44. Luật dân sự Nhật Bản
2.3.2.1 Đối với tài sản riêng của mỗi bên
Trớc hết, theo các nguyên tắc quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận đợc thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó (khoản 1, Điều 95). Nếu vợ chồng không thoả thuận đợc với nhau thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó. Sau khi ly hôn vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền lấy về. Tuy nhiên, ngời có tài sản riêng phải chứng minh đợc đó là tài sản riêng của mình. Việc chứng minh có thể bằng sự công nhận của bên kia hoặc bằng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu riêng của mình (các văn tự, di chúc hoặc các chứng từ khác chứng tỏ tài sản đó là tài sản riêng của vợ, chồng). Trong trờng hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung (khoản 3, Điều 27).
Khi chia tài sản là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng mà có tranh chấp, cần lu ý đã có sự trộn lẫn, ẩn chứa các loại tài sản chung và tài sản riêng trong quá trình sử dụng ở thời kì hôn nhân. Trờng hợp vợ, chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng đã chi dùng cho gia đình mà không còn nữa thì ngời có tài sản riêng không có quyền đòi lại hoặc
đền bù. Có trờng hợp tài sản riêng tăng giá trị lên rất nhiều lần vì ngời có tài sản riêng đã dùng tài sản chung để tu sửa làm tăng giá trị cho tài sản riêng của mình, Toà án cần xác định phần tăng giá trị đó, nhập vào tài sản chung để chia.
Đối với những đồ trang sức mà vợ, chồng đợc cha mẹ vợ (hoặc cha mẹ chồng) tặng cho riêng trong ngày cới là tài sản riêng, nhng nếu những thứ đó đ- ợc cho chung cả hai ngời với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn thì coi là tài sản chung.
Trong trờng hợp ngời vợ hay ngời chồng đã vay mợn tiền bạc của ngời khác để chi dùng cho mục đích, nhu cầu riêng thì ngời vợ hoặc ngời chồng phải có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng (khoản 3, Điều 33). Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ để thanh toán thì phải thanh toán bằng phần tài sản của ngời đó trong khối tài sản chung của vợ chồng hoặc vợ chồng có thể thoả thuận với nhau để thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng.
Trờng hợp con đã thành niên có đóng góp đáng kể vào việc xây dựng và phát triển tài sản của cha mẹ thì đợc trích chia phần đóng góp của họ trong phần tài sản của cha mẹ khi ly hôn, theo yêu cầu của ngời con đó. Nếu con cha thành niên mà có tài sản riêng (do đợc tặng cho, thừa kế, hoặc thu nhập hợp pháp của con) thì Toà án không chia, Toà án quyết định sẽ giao cho ngời nào nuôi giữ, chăm sóc, giáo dục đứa con đó quản lý tài sản riêng của con.
Trên thực tế, khi vợ chồng ly hôn, một bên yêu cầu Toà án xác định một tài sản nào đó là tài sản riêng nhng chứng cứ đa ra để xác định tài sản riêng không thuyết phục, vì vậy tài sản đó vẫn đợc xác định là tài sản chung của vợ chồng. Thờng gặp nhất là trờng hợp vợ hoặc chồng dùng khoản tiền là thu nhập từ lao động của mình, mua một tài sản nào đó để sử dụng trong thời kỳ hôn nhân. Khi vợ chồng ly hôn, họ lại khai rằng tài sản đó họ mua đợc là do bố, mẹ, anh, chị, em .. tặng riêng một khoản tiền. Đối với các tr… ờng hợp này, việc xác minh sẽ khó thu đợc kết quả chính xác. Bởi vì, bố mẹ, anh, chị, em ..sẵn sàng thừa… nhận rằng họ đã cho riêng con, em mình số tiền đó. Để xác định một cách chính xác tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của một bên, Toà
án càng thận trọng, một mặt phải lấy lời khai của những ngời có liên quan, mặt khác phải căn cứ vào thu nhập thực tế của các bên, từ đó mới có thể có các quyết định đúng đắn.