài là gần như không có.

Về thị trường xuất khẩu, Công ty cũng đặt mục tiêu phải xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Trung Đông. Đây là hai thị trường lớn có tiềm năng lớn chưa khai thác. Dù chiến lược là Ộđa dạng hoá mặt hàng, đa phương hoá thị trườngỢ nhưng kế hoạch xuất khẩu gốm xây dựng năm 2003 vẫn cho thấy Công ty tập trung chủ

yếu là sứ vệ sinh và gạch Granite và gạch Ceramic, nếu xét chung các mặt hàng xuất khẩu thì còn tập trung vào mặt hàng kắnh xây dựng.

2.2 Phương hướng xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty.

Đối với lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, Công ty đặt ra những mục tiêu riêng phù hợp với các mục tiêu chung trong phương hướng phát triển của mình, cụ thể là:

- Phấn đấu kim ngạch đến năm 2005 đạt 28 triệu USD, đồng thời cân đối lại tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu 7 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu 21 triệu USD.

- Tăng cường đầu tư và nghiên cứu cải tiến mẫu của sản phẩm, chủ động chào hàng sang những thị trường mới thông qua những đại diện trực tiếp hay các đối tác trong nước.

- Phát triển mở rộng hơn nữa thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu bằng cách tăng cường công tác nghiên cứu thị trường cụ thể kết hợp và đa dạng hoá các hình thức quảng cáo, khuyến mại, bên cạnh để mở rộng hệ thống tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường đó.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ Marketing và cán bộ xuất nhập khẩu, tăng cường các chuyên môn và nghiệp vụ cũng như đầu tư hỗ trợ các công cụ cần thiết trong nghiên cứu thị trường và giao dịch, như kết nối mạng Internet, lập văn phòng đại diện và đại lý tại một số thị trường trọng điểm.

- Cơ cấu lại mặt hàng xuất khẩu với tỷ trọng thắch hợp, chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực có lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng – Viglacera (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w