Loại hình và quy mô sai lệch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội ppt (Trang 34 - 38)

Thủ đô Hà Nội là một trong 4 thành phố lớn trong cả nước, nếu xét về quy mô dân số (khoảng hơn 3 triệu dân), thì Hà Nội được coi là một siêu đô thị. Phải thừa nhận rằng trong những năm gần đây, nhất là khi Nhà nước chuyển đổi cơ cấu quản lý kinh tế sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, Hà Nội đã thay đổi nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng của thành phố đã được từng bước củng cố, sửa chữa và xây dựng mới, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ. Nhiều tuyến đường vành đai, tuyến đường đi vào thành phố được mở rộng, các tuyến đường chính được cải tạo cơ bản, từng bước đưa vào sử dụng, đáp ứng mọi nhu cầu về hoạt động giao thông vận tải của nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước về thăm Thủ đô. Tuy nhiên, Thủ đô Hà Nội còn có những vấn đề liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ cần phải được tháo gỡ, tiếp tục giải quyết. Bởi vì trật tự an toàn trong hoạt động giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội đang gây nên sự lo lắng trong xã hội do sự gia tăng nhanh chóng các vụ vi phạm các quy định an toàn về giao thông vận tải. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình hình tai nạn giao thông. Sự vi phạm thể hiện ở nhiều dạng khác nhau như: phóng nhanh vượt ẩu lấn trái đường; đi vào đường cấm, sai phần đường quy định; đỗ xe trái quy định; thiếu các thiết bị an toàn của phương tiện hoặc có

nhưng không có tác dụng khi sử dụng; không có giấy phép lái xe đối với loại xe bắt buộc phải có; không có đèn chiếu sáng, không có còi v.v... đây là những lỗi phổ biến trong các vụ tai nạn giao thông được khảo sát tại thành phố Hà Nội.

Trong báo cáo hàng năm của Phòng Cảnh sát giao thông công an thành phố Hà Nội có nêu nhiều số liệu về tình hình vi phạm các quy định trật tự an toàn giao thông dẫn đến tai nạn. Tuy nhiên, những số liệu này chưa phản ánh chính xác thực trạng trật tự giao thông thành phố, nhưng về cơ bản đã giúp cho việc vẽ lên bức tranh vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội.

Dưới đây là bảng số liệu đã được phân tích về số vụ vi phạm luật giao thông đường bộ đã được xử lý tại Phòng cảnh sát giao thông công an thành phố Hà Nội.

Bảng 2.1: Số vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ [3, tr.6]

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng

cộng

Tổng số vụ

vi phạm 28.611 28.267 34.638 34.845 41.891 168.252

Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát hiện và xử lý 168.252 vụ vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trung bình mỗi năm có 33.650 vụ vi phạm, nếu tính theo ngày thì mỗi ngày có 92 vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý.

Bảng phân tích dưới đây giúp ta thấy được tỷ lệ gia tăng hàng năm của các vụ vi phạm luật giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội.

Bảng 2.2:Tỷ lệ gia tăng hàng năm các vụ vi phạm luật GTĐB [3, tr.6]

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ TB

Tỷ lệ % 100% 98% 121% 122% 146,4% 117,5%

Nhìn vào biểu phân tích cho thấy rõ ràng sự gia tăng hàng năm các vụ vi phạm theo tỷ lệ thuận với thời gian. Nếu lấy năm 2001 làm mốc để so sánh với những

năm sau thì năm 2003, các vụ vi phạm luật giao thông đường bộ tăng 121%, năm 2005 tăng lên 146,4%.

Nếu phân tích hành vi vi phạm thì chúng ta có thể thấy ngay được tính đa dạng và có phần phân tán các hành vi vi phạm luật lệ giao thông đường bộ.

Qua quá trình khảo sát thống kê cho thấy, những hành vi vi phạm chính thường tập trung ở một số lỗi chủ yếu dưới đây. Bảng 2.3 mô tả những lỗi vi phạm chủ yếu của người tham gia hoạt động giao thông đường bộ.

