0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tăng cường phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SAI LỆCH XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI PPT (Trang 79 -88 )

Có thể thấy rằng, thực trạng cơ sở hạ tầng có liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ, nhất là số diện tích đất dành cho hoạt động giao thông chiếm tỷ lệ quá ít so với quỹ đất của thành phố. Nếu theo tiêu chuẩn quốc tế thì đất dành cho làm đường là 25% tổng quỹ đất dành cho phát triển đô thị, trong khi đó ở thành phố Hà Nội, diện tích cho làm đường giao thông không quá 8% tổng diện tích của thành phố. Có một hiện tượng xảy ra trên nhiều tuyến đường ở thành phố Hà Nội, đó là hiện tượng những xe thô sơ và người đi bộ cản trở xe cơ giới đã làm cho tình trạng giao thông lộn xộn, gây ùn tắc và là chướng ngại vật đối với một số loại phương tiện có tốc độ lớn. Lòng đường, hè đường của rất nhiều đường phố luôn bị chiếm dụng làm nơi bán hàng, họp chợ, trông giữ xe và các vật cản khác, thậm chí nhiều đoạn đường bị chiếm dụng để phục vụ cho việc xây dựng các công trình khác nhau, các giải pháp dành đường cho người đi bộ tỏ ra chưa có hiệu quả. Các công trình ngầm và hệ thống thoát nước khi thiết kế và thi công xây dựng chưa đảm bảo khoa học và đồng bộ, dẫn đến việc thường xuyên bị đào bới để sửa chữa, lắp đặt các thiết bị công trình ngầm dưới mặt đường giao thông công cộng, làm cho mặt đường xấu lại càng xấu hơn. Hơn nữa, tình trạng hoạt động giao thông hiện nay xảy ra sự bất cập trong các loại phương tiện tham gia hoạt động giao thông. Thực tế, bất kỳ người nào tham gia hoạt động giao thông đều nhận thấy là cùng trên một tuyến đường có nhiều loại phương tiện giao thông có tốc độ khác nhau cùng hoạt động (Duy nhất đường Nguyễn Trãi là tuyến đường đầu tiên của Hà Nội có làn riêng dành cho xe buýt). Trong điều kiện đường hẹp mà lại có nhiều loại phương tiện có các tốc độ khác nhau cùng hoạt động thường dẫn đến cản trở hoạt động của nhau và là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc ở nhiều tuyến đường, nhất là vào những giờ cao điểm của ngày làm việc. Điều này gây nên tâm lý bực bội của những người điều khiển phương tiện giao thông và thường dẫn đến tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, chen lấn... nhằm thoát khỏi trạng thái tâm lý bị ức chế. Những yếu tố trên cũng là những tác động về mặt khách quan tạo nên những hành vi sai lệch của người tham gia giao thông và gây nên những tình huống nguy hiểm cho các hoạt động giao thông đường bộ tại

thành phố Hà Nội. Từ những vấn đề trên, chúng tôi thấy cần phải áp dụng các giải pháp, đầu tư hơn nữa cơ sở hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của hoạt động giao thông đường bộ và góp phần ngăn ngừa tình trạng sai lệch xã hội của người tham gia hoạt động giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội là:

- Nâng cấp, cải tạo, xây dựng hệ thống các tuyến đường giao thông chính trong thành phố, đảm bảo các thông số kỹ thuật an toàn về mặt đường, lề đường để phù hợp với các đối tượng, phương tiện tham gia hoạt động (trong đó có việc giải phóng lòng đường, hè đường, loại trừ các vật cản trên các tuyến đường, trang bị hợp lý đúng luật lệ hệ thống báo hiệu đường bộ bằng biển báo hiệu và sơn kẻ đường...).

-Phân luồng, phân tuyến cho từng loại phương tiện giao thông, hạn chế đến mức tối đa mật độ và cường độ phương tiện hoạt động trong thành phố vào giờ cao điểm. Cụ thể, nên hướng vào việc giải quyết sớm một số hoạt động sau:

- Tách và phân dòng các loại phương tiện trên một số tuyến điển hình đã có đủ điều kiện về chất lượng và kích thước mặt đường. Thực tế cho thấy, các chỉ số vận tốc phương tiện khác nhau của nhiều loại phương tiện cùng chuyển động chung trên một tuyến đường mà không có sự phân tách dòng xe thành cùng loại, thì các nguy cơ tạo thành các tình huống nguy hiểm sẽ xuất hiện, bắt nguồn từ những mâu thuẫn về vận tốc cùng chiều và ngược chiều của các dòng phương tiện chuyển động trên các tuyến đường giao thông thành phố.

Vấn đề làm giảm mật độ, cường độ hoạt động giao thông thành phố nhất là vào giờ cao điểm hàng ngày cần có các biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước:

- áp dụng biện pháp phân luồng theo tuyến, quy định của các đường một chiều cho từng loại xe và cho một số loại xe nhất định. Nhằm làm giảm đáng kể lưu lượng xe tập trung hoạt động trên một số tuyến điểm, dần dần tiến tới xây dựng các tuyến đường chuyên dùng cho từng loại xe theo nhu cầu phát triển của thành phố.

