Nhận thức của người tham gia giao thông về luật lệ giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội ppt (Trang 60 - 66)

những cán bộ, công nhân viên nhà nước được trang bị những kiến thức pháp luật khá đầy đủ. Rõ ràng con số này đã phản ánh một thực trạng, không phải cứ hiểu biết về pháp luật là chấp hành nghiêm pháp luật, vấn đề cơ bản là phải xuất phát từ ý thức của đối tượng khi tham gia giao thông. Chính vì vậy, nội dung hình thức, biện pháp tuyên truyền luật lệ giao thông phải hướng tới được mọi người, đồng thời phải có chế tài xử phạt thật nghiêm phù hợp với các thành phần xã hội.

Tôi cho rằng để hạn chế thấp nhất tình hình vi phạm luật giao thông, các quy định đưa ra phải đi vào cuộc sống một cách một cách thật sự và hiệu quả. Luật pháp cũng cần cũng cần có những quy định xử lý nghiêm khắc đối với người vi phạm luật giao thông là công chức nhà nước. Một số nước quy định nếu công chức nhà nước vi phạm luật giao thông sẽ bị cơ quan chức năng thông báo về nơi làm việc. Tuỳ mức độ vi phạm, công chức đó sẽ bị đuổi việc, mất chức hoặc hạ bậc lương…”

(PVS, nam 47 tuổi, cán bộ, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

2.2.4.2. Nhận thức của người tham gia giao thông về luật lệ giao thông đường bộ đường bộ

Sau khi có luật giao thông đường bộ (2001) và một số văn bản pháp luật khác được ban hành (đặc biệt là các nghị định 15/2003/NĐ-CP. Nghị định 152/2005/NĐ-CP), việc tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ đã có những chuyển biến tích cực. Tình hình trật tự giao thông đã được cải thiện. Luật lệ giao thông đã đi vào cuộc sống, kỷ cương trong giao thông đã được tôn trọng hơn. Tuy vậy so với đòi hỏi của thực tiễn thì còn nhiều vấn đề cần quan tâm.

Chúng ta đã biết, tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ là sự kiềm chế các chủ thể không làm những điều pháp luật giao thông đường bộ cấm. Nếu lấy tiêu chí là điều 8 luật giao thông đường bộ với 18 loại hành vi “bị nghiêm cấm và một số quy định ở các văn bản khác thì pháp luật giao thông đường bộ hiện bị vi phạm khá nhiều. Qua kết quả khảo sát lỗi vi phạm ở bảng 2.3, có thể thấy một số vi phạm khá phổ biến như:

- Chạy quá tốc độ quy định - Đua xe trái phép - Uống rượu bia quá nồng độ cho phép trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông (vi phạm điều 8 luật giao thông đường bộ).

- Không đội mũ bảo hiểm (vi phạm điều 13 nghị định 152/2005/NĐ-CP). - Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định (vi phạm điều 12 nghị định 152/2005/NĐ-CP).

- Đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (vi phạm điều 11 luật GTĐB). - Không giấy phép lái xe (vi phạm điều 53 luật GTĐB).

Xét dưới góc độ của người tham gia giao thông thì việc tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ là tuân thủ các dấu hiệu: mệnh lệnh của CSGT, các hiệu lệnh giao thông (5 nhóm biển báo), các vạch kẻ đường... Hiện nay, nhiều người tham gia giao thông chưa quen để ý các biển báo, các vạch kẻ đường.

Trong khi tham gia giao thông đường bộ nhiều người vẫn chỉ quan tâm đến việc “đường này có đi được không” chứ không quan tâm đến việc “đường này có được đi không ” thành thử cứ thấy chỗ nào trống thì đi vào, bất kể phải trái. Tâm lý và thói quen lạc hậu bộc lộ rõ nét ở đối tượng đi bộ và người điều khiển xe thô sơ . Họ thản nhiên đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ, đường dành cho xe cơ giới vì tâm lý chủ quan cho rằng chả công an nào phạt xuể” (PVS, nam 42 tuổi, CSGT đội 3.CATP Hà Nội).