Bảng 2.3: Hình thức lỗi vi phạm của người tham gia giao thông đường bộ

Đơn vị tính: %

Lỗi vi phạm Số lượng %

Chạy quá tốc độ cho phép 24 10,2

Đua xe trái phép 17 7,2

Không đội mũ bảo hiểm 23 9,8

Đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ 86 36,6

Không giấy phép lái xe 58 24,7

Chở quá số người quy định 23 9,8

Uống rượu bia quá nồng độ cho phép 22 9,4

Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định 89 37,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Kết quả khảo sát xã hội học - 2006

Từ kết quả phân tích các hình thức lỗi vi phạm trên cho thấy; số đối tượng tham gia giao thông có hành vi vi phạm lỗi dừng đỗ xe không đúng nơi quy định chiếm tỷ lệ lớn nhất với 89 trường hợp (chiếm 37,8%), thứ hai là lỗi đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ với 86 trường hợp (chiếm 36,6%), thứ ba là lỗi không giấy phép lái xe với 58 trường hợp (chiếm 24,7%), thứ tư là lỗi chạy quá tốc độ cho phép với 24 trường hợp (chiếm 10,2%). Các hình thức lỗi khác như: chở quá số người quy định, đua xe trái phép, uống rượu bia quá nồng độ cho phép tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn, nhưng đó là những hình thức lỗi thường gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là tai nạn giao thông. ở đây cũng phải thấy rằng hình thức lỗi sử dụng chất kích

thích như uống rượu bia quá nồng độ cho phép điều khiển phương tiện, hoặc lỗi chạy quá tốc độ cho phép. Do lực lượng Cảnh sát giao thông chưa được trang bị đồng bộ thiết bị kiểm tra nên số liệu điều tra trên không cao, mặc dù thực tế hình thức vi phạm này cao hơn số liệu điều tra nhiều. Từ bảng thống kê trên cho thấy, người tham gia giao thông đường bộ phần lớn phạm vào các lỗi được quy định trong Luật giao thông đường bộ ở các chương: Những quy định chung (chương I); các lỗi vi phạm về quy tắc giao thông đường bộ (chương II); (chương V) quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; (chương VI) những quy định về vận tải đường bộ.

Qua trao đổi với một số cán bộ Cảnh sát giao thông cho thấy có những người vi phạm do không hiểu biết pháp luật, nhưng không ít người có hiểu biết nhưng chấp hành kém, cố tình vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông. Mặt khác, dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự tăng nhanh các hoạt động giao thông vận tải, cộng với thói quen cố hữu tùy tiện khi tham gia giao thông của nhiều người. Nên trong hoạt động giao thông đường bộ, các đối tượng tham gia giao thông dễ nảy sinh các hành vi vi phạm luật lệ giao thông đường bộ.

Những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp. Phương tiện giao thông, dân số tăng nhanh, hạ tầng cơ sở giao thông đường bộ tuy đã được quan tâm đầu tư phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Trong khi đó ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của một bộ phận người tham gia giao thông chưa cao, các hành vi vi phạm vẫn diễn ra khá phổ biến. Tai nạn giao thông tuy đã được kiềm chế ở từng thời điểm nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và tài sản [4, tr.83].

Thực tế cho thấy người tham gia giao thông, ngoài việc chưa nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, còn chưa hình thành thói quen tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác trong quá trình tham gia giao thông. Chưa có thói quen sử dụng các phương tiện thiết bị an toàn như: thắt lưng an toàn trên ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và những vi phạm phổ biến khác như: Chạy quá tốc độ, đi vào đường cấm, không giấy phép lái xe, chở quá số người quy định... Những vấn đề nêu trên có ý

nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa tai nạn và hạn chế được hậu quả khi tai nạn xảy ra.

Một vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự an toàn giao thông nổi lên thời gian gần đây là tình trạng đua xe trái phép, tụ tập, điều khiển xe dàn hàng ngang chạy với tốc độ cao, lạng lách đánh võng, đuổi nhau trên đường. Có thể coi đây là một tệ nạn, nó đối lập với hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh. Tệ nạn này đang là đề tài nóng bỏng của nhiều phương tiện thông tin đại chúng, là nỗi lo lắng của nhiều người dân và các cơ quan hữu quan.

Những tình hình nêu trên đã tác động rất xấu đến hoạt động giao thông của thành phố Hà Nội, đặc biệt là sức ép dân số đã làm cho mật độ tham gia giao thông ở thủ đô quá dày đặc. Cộng với tình trạng đường sá xuống cấp, tình trạng phương tiện giao thông cũ nát làm cho số vụ tai nạn giao thông ở thành phố Hà Nội gia tăng hàng năm, gây thiệt hại lớn về người và tài sản cũng như sức khoẻ của nhân dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội ppt (Trang 34 - 38)