Pháp luật hình sự với việc điều chỉnh các mối quan hệ về trật tự an toàn giao thông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội ppt (Trang 26 - 29)

vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ ban hành các Nghị định, trong đó có Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Sau 2 năm thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/1998/NĐ - CP ngày 26 tháng 9 năm 1998 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/CP và Nghị định 78/1998/NĐ - CP, tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ đã có những chuyển biến tốt. Tuy nhiên, tình hình vi phạm về trật tự an toàn giao thông diễn ra thường xuyên có chiều hướng gia tăng... Ngày 13 tháng 7 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2001/NĐ - CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, thay thế nghị định 49/CP và Nghị định số 78/1998/NĐ - CP ngày 26/9/1998 của Chính phủ. Nghị định số 39/2001/NĐ - CP đã bổ sung thêm một số chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông. Để thực hiện luật Giao thông đường bộ và cụ thể hóa luật này, ngày 19 tháng 2 năm 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2003/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ (bãi bỏ Nghị định số 36/2001/NĐ - CP ngày 30/7/2001) và Nghị định số 15/2003/NĐ - CP ngày 19 tháng 2 năm 2003 quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ thay thế Nghị định số 39/2001/NĐ - CP. Sau một thời gian thực hiện 2 Nghị định trên đã bộc lộ một số thiếu sót. Vì vậy, ngày 15 tháng 12 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/2005/NĐ - CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

1.3.3. Pháp luật hình sự với việc điều chỉnh các mối quan hệ về trật tự an toàn giao thông toàn giao thông

Pháp luật hình sự là hệ thống những quy phạm pháp luật hình sự do Nhà nước ban hành quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm đó.

Hệ thống pháp luật về hình sự của Nhà nước ta qua các năm 1989, 1991, 1992, 1997 đã phát huy tác dụng to lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông. Tuy nhiên, Bộ luật quy định các hành vi phạm tội ở 3 lĩnh vực giao thông khác nhau: Đường bộ, đường thủy, đường không trong một tội danh với cùng khung hình phạt là chưa khoa học, chưa tuân theo nguyên tắc cá thể hóa hành vi làm cơ sở để cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Xuất phát từ thực tiễn của nước ta khi bước vào giai đoạn CNH , HĐH. Bộ luật hình sự 1999 đã sửa đổi của phần chung và phần các tội phạm. Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông được chia ra theo 4 lĩnh vực giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không, đồng thời bổ sung 3 tội danh mới. Các tội phạm riêng về giao thông đường bộ và một tội chung cho 4 lĩnh vực giao thông cụ thể:

Điều 201. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (chuyển từ điều 186 cũ).

Điều 203. Tội cản trở giao thông đường bộ (chuyển từ điều 187).

Điều 204.Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn (chuyển từ điều 188).

Điều 205: Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (chuyển từ điều 188).

Điều 206. Tội tổ chức đua xe trái phép (tội mới).

Điều 207. Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông (tội mới).

Các tội nêu trên thông thường có cấu thành vật chất, tức là có hậu quả thiệt hại cho xã hội xảy ra. Nếu có vi phạm an toàn giao thông, nhưng chưa gây ra hậu quả hoặc thiệt hại ít nghiêm trọng thì xem xét về xử lý hành chính.

Tuy nhiên, đối với một số tội, do yêu cầu tăng cường đấu tranh, cho nên có chính sách xử lý nghiêm khắc hơn, không cần phải có hậu quả thiệt hại xảy ra mà chỉ cần có hành vi phạm tội là tội phạm hoàn thành và bị xử lý hình sự. Như tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206) và Tội đua xe trái phép (Điều 207). Việc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc làm hư hỏng tài sản là cấu thành tăng nặng khung hình phạt.

Như vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định riêng từng hành vi phạm tội thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ và cụ thể hóa trách nhiệm hình sự với các hành vi tương ứng làm căn cứ pháp lý để các lực lượng chức năng đấu tranh với những hành vi phạm tội trên lĩnh vực này, góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Chương 2

thực trạng sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội ppt (Trang 26 - 29)