Nhiều người cho rằng luật giao thông là của người đi xe cơ giới còn xe thô sơ, người đi bộ thì “vô tư”. Qua nghiên cứu khảo sát thực tế và trao đổi với những cán bộ điều tra lâu năm, có kinh nghiệm về lĩnh vực giao thông đường bộ thì hiện nay khi theo dõi một vụ tai nạn giao thông đường bộ cho thấy:

Tôi thấy hầu như chưa có vụ tai nạn giao thông nào mà những người chịu trách nhiệm, liên quan đến hoàn cảnh, điều kiện xảy ra như: Người bán hàng rong, người đi bộ, người điều khiển xe thô sơ vi phạm lòng đường, vỉa hè, không chấp hành đúng luật lệ giao thông phải ra hầu toà” (PVS, nam 39 tuổi, Cảnh sát giao thông đội 3. Công an thành phố Hà Nội).

Có một nghịch lý đang tồn tại là: người đi xe đạp phải nhường người đi bộ, người đi xe cơ giới phải nhường đường cho xe thô sơ. Trái hẳn nguyên tắc đi đường theo luật giao thông, nghĩa là người tham gia giao thông thiếu nhận thức về những việc nên làm - phải làm, những cái nên tránh - phải tránh trong giao thông đã quy định thành quy tắc đi đường.

Hầu hết các tuyến đường ở thành phố Hà Nội đều có vạch sơn dành cho người đi bộ, nhất là ở các giao lộ và trước những khu dân cư, khu sinh hoạt công cộng…Người đi bộ khi băng qua đường phải đi đúng những vạch sơn này mới được ưu tiên. Thế nhưng trong thực tế hầu hết khách bộ hành lại có tâm lý ‘người đi xe phải nhường người đi bộ’ nên tiện đâu họ qua đường ở đó” (PVS, nam 42 tuổi, cán bộ, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Không ít người có thói quen uống rượu bia khi điều khiển xe ô tô, mô tô, không đội mũ bảo hiểm trên tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Hiện tượng tranh giành khách, cố ý chở quá tải gây nguy hiểm cho công trình và người tham gia giao thông xảy ra không ít. Nhiều người ngại học luật giao thông nhưng lại sợ bị phạt nên tìm cách mua bằng cho yên tâm.

Nhà tôi ở trên tuyến đường bắt đội mũ bảo hiểm, tôi thấy nếu có việc đi xa thì đội mũ bảo hiểm cũng được, nhưng đi một quãng đường ngắn mà cũng bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì sẽ rất bất tiện…đi chợ đội mũ, đi ăn cỗ đội mũ và đi đón con cũng phải đội mũ. Như vậy sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu lắm, nhất là vào mùa hè nóng bức” (PVS, nữ 34 tuổi, hành nghề tự do, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội).

Tôi đi xe đã lâu nhưng chưa có thời gian đi thi bằng lái xe, tôi thấy người ta bảo bây giờ thi bằng lái xe khó lắm, thủ tục cũng phức tạp. Tôi sợ trượt nên cũng chưa dám đi thi, có người khuyên tôi nên mua bằng cho đỡ mất thời gian mà lại chắc ăn” (PVS, nữ 35 tuổi, buôn bán, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội).

Nhiều chủ phương tiện không thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn phương tiện của mình, khi đến kỳ kiểm định lại thuê, mượn phụ tùng tốt để che mắt nhà

chức trách. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng có nhiều phương tiện giao thông vừa được cấp giấy phép đã không đảm bảo an toàn kỹ thuật, thậm chí xảy ra tai

nạn giao thông ngay sau khi vừa ra khỏi cơ sở

kiểm định.

