Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng – Viglacera (Trang 46 - 49)

II. THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU.

2. Phân tắch thực trạng xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty.

2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới. Tuy gặp nhiều khó khăn để tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng những năm qua mặt hàng gốm xây dựng của Công ty đã có những bước tiến vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng. Trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty thì gốm xây dựng luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Chắnh xuất khẩu gốm xây dựng đã góp phần chủ yếu vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung của Công ty trong thời gian qua.

Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng theo mặt hàng.

Đơn vị: 1000 USD Năm 1999 2000 2001 2002 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1. Sứ vệ sinh 463,13 38,2 538,75 40,79 754,61 47,24 707,44 50,28 2. Gạch ngói xây dựng 281,27 23,2 185,44 14,04 122,04 7,64 55,15 3,92 3. Gạch Granite 294,61 24,3 330,46 25,02 502,54 31,46 479,37 34,07

4. Gạch Ceramic 107,9 8,9 134,46 10,18 175,08 10,96 147,17 10,46 5. Các loại khác 65,47 5,4 131,68 9,97 43,13 2,7 17,87 1,27 Tổng số 1212,3 8 100 1320,7 9 100 1597,4 100 1407,0 1 100

Bảng13: Tốc độ tăng xuất khẩu theo mặt hàng

Đơn vị: 1000 USD Năm 1999 2000 2001 2002 Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) 1. Sứ vệ sinh 463,13 - 538,75 16,33 754,61 40,07 707,44 -6,25 2. Gạch ngói xây dựng 281,27 - 185,44 -34,07 122,04 -34,19 55,15 -54,81 3.Gạch Granite 294,61 - 330,46 12,17 502,54 52,07 479,37 -4,61 4.Gạch ceramic 107,9 - 134,46 20,62 175,08 30,21 147,17 -15,94 5.Cácloại khác 65,47 - 131,68 101,13 43,13 -67,25 17,87 -58,57

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.

Trong bảng trên, các loại khác là các loại gốm xây dựng còn lại như gạch chịu lửa Chammot, gạch chịu lửa cao nhôm, gạch cách nhiệt, gạch chịu tắnh kiềm, gạch chống nóng, ngói lợp. Chúng ta không xem xét riêng tuỳ loại hàng này vì việc xuất khẩu nó nếu tách ra thì sẽ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, cầu về xuất khẩu loại hàng này không thường xuyên, việc xuất khẩu nó chủ yếu là do đơn đặt hàng của các hãng nước ngoài. Chúng ta thấy việc xuất khẩu các mặt hàng này rất thất

thường. Năm 1999 các hàng hoá này có giá trị xuất khẩu là 65,47 nghìn USD chiếm khoảng 5,4% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty, năm 2000 tăng lên 176,06 nghìn USD chiếm 9,97% tổng giá trị xuất khẩu. Như vậy, năm 2000 tăng 101,13% so với năm 1999. Năm 2001 các mặt hàng này lại giảm mạnh xuống còn 43,13 nghìn USD chiếm 2,7% tổng giá trị xuất khẩu, giảm 67,25% so với năm 2000. Năm 2002 các mặt hàng này tiếp tục giảm xuống còn 17,87 nghìn USD chiếm 1,27% tổng giá trị xuất khẩu, giảm 58,57% so với năm 2001.

Trong các năm qua thì mặt hàng sứ vệ sinh là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu. Trong năm 1999 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này là 463,13 nghìn USD chiếm 38,2% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2000 giá trị xuất khẩu của sứ vệ sinh là 538,75 nghìn USD chiếm 40,79% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 16,33% so với năm 1999. Năm 2001 là năm có giá trị xuất khẩu mặt hàng sứ vệ sinh tăng mạnh giá trị xuất khẩu của sứ vệ sinh lên đến 754,61 nghìn USD chiếm 47,24% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 40,07% so với năm 2000. Sở dĩ mặt hàng sứ vệ sinh của Công ty năm 2001 có tốc độ tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn vì sản phẩm sứ vệ sinh của sứ Thanh Trì đạt tiêu chuẩn ISO 9002 và nó có kiểu dáng đa dạng, sản phẩm sứ vệ sinh được bảo hành 10 năm cho thấy chất lượng rất cao. Vì vậy, sản phẩm được chấp nhận đặc biệt là ở Châu Âu. Năm 2002 giá trị xuất khẩu của sứ vệ sinh là 707,44 nghìn USD chiếm 50,28% tổng giá trị xuất khẩu, giảm 6,25% so với năm 2001.

