Đối với cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 54 - 58)

Dễ thấy nguyên nhân chính khiến cho các thành phần kinh tế hiện nay chưa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có là chính sách đối với các thành phần kinh tế. Do vậy, giải pháp đầu tiên cần thực hiện là phải phân định rõ lĩnh vực đầu tư của nhà nước và khu vực đầu tư ngoài nhà nước.

- Kinh tế nhà nước nên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công: Kinh tế nhà nước cần phải thu hẹp phạm vi đầu tư so với hiện nay. Nhà nước nên rút vốn tư những lĩnh vực đầu tư không cần thiết. Thay vì đầu tư theo bề rộng, dàn trải nên tập trung vào hiệu quả thực chất.

+ Đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: chỉ nên tập trung vào các lĩnh vực then chốt nhất mà không thành phần kinh tế, khu vực đầu tư nào có quyền làm (do yêu cầu đảm bảo an ninh-chủ quyền đất nước) và muốn làm (do không đem lại lợi nhuận). Ví dụ như: quốc phòng, an sinh xã hội, các dịch vụ công…Rút vốn đầu tư khỏi các lĩnh vực không cần thiết sẽ giúp chính phủ có điều kiện tập trung hoạch định những vấn đề kinh tế vĩ mô, giúp hình thành cơ cấu đầu tư có lợi cho tăng trưởng, tăng năng lực thích nghi với kinh tế quốc tế. Nhà nước sẽ tập trung vào nhiệm vụ quy hoạch còn đầu tư là quyền của các chủ thể kinh tế.

vươn ra kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Đặc biệt các tập đoàn này đang tham gia một cách mạnh mẽ vào các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản. Đây đều là các lĩnh vực đầu tư có khả năng sinh lợi rất cao nhưng cũng hàm chứa rủi ro lớn. Bởi vậy nó yêu cầu rất nhiều sự tập trung và nguồn lực của các đối tượng tham gia. Nếu các tập đoàn kinh tế nhà nước tham gia quá sâu vào lĩnh vực này không tránh khỏi sẽ xao nhãng các lĩnh vực chính, đặc biệt là đầu tư cho công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong khi đó các tập đoàn này đang nắm giữ các lĩnh vực huyết mạch của quốc gia, việc phát triển không theo hướng chính sẽ làm ảnh hưởng đến hướng phát triển chung của đất nước. Mặt khác sự bành trướng của các tập đoàn kinh tế nhà nước làm hạn chế việc giải phóng các nguồn lực do năng lực đầu tư kém hiệu quả. Không những thế, các tập đoàn lại chiếm thêm thị phần, các nguồn lực vật chất và cơ hội kinh doanh vốn đã khiêm tốn cho khu vực tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khiến khu vực này càng khó có điều kiện phát triển.

- Kinh tế ngoài nhà nước được đầu tư vào tất cả các lĩnh vực nhà nước không cấm: Để chủ trương này phát huy hiệu quả tích cực hơn trong thực tiễn, trong thời gian tới nên xem xét mở rộng các lĩnh vực hoạt động của khu vực ngoài nhà nước. Cụ thể nên tư nhân hóa một số lĩnh vực mà đến nay nhà nước vẫn nắm giữ như điện, đường sắt… ; khuyến khích hợp tác, liên doanh giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau và với doanh nghiệp nhà nước, chuyển thành doanh nghiệp cổ phần và bán cổ phần cho người lao động.

Nhà nước cần thực hiện và đẩy mạnh xã hội hóa nhằm thu hút vốn đầu tư của khu vực dân doanh theo phương châm “ở đâu có hiệu quả, ở đó có đầu tư”. Công khai quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế trong vòng 5, 10, 20 năm tới để các doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh, lựa chọn đầu tư tùy theo khả năng của mình và tình hình thị trường.

Bên cạnh đó, Nhà nước nên tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển. Để thực hiện điều này cần phải có những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài chứ không phải là những giải pháp mang tính chất tình thế. Chính vì thế, vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các thành phần kinh tế như: tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho cả doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý thông thoáng và minh bạch, bộ máy hành chính hiệu quả…) và đặc biệt là xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đạt được nhiều mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm phát triển kinh tế xã hội. Bức tranh toàn cảnh kinh tế đã sáng hơn, đẹp hơn các năm trước; tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu cao hơn trong những năm tiếp theo, nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành một nước công nghiệp. Kinh nghiệm và thực tiễn đã cho thầy rằng: Đầu tư đóng một vai trò khá quan trọng trong từng bước đi của đất nước. Trong phạm vi đề tài của mình, nhóm chúng tôi đã đưa ra được 3 nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, trình bày và phân tích những vấn đề cơ bản về đầu tư và sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ hai, nêu lên tổng quan chung về thực trạng tác động của đầu tư tới

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam thông qua các số liệu thực tế. Đồng thời đánh giá những tác động tiêu cực và tích cưc của nó.

Thứ ba, đưa ra những khuyến nghị trong nâng cao hiệu quả tác động của

đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Qua đề tài này, ta có thể thấy đầu tư là nhân tố tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dưới tác động của đầu tư, cơ cấu kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả hơn, Việt nam cần phát

huy tối đa nội lực gắn liền với việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế thế giới… Đầu tư là một “cú huých” quan trọng thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế. Vì thế, việc đầu tư như thế nào không phải chỉ còn là công việc của Đảng, Chính phủ mà còn là của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân cùng chung sức để đạt mục tiêu phát triển và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế đầu tư

Chủ biên: PGS.TS Từ Quang Phương; PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt- NXB Đại học Kinh tế quốc dân

2. Tạp chí Kinh tế và dự báo- Bộ Kế hoạch Đầu tư

3. Tạp chí Kinh tế phát triển- Trường Đại học Kinh tế quốc dân 4. Website Tổng cục thống kê: gso.gov.vn

5. Website Bộ Kế hoạch đầu tư: mpi.gov.vn 6. en.wikipedia.org; vi.wikipedia.org

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w