- Dần thay thế và bổ sung một số loại phương tiện giao thông chính hoạt động trong nội thành. Đặc biệt quan tâm và phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sự phát triển xe gắn máy và xe đạp giảm tự nhiên từ 20-25%/năm.

- Trên một số điểm nút và tuyến đường trọng điểm phải xây dựng được các chu kỳ đèn, tín hiệu điều khiển thích hợp, tạo thành làn sóng xanh trên các tuyến

được bố trí đèn tín hiệu. Một số nút và tuyến cần áp đặt hệ thống dải phân cách cứng hoặc mềm nhằm phân tách dòng xe một cách có hiệu quả, khắc phục bằng được hiện tượng đi sai phần đường theo quy định.

- Trong tương lai, cần phải có quy hoạch tổng thể các khu dân cư, các khu công nghiệp, các khu du lịch vui chơi giải trí một cách hợp lý trên cơ sở nguyên tắc mở rộng không gian kiến trúc bằng nhiều khu trung tâm đô thị vệ tinh xung quanh khu vực nội, ngoại thành Hà Nội.

Tuy nhiên, muốn làm giảm mật độ giao thông thành phố không thể không nói đến việc quy hoạch lại các trung tâm thương mại và du lịch, các trung tâm văn hoá thể thao. Kiên quyết loại trừ sớm các chợ xanh, chợ cóc bằng các hệ thống cửa hàng phục vụ tiện lợi tại các khu dân cư, để đủ đảm bảo cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân thành phố. Phải chấm dứt nạn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè được sử dụng vào bất cứ mục đích gì. Có như vậy, từng bước Hà Nội mới có được bộ mặt hoạt động giao thông đô thị văn minh, hiện đại trong tương lai.

Tóm lại, các biện pháp nêu trên có tác động hỗ trợ tích cực góp phần hạn chế những hiện tượng vi phạm luật lệ giao thông đưòng bộ và tai nạn xảy ra nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tại phiên họp Chính phủ ngày 3-10-2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ chỉ đạo của Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong đó nhấn mạnh:

Trong nhiều việc phải làm để củng cố trật tự, kỷ cương xã hội, tạo nếp sống và làm việc theo pháp luật, Chính phủ yêu cầu đặc biệt coi trọng việc chấp hành luật lệ giao thông. Công việc này không chỉ nhằm khắc phục sự ách tắc giao thông và tai nạn giao thông đang diễn ra nghiêm trọng gây tổn thất nặng nề về người và của mà còn đáp ứng một yêu cầu sơ đẳng về xây dựng nếp sống văn hoá, kỷ cương trong xã hội. Cần phải có giải pháp đồng bộ, kết hợp việc cải thiện mạng lưới giao thông, phát triển vận tại công cộng với tăng cường quản lý nhà nước và công tác vận động, giáo dục, thực hiện các biện pháp chế tài nghiêm khắc khi có vi phạm, huy động và phối hợp chặt chẽ các lực lượng chuyên trách của chính quyền địa phương với các tổ chức chính trị – xã hội, trước hết là Đoàn thanh niên, tiến hành một cách bền bỉ, liên tục và kiên quyết, đặc biệt ở các thành phố làm cho trật tự, kỷ cương trong chấp hành luật lệ giao thông trở thành ý thức tự giác của mỗi người. Chính phủ đề nghị

các tổ chức chính trị – xã hội cùng toàn thể nhân dân hợp sức với Chính phủ tạo chuyển biến thật sự trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông .

Kết luận

Giao thông đường bộ cùng với các loại hình giao thông khác hình thành bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Với vai trò là một địa bàn mang tính trọng điểm, then chốt của cả nước, Hà Nội trong những năm qua đã có bước phát triển lớn mạnh trên các lĩnh vực kinh tế – văn hoá - xã hội, trong đó giao thông vận tải là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Song bên cạnh sự phát triển đó, Hà Nội hiện nay đang phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của tình hình trật tự an toàn giao thông nói chung cũng như những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng. Trong những năm qua, nhờ những thành tựu của quá trình đổi mới, mở cửa và hợp tác làm ăn, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Nhu cầu về đi lại để làm ăn, học tập, công tác và vui chơi giải trí đã thúc đẩy phát triển số lượng và đa dạng về chủng loại phương tiện giao thông, đã làm cho mật độ tham gia giao thông ở thủ đô dày đặc. Hơn nữa hệ thống giao thông còn quá yếu kém và quá tải, trong khi đó trình độ hiểu biết và thói quen chấp hành luật lệ giao thông của người tham gia giao thông còn chưa tốt, dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn xảy ra thường xuyên. Nghiêm trọng hơn là tai nạn giao thông ngày càng gia tăng với tính chất ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản cho nhà nước nhân dân.