Năm 1999 mặt hàng gạch ngói xây dựng có giá trị xuất khẩu có giá trị xuất khẩu là 281,27 nghìn USD chiếm 23,2% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2000 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này giảm xuống còn 185,44 nghìn USD giảm 34,07% so với năm 1999. Năm 2001 giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạch ngói xây dựng là 122,04 nghìn USD chiếm 7,64% tổng giá trị xuất khẩu giảm 34,19% so với năm 2000. Năm 2002 giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạch ngói xây dựng giảm mạnh xuống còn 55,15 nghìn USD chiếm 3,92% tổng giá trị xuất khẩu và giảm 54,81% so với năm 2001. Nhìn chung trong những năm qua giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạch ngói xây dựng giảm xuống. Việc suy giảm này không phải là do thị trường nước ngoài không cần nữa mà chủ yếu là do gạch ngói xây dựng của các đơn vị thành viên của Tổng công ty không chuyển biến kịp theo nhu cầu thị trường. Gạch ngói xây dựng cả về chất lượng, mẫu mã đều rất kém so với đòi hỏi của thị trường trừ giá rẻ. Ngay đến cả người tiêu dùng trong nước cũng yêu cầu gạch ngói xây dựng phải có những cải tiến cho thuận lợi sử dụng cũng như mẫu mã phải đẹp. Vì

lẽ đó, năm 1998 khi Việt Nam bắt đầu hứng chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng thì mặt hàng này giảm nhanh chóng. Nên cần đặt ra cho xuất khẩu hàng hoá này là phải cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.

Đối với gạch Granite, năm 1999 xuất khẩu được 294,61 nghìn USD chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000 xuất khẩu được 330,46 nghìn USD chiếm 25,02% tăng 12,17% so với năm 1999. Đến năm 2001 giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạch Granite tăng mạnh lên đến 502,54 nghìn USD chiếm 31,46% tổng giá trị xuất khẩu tăng 52,07% so với năm 2000. Năm 2002 giá trị xuất khẩu của gạch Granite giảm xuống còn 479,37 nghìn USD chiếm 34,07%, giảm 4,61% so với năm 2001. Nhìn chung mặt hàng gạch Granite là một mặt hàng có khả năng xuất khẩu, là một trong những mặt hàng chủ lực của Công ty. Sở dĩ mặt hàng này có giá trị xuất khẩu tăng cao là vì Công ty Thạch Bàn đã thành công đưa vào sản phẩm gạch Granite nhân tạo. Đây là sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã lại rất đẹp. Gạch Granite nhân tạo chỉ mới xuất hiện ở trong một số năm gần đây và chủ yếu là do các nước có công nghệ vật liệu xây dựng hiện đại sản xuất, xuất khẩu. Đây là sản phẩm đang được thị trường chấp nhận vì vậy, Công ty cần coi nó như là mặt hàng chủ lực để có chiến lược đúng đắn trong xuất khẩu mặt hàng này.

Gạch Ceramic cũng tăng qua các năm, đây là mặt hàng khá thông dụng nhưng chất lượng của nó đảm bảo, mẫu mã đa dạng nên xuất khẩu được ở nhiều nước. Năm 1999 giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạch Ceramic là 107,9 nghìn USD chiếm 8,9% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2000 giá trị xuất khẩu là 134,46 nghìn USD chiếm 10,18% tổng giá trị xuất khẩu tăng 20,62% so với năm 1999. Năm 2001 giá trị xuất khẩu là 175,08 nghìn USD chiếm 10,96% tổng giá trị xuất khẩu tăng 30,21% so với năm 2000. Năm 2002 giá trị xuất khẩu là 147,17 nghìn USD chiếm 10,46 % tổng giá trị xuất khẩu giảm 15,94% so với năm 2001. Mặt hàng gạch Ceramic nhìn chung có giá trị xuất khẩu không cao so với các mặt hàng khác do mặt hàng này tuy có mẫu mã đa dạng nhưng nó khá phổ biến trên thị trường, sản phẩm không có sự khác biệt lớn so với sản phẩm của các hãng khác. Do đó, để có thể tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm này cần phải có sự nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường phát triển thêm nhiều mặt hàng với nhiều mẫu mã khác nhau.

Kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng sứ vệ sinh và gạch Granite thường chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, Công ty cần có chương trình phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu hai mặt hàng này.

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng – Viglacera (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w