Thành phần nghề nghiệp và trình độ học vấn của người tham gia giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội ppt (Trang 40 - 43)

nhất là từ 18 - 25 tuổi, tiếp đến là độ tuổi từ 26 - 35, cuối cùng là độ tuổi từ 36 đến trên 45 và dưới 18 tuổi.

Những người trong độ tuổi từ 18 - 25 vi phạm hầu hết tất cả các lỗi, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất so với những nhóm tuổi khác là các lỗi như: chở quá số người quy định (73,9%), đua xe trái phép (64,7%), không giấy phép lái xe (41,4%), không đội mũ bảo hiểm (43,5%), đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (40,7%).

Nhóm tuổi 26 - 35 vi phạm nhiều nhất với các lỗi cơ bản: chạy quá tốc độ cho phép (62,5%); uống rượu bia quá nồng độ cho phép (59,1%); dừng đỗ xe không đúng nơi qui định (37,1%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (30,2%).

Nhóm tuổi dưới 18 tuy chỉ vi phạm chủ yếu các lỗi như: đua xe trái phép (35,3%); không giấy phép lái xe (22,4%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (10,5%), nhưng trong đó lỗi đua xe trái phép chiếm tỷ lệ tương đối cao. Đây là hành vi rất nguy hiểm đối với an ninh trật tự xã hội đã được quy định trong Bộ luật hình sự.

Có thể thấy rằng đối với từng lỗi vi phạm khác nhau thì tỷ lệ vi phạm ở các độ tuổi cũng khác nhau. Nhìn chung độ tuổi thanh niên (từ 18 - 35 tuổi) điều khiển phương tiện tham gia giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Qua nghiên cứu về độ tuổi giúp cho cơ quan quản lý nhà nước nói chung và lực lượng Cảnh sát giao thông nói riêng có các biện pháp đấu tranh phòng ngừa đối với nhóm tuổi này một cách có hiệu quả.

2.2.2.2. Thành phần nghề nghiệp và trình độ học vấn của người tham gia giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ

Thành phần nghề nghiệp xã hội của người tham gia giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông cũng được coi là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu ứng dụng các biện pháp phòng ngừa sai lệch. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy chỉ số các thành phần xã hội của người vi phạm luật giao thông đường bộ so với các lỗi vi phạm cũng rất đa dạng và phức tạp. Bảng (2.6) miêu tả các hình thức lỗi vi phạm theo tương quan nghề nghiệp.

Bảng 2.6: Các hình thức lỗi vi phạm theo tương quan nghề nghiệp.

Đơn vị tính: % Lỗi vi phạm Thành phần nghề nghiệp Học sinh -sinh viên Cán bộ công chức Nông dân Lái xe Thương nhân Hành nghề tự do

Chạy quá tốc độ cho phép - - - 100 - -

Đua xe trái phép 58,8 - - - - 41,2

Không đội mũ bảo hiểm 17,4 13,0 8,7 - 21,7 39,1

Đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ

20,9 2,3 2,3 22,1 12,8 39,5

Không giấy phép lái xe 34,5 6,9 3,4 24,1 8,6 22,4

Chở quá số người quy định 13,1 13,0 - 30,4 17,4 26,1

Uống rượu bia quá nồng độ cho phép

- - - 45,5 22,7 31,8

Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định

5,6 7,9 10,1 20,2 34,8 21,3

Nguồn: Kết quả khảo sát xã hội học - 2006

Qua kết quả khảo sát cho thấy đối với những thành phần nghề nghiệp - xã hội khác nhau thì tỷ lệ vi phạm đối với các lỗi cũng thể hiện sự đa dạng khác nhau. Nhìn chung trong tổng số các lỗi vi phạm thì những đối tượng hành nghề tự do chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Trong đó có những lỗi chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các đối tượng khác như: đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (39,5%); không đội mũ bảo hiểm

(39,1%); chở quá số người quy định (26,1%), đặc biệt lỗi đua xe trái phép chiếm tỷ lệ khá cao (41,2%).

Tiếp theo là những đối tượng lái xe chiếm tỷ lệ cao ở các lỗi vi phạm: chạy quá tốc độ cho phép (chiếm tỷ lệ tuyệt đối so với các đối tượng khác); uống rượu bia quá nồng độ cho phép (45,5%); chở quá số người quy định (30,4%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (22,1%)... Điều đáng chú ý ở đây là thực trạng các lỗi trình bày ở trên là nguyên nhân dẫn đến không ít những vụ tai nạn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng.

Những đối tượng là thương nhân - buôn bán vi phạm chiếm tỷ lệ cao ở các lỗi: dừng đỗ xe sai quy định (34,8%); uống rượu bia quá nồng độ cho phép (22,7%); không đội mũ bảo hiểm (21,7%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (12,8%)... Nhóm đối tượng là học sinh - sinh viên vi phạm nhiều nhất ở các lỗi như: đua xe trái phép (58,8%); không giấy phép lái xe (34,5%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (20,9%)...

Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê cho thấy số đối tượng là cán bộ công chức vi phạm luật giao thông đường bộ cũng chiếm một tỷ lệ nhất định ở các lỗi như: không đội mũ bảo hiểm (13,0%); dừng đỗ xe không đúng nơi quy định (7,9%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (2,3%)... Như vậy thành phần đối tượng có hành vi sai lệch trong hoạt động giao thông đường bộ thường rất đa dạng, có thể là bất cứ người nào, không phân biệt thành phần hay địa vị xã hội.

Trình độ học vấn ở một mức độ nhất định cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá về hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của người tham gia hoạt động giao thông.

Bảng 2.7: Tương quan trình độ học vấn với các lỗi vi phạm.

Đơn vị tính: %

Lỗi vi phạm

Trình độ học vấn

PTCS PTTH TH-ĐH

Chạy quá tốc độ cho phép 17,5 11,0 -

Đua xe trái phép 7,0 7,9 5,9

Không đội mũ bảo hiểm - 11,0 -

Không giấy phép lái xe 40,4 19,7 19,6

Chở quá số người quy định 7,0 11,0 9,8

Uống rượu bia quá nồng độ cho phép 15,8 10,2 -

Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định 43,9 34,6 39,2

Nguồn: Kết quả khảo sát xã hội học - 2006

Bảng số liệu (2.7) cho thấy có sự chênh lệch đáng kể đối với hầu hết các lỗi vi phạm ở những người có trình độ học vấn khác nhau. Căn cứ vào từng lỗi vi phạm so với mỗi đối tượng học vấn thì ta thấy rằng đối tượng có trình độ phổ thông cơ sở chiếm tỷ lệ cao hơn so với những người có trình độ học vấn khác, thể hiện ở một số lỗi cơ bản: chạy quá tốc độ cho phép (17,5%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (42,1%); không giấy phép lái xe (40,4%); dừng đỗ xe không đúng nơi quy định (43,9%). So với những người khác thì đối tượng có trình độ học vấn Trung học - Đại học chiếm tỷ lệ ít nhất với các lỗi sau: Chở quá số người quy định (9,8%); Không giấy phép lái xe (19,6%); Đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (23,5%)…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội ppt (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)