Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội ppt (Trang 72 - 76)

trật tự an toàn giao thông

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, việc phổ biến giáo dục pháp luật một cách thường xuyên, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân để mọi người nắm được và chấp hành nghiêm chỉnh phải được hết sức coi trọng. Trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”, Lênin đã từng nói: “Kỷ luật không từ trên trời rơi xuống, cũng chẳng phải do những mong ước thành tâm sinh ra mà nó đòi hỏi phải có tinh thần dũng cảm lâu dài nhất, bền bỉ nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng hàng ngày” [40, tr.215].

Bản chất của việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn giáo dục pháp luật là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể tuyên truyền tác động đến đối tượng tuyên truyền. Hình thành ở họ những tri thức pháp luật, tình cảm tôn trọng pháp luật, thái độ đấu tranh kiên quyết với mọi hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó họ điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đòi hỏi của pháp luật.

Bị CSGT hỏi thăm là điều không ai mong muốn, nhưng với tôi, một lần bị CSGT bắt vì đi vào đường ngược chiều, lại là một lần tôi học thuộc bài nhất về luật giao thông. Nguyên là sau khi tập hợp đủ một nhóm người cùng vi phạm, chúng tôi được nghe anh Cảnh sát dạy cho một hồi về luật giao thông. Mà thật kỳ lạ, bài giảng nóng của anh lại khiến tôi nhớ lâu hơn cả những bài học trên lớp khác. Nếu những trường hợp vi phạm nào CSGT cũng làm thầy như thế thì tôi tin ý thức tham gia giao thông của mọi người sẽ tăng đáng kể” (PVS, nam 27 tuổi, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội).

Muốn đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với từng đối tượng: cần tập trung vào các nhóm đối tượng học sinh, thiếu niên, thanh niên, người sử dụng mô tô, xe máy, người điều khiển xe thô sơ, người lái xe ôtô, cán bộ công nhân viên chức ở các cơ quan, xí nghiệp, nhân dân sinh sống dọc ven đường...

Cần có nội dung, hình thức tuyền truyền đa dạng, phong phú, thiết thực. Những nội dung, hình thức tuyên truyền sau đây cần được tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới.

* Tuyên truyền miệng: Đây là hình thức mà người nói trực tiếp nói với người nghe, truyền đạt những nội dung có liên quan đến an toàn giao thông. Mục đích cuối cùng là nhằm làm cho người nghe hiểu và hành động theo mục đích của người tuyên truyền. Hình thức này có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào, hoàn cảnh nào cho một hay nhiều người nghe. Hiệu quả của tuyên truyền miệng không chỉ đánh giá tại chỗ, khi nghe, thu hoạch sau khi nghe mà cao hơn là người nghe giữ được niềm tin lâu dài và luôn tự giác làm đúng các quy định của pháp luật. Người tuyên truyền có thể đến cơ quan, trường học nói chuyện về trật tự an toàn giao thông, nói chuyện hoặc trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình, đài phát thanh, sử dụng ôtô, môtô gắn loa phát thanh đi lưu động để phổ biến các quy tắc trật tự an toàn giao thông; nhắc nhở, tuyên truyền, giải thích trong khi giải quyết các trường hợp vi phạm, ùn tắc và tai nạn giao thông xảy ra. Để tuyên truyền miệng đạt kết quả cao, cần phải chuẩn bị nội dung thiết thực, ngắn gọn, phù hợp với đối tượng nghe, có phong độ, cách nói cuốn hút người nghe.

* Phát động các cuộc thi tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông: có thể tổ chức thi viết, thi vấn đáp, hái hoa dân chủ, qua hình thức sân khấu hoá hoặc tìm hiểu luật giao thông qua cuộc thi xem phim an toàn giao thông... cho đông đảo quần chúng tham gia, cần tập trung các đối tượng như: học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang...

Nội dung ra câu hỏi bao gồm: về luật, biển báo hiệu, sa hình, tình huống giải quyết một vụ tai nạn giao thông hoặc nêu một trường hợp vi phạm với nhiều lỗi khác nhau để yêu cầu phân tích, xử lý.

* Tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng:

Báo viết, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền thanh là 3 phương tiện thông tin đại chúng phục vụ đắc lực công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông.

Về hình thức tuyên truyền: đưa tin thời sự, bài viết phản ánh về trật tự an toàn giao thông hoặc nêu vụ tai nạn giao thông để phân tích nguyên nhân, đề xuất biện

pháp phòng ngừa; mở chuyên mục trật tự an toàn giao thông định kỳ; trả lời phỏng vấn, thi đố vui. Xây dựng các chương trình: câu chuyện truyền thanh, văn nghệ về đề tài trật tự an toàn giao thông. Sân khấu hoá tuyên truyền trật tự an toàn giao thông như: Bảy sắc cầu vồng, Kính vạn hoa, Giờ thứ 9, Gặp nhau cuối tuần; Chương trình “Vì an ninh Tổ quốc”, “An ninh và cuộc sống”, “An toàn giao thông”. Hàng năm định kỳ tổ chức liên hoan băng hình toàn quốc về trật tự an toàn giao thông. Các phim sẽ được phát sóng ở truyền hình Trung ương hoặc địa phương để tuyên truyền.