Xe của tôi đã có thời gian sử dụng trên 15 năm, nếu mỗi lần kiểm định mà cứ để xe nguyên trạng như vậy thì họ bắt mình thay thế nhiều thứ lắm, như vậy sẽ rất tốn kém. Thành ra mỗi khi đưa xe đi khám, tôi lại mượn một số phụ tùng còn tốt của anh em lái xe khác, xong việc thì trả lại họ. Tôi thấy nhiều lái xe khác cũng vậy chứ không riêng gì tôi” (PVS, nam 35 tuổi, lái xe, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội).

Thực trạng vi phạm các lỗi trình bày trên đây còn tương đối phổ biến và là nguyên nhân dẫn đến không ít những vụ tai nạn giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội. Một trong những vụ tai nạn điển hình xảy ra ngày 14-5-2005 do Lê Văn Tỉnh lái xe ô tô mang biển kiểm soát 29N-2451 cùng bạn là Nguyễn Minh Phi, uống bia say khi lên xe đi từ Hà Đông về đến Ngã Tư Sở.Tỉnh đã trao tay lái cho Phi (là bạn cùng uống bia và không có bằng lái xe), khi Phi cho xe nổ máy do không biết lái và không có bằng lái xe, xe ô tô đã chồm lên vỉa hè đâm vào một gốc cây ven đường, xe đổ nghiêng vào một người đi xe máy bên đường làm một người chết, xe ô tô hư hỏng nặng. Cũng trong thời gian trên Lê Tiến Quân điều khiển xe mô tô phân khối lớn trên đường Phạm Hùng nhưng không có bằng lái, đã phóng nhanh lạng lách và đâm vào xe mô tô khác chạy cùng chiều, làm cả hai người điều khiển xe bị thương nặng và hư hỏng nặng hai xe...

Như vậy, với những lỗi vi phạm nêu trên đã thể hiện sự thiếu hiểu biết pháp luật, thói coi thường các quy tắc trật tự an toàn giao thông đường bộ, không tôn trọng các quy tắc của nếp sống văn minh Xã hội chủ nghĩa. Coi thường mạng sống, tài sản không chỉ của mình mà còn của các công dân khác trong xã hội.

Tôi đã nhiều lần chứng kiến cảnh người tham gia giao thông vi phạm luật giao thông như chạy xe ngược chiều, chạy lấn đường, chạy quá tốc độ, đậu xe hết cả phần đường dành cho người đi bộ, chở ba bốn người…Bản thân tôi thấy đèn đỏ dừng lại nhưng có người vẫn

vượt, nhiều người khác thấy vậy chạy theo, tôi đứng lại thì bị… chửi. Thành ra người có ý thức thực hiện luật giao thông cũng nản, thậm chí trở thành người vi phạm” (PVS, nam 42 tuổi, cán bộ, phưòng Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người tham gia giao thông ở địa bàn Hà Nội còn rất thấp. Bởi, những lỗi trên đều đã được cụ thể hoá thành những điều luật, đây là những kiến thức cơ bản và nền tảng mà bất kỳ một đối tượng nào khi tham gia giao thông cũng phải biết đến và nghiêm chỉnh chấp hành.

Tuy nhiên, bên cạnh việc xác định lỗi vi phạm của các đối tượng tham gia giao thông không thể không nói đến sự hiểu biết của họ về luật giao thông ra sao. Qua kết quả khảo sát thống kê cho thấy; Chỉ có (36,3%) số người trả lời đã từng tìm hiểu luật giao thông đường bộ, có tới (63,6%) chưa từng tìm hiểu luật giao thông đường bộ. Trong số những người đã từng tìm hiểu luật giao thông đường bộ thì mức độ hiểu biết của họ cũng khác nhau:

Bảng 2.10: Mức độ hiểu biết của người tham gia giao thông về luật GTĐB

Mức độ hiểu biết Số lượng Tỷ lệ %

- Nắm rất vững về luật GTĐB 14 12,8

- Nắm vững một phần về luật GTĐB 63 57,8

- Không nắm vững 26 23,8

- Khó trả lời 6 5,5

Nguồn: Kết quả khảo sát xã hội học - 2006.