Hình thức lỗi vi phạm luật lệ giao thông đường bộ thường rất đa dạng và phân tán, hầu hết thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý như : Chạy quá tốc độ cho phép; đua xe trái phép; Đi vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ; không giấy phép lái xe; chở quá số người quy định v.v…

Nghiên cứu về độ tuổi của người có hành vi vi phạm luật lệ giao thông đường bộ cho thấy đối tượng vi phạm chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 18 – 35 chiếm tỷ lệ cao nhất. Đặc điểm nhân thân của người có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ cũng rất đa dạng, phức tạp. Thành phần vi phạm rất khác nhau, từ người lao động tự do đến cán bộ công chức nhà nước, học sinh – sinh viên, có một số thanh thiếu niên mới lớn thích cảm giác mạnh, thích thể hiện nên hay lạng lách, đánh võng, tham gia đua xe trái phép…Song phần lớn đối tượng có hành vi vi phạm là người lao động tự do và lái xe chiếm tỷ lệ cao, nam giới vi phạm nhiều hơn nữ giới, những người có trình độ học vấn cao ít vi phạm hơn những người có trình độ học vấn thấp…

Một vấn đề hết sức đáng lưu ý là trong khi số lượng các phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng, thì sự nhận thức cũng như trình độ hiểu biết của người tham gia giao thông về luật giao thông đường bộ còn rất hạn chế. Đa số người tham gia giao thông hiện nay còn hiểu biết rất ít về những quy định cơ bản của luật giao thông đường bộ, quá trình khảo sát cho thấy nguồn tiếp cận thông tin của người dân về luật giao thông chủ yếu là qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trong khi đó công tác tuyên truyền của giáo dục pháp luật giao thông đường bộ của các cơ quan chức năng hiện nay chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, chưa tạo được ý thức tự giác chấp hành pháp luật nên chưa huy động được sức mạnh toàn dân, toàn xã hội trong việc tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Những yếu tố đó cũng tác động làm gia tăng các hành vi tuỳ tiện và vi phạm các quy tắc trật tự an toàn giao thông đường bộ của người tham gia giao thông. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, để góp phần lập lại trật tự an toàn giao thông của thủ đô thì việc tăng cường công tác đấu tranh phòng chống các hành vi sai lệch trong hoạt động giao thông đường bộ của người tham gia giao thông có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm duy trì trật tự ổn định xã hội và tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Để làm tốt công tác này, cần huy động sức mạnh tổng hợp của các cơ

quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành sâu rộng, bền bỉ công tác giáo dục, hướng dẫn kết hợp với các biện pháp xử phạt đúng mức tạo thành một dư luận xã hội nghiêm khắc với mọi hành vi trái với luật lệ giao thông, kể cả những hành vi nhỏ. Tuy nhiên, biện pháp giáo dục ý thức tuân thủ các quy tắc của cuộc sống xã hội có vai trò rất quan trọng. Thực tiễn cuộc sống chỉ ra rằng chỉ khi nào người tham gia giao thông tự giác chấp hành các quy định về luật lệ giao thông đường bộ thì trật tự an toàn xã hội nói chung, trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng mới được giữ vững.

danh mục tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Báo An ninh thủ đô (29/7/2006).

2. Bộ Công an (7/8/1999), Chỉ thị 07/1999/CT-BCA (C11) về công tác phòng

chống đua xe trái phép và hạn chế tai nạn giao thông.

3. Bộ Công an - Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt (2005), Những

cơ sở khoa học của giải pháp góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở Thủ đô Hà Nội.

4. Bộ Công an (2006), Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao

thông của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.

5. Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ Giao thông vận tải (1999), Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến 2010 và định hướng phát triển đến 2020, Chuyên đề hợp tác đầu tư khu vực, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

7. Bruce J. Cohen, Terri L.Orbuch, Nguyễn Minh Hoà dịch (1995), Xã hội học nhập môn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Công an Thành phố Hà Nội - Phòng cảnh sát giao thông (2005), Báo cáo chuyên đề về tai nạn giao thông thành phố Hà Nội.

9. Công an Thành phố Hà Nội - Phòng cảnh sát giao thông (18/11/2005), Báo cáo tổng kết năm 2005.

10. Công an Thành phố Hà Nội - Phòng cảnh sát giao thông (21/12/2005), Chương

trình công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2006.

11. Công an Thành phố Hà Nội - Phòng Cảnh sát giao thông (21/12/2005), Báo cáo tình

hình và công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2005.

12. Công an Thành phố Hà Nội - Trung đoàn cảnh sát cơ động (5/5/2006), Báo cáo kết quả phối hợp phòng chống đua xe và cổ vũ đua xe trái phép giữa P6-C26-BCA với PC18 - Công an Thành phố Hà Nội.

13. Công an Thành phố Hà Nội - Phòng cảnh sát giao thông (31/5/2006), Báo cáo

sơ kết 6 tháng đầu năm 2006.

14. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (2005), Báo cáo khái quát tình

hình và công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ 8 tháng đầu năm 2005.

15. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) (1999), Xã hội học, Nxb Đại

học quốc gia, Hà Nội.

16. Vũ Thị Kim Dung (2003), Về sự biến đổi của chuẩn mực trong thời kỳ đổi mới

ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SAI LỆCH XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI PPT (Trang 79 -88 )

×