- Xây dựng, tổ chức triển lãm tranh ảnh: xây dựng các panô tranh ảnh về trật tự an toàn giao thông để triển lãm lưu động ở các bến xe, nhà ga, trường học, khu đông dân cư, nơi tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc trưng bày trong một thời gian nhất định để thu hút số người xem, thông qua đó để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ. Tại triển lãm có thể chuẩn bị các câu hỏi về luật giao thông để người xem bắt thăm trả lời, nếu đúng sẽ được tặng một phần thưởng bao hàm ý nghĩa an toàn giao thông. Tại triển lãm có thể trưng bầy tranh, ảnh, sơ đồ, bảng thống kê phân tích tai nạn giao thông, các hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hình ảnh các vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra, nếu có điều kiện cần trưng bầy hiện vật xe ôtô, môtô bị hư hỏng do tai nạn giao thông.

- Tuyên truyền bẳng khẩu hiệu: Viết các khẩu hiệu chữ to tuyên truyền, nhắc nhở chấp hành các quy định về luật lệ giao thông đường bộ ở đường phố chính, dọc các tuyến đường, ở các cơ quan, trường học, các hội nghị như: An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người; Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; Chú ý đoạn đường thường xảy ra tai nạn...

- Phát động, xây dựng và duy trì các phong trào thi đua đảm bảo trật tự an toàn giao thông như phong trào “Lái xe tốt, giữ xe an toàn” trong đội ngũ lái xe; phong trào “đoạn đường tự quản về trật tự an toàn giao thông” ở các khu phố, các xã, phường; phong trào “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động...

Ngoài ra, còn có thể áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền khác như: Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin cổ động về trật tự an toàn giao thông, phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông qua lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn

hoá, in phát các tờ rơi, thông báo trên các bản tin của thôn, xã, phường. Một nội dung hết sức quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông là đưa chương trình an toàn giao thông giảng dạy chính khoá ở các bậc học từ ành mầm non đến phổ thông trung học, cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề. Bởi nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân phát triển toàn diện trí, thể, mỹ, để trở thành người kế tục sự nghiệp vẻ vang của Tổ quốc. Thực tiễn hoạt động giao thông đường bộ cho thấy số học sinh, sinh viên đi xe phân khối cao, phóng nhanh, vượt ẩu, đua xe trái phép đã gây tai nạn chiếm tỷ lệ tương đối cao…Vì vậy nhà trường có vai trò tuyên truyền giáo dục cho học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, không chỉ trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cần giáo dục cho các em hình thành thói quen chấp hành pháp luật trong suốt cuộc đời mỗi người. Đồng thời các em vận động những thành viên trong gia đình và những người thân cùng chấp hành pháp luật nói chung, trong đó có Luật giao thông đưòng bộ.

Việc tuyên truyền giáo dục TTATGT trong nhà trường, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên cần phải được nhìn nhận vừa có ý nghĩa nhân đạo, vừa có ý nghĩa kinh tế, góp phần đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà và quan trọng nhất không chỉ là việc bảo đảm TTATGT hiện tại, mà còn là việc hình thành một thế hệ tương lai có hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành pháp luật” (PVS, nam 42 tuổi, cán bộ, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Mặt khác, cơ quan chức năng cần phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên phát động phong trào thi đua, lôi kéo mọi ngành, mọi cấp, mọi người tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, động viên, tuyên truyền, nêu gương những lái xe giỏi, an toàn, những người tham gia giao thông có ý thức cao về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tổ chức các hội thi, hội nghị để tôn vinh những người có thành tích xuất sắc trong việc tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ngăn ngừa tai nạn xảy ra. Đây cũng là những biện pháp mang lại hiệu quả cao, cần được quan tâm duy trì thường xuyên và nhân rộng ở tất cả các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp.

Hiện nay và trong những năm tới, mục tiêu của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ là nâng cao sự hiểu biết về Luật giao thông đường bộ đối với toàn thể cộng đồng: sau 5 năm, 10 năm nữa nếu kiên trì giáo dục pháp luật, chúng ta sẽ có một thế hệ đạt được những yêu cầu trên, những công dân có thói quen tôn trọng pháp luật nói chung và Luật giao thông đường bộ nói riêng.

Tóm lại, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có chương trình, kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng làm chỉ có tính phong trào. Phải kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, kết hợp giáo dục với xử lý nghiêm khắc các vi phạm pháp luật vì giáo dục có tác dụng cơ bản lâu dài song hiệu quả nhìn thấy thường phải có quá trình, còn xử lý vi phạm lại có tác dụng giáo dục ngay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội ppt (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)