Kết quả điều tra (bảng 2.10) cho thấy, có tới 57,8% số người chỉ nắm vững một phần về luật GTĐB. Qua đây ta thấy còn nhiều người tham gia giao thông kém hiểu biết luật lệ giao thông dẫn đến việc tuỳ tiện trong hoạt động giao thông, ý thức chấp hành luật lệ giao thông chưa thường xuyên.

Thực tế cho thấy rằng sự hiểu biết về luật giao thông đường bộ phần nào phụ thuộc vào mức độ tiếp cận các nguồn cung cấp thông tin về luật giao thông đường bộ đối với người tham gia giao thông.

Nguồn cung cấp thông tin Số lượng Tỷ lệ %

Phương tiện truyền thông đại chúng 96 88,1

Người thân, bạn bè 15 13,7

Chính quyền, đoàn thể 21 19,2

Các tổ chức khác 17 15,6

Nguồn: Kết quả khảo sát Xã hội học- 2006.

Qua bảng số liệu (2.11) cho thấy người tham gia giao thông tiếp cận luật giao thông đường bộ từ nhiều nguồn thông tin đa dạng phong phú khác nhau. Trong đó phương tiện thông tin đại chúng là một kênh cung cấp thông tin chủ yếu về luật lệ giao thông đường bộ (chiếm 88,1%). Tiếp đến là chính quyền đoàn thể (19,2%) và các tổ chức khác (15,6%). Riêng nhóm người thân, bạn bè chiếm tỷ lệ ít nhất (13,7%). Qua đây có thể thấy vai trò hết sức quan trọng của hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc truyền tải thông tin về luật giao thông đường bộ cho mọi người. Bởi vì phương tiện truyền thông đại chúng có thể tác động đồng thời, nhanh chóng đến từng thành viên xã hội với những hình thức phong phú, sinh động, giàu sức thuyết phục và với điều kiện dễ tiếp nhận, đặc biệt là truyền hình hiện nay. Sự kết hợp hài hoà giữa hình ảnh động và âm thanh tạo cho truyền hình khả năng truyền tải các nội dung thông tin vô cùng phong phú. Hầu như bất cứ sự kiện, hiện tượng, vấn đề gì trong hiện thực đều có thể biểu đạt, phản ánh qua các chương trình truyền hình.

Thỉnh thoảng tôi cũng có xem chương trình ‘Tôi yêu Việt Nam’ trên vô tuyến truyền hình do Honda tài trợ. Theo tôi, đó là chương trình rất hay, là những bài học thiết thực và sống động về luật giao thông đường bộ mà mọi người dễ nhớ nhất. Cho nên, tôi thấy truyền thông đại chúng hiện đại là phương tiện lý tưởng thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn về luật lệ giao thông đường bộ thông qua những hình

thức đa dạng, giàu sức hấp dẫn và dễ dàng trong tiếp cận" (PVS, nam 39 tuổi, cán bộ, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội).

Tuy nhiên, con số 191 người trong tổng số đối tượng điều tra, khảo sát (chiếm 63,6%) chưa từng tìm hiểu luật giao thông đường bộ cũng rất đáng lo ngại. Thậm

chí ngay cả những người đã từng tìm hiểu về luật giao thông đường bộ thì số người nắm vững về luật giao thông đường bộ cũng chỉ chiếm tỷ lệ 12,8%. Điều này đặt ra đối với mỗi người phải không ngừng nâng cao ý thức và trau dồi kiến thức về luật lệ trật tự ATGT đường bộ khi tham gia giao thông. Các cơ quan chức năng cũng phải có những biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết trong việc xử lý các lỗi vi phạm cũng như đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật nói chung và luật lệ giao thông đường bộ nói riêng tới từng thành viên trong xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội ppt (Trang 60 - 66)