.Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu theo các thành

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 36 - 39)

II Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam

2 .Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu theo các thành

Có thể thấy sau đổi mới cơ cấu đầu tư xét theo thành phần kinh tế của nước ta đã có những chuyển biến đúng hướng theo chủ trương của Đảng và nhà nước: khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, động viên mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước giảm, đồng thời tỷ trọng của 2 khu vực còn lại tăng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch diễn ra còn chậm, chưa tương xứng với tiềm lực và nhu cầu phát triển của đất nước. Có thể phân tích cụ thể điều đó thong qua việc nghiên cứu 2 chỉ tiêu là cơ cấu vốn đầu tư và tốc độ

gia tăng vốn đầu tư đối với mỗi thành phần kinh tế qua từng giai đoạn phát triển

của nước ta

Bảng 4: cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế

1999 2001 2003 2005 2007 2009 Tổng vốn 131171 170496 239246 343135 532093 708826 Thành phần kinh tế nhà nước 76958 101973 126558 161635 197989 287534 Thành phần kinh tế ngoài nhà nước 31542 38512 74388 130398 204705 240109 Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài 22671 30011 38300 51102 129399 181183 Cơ cấu (%) Thành phần kinh tế nhà nước 58,7 59,8 52,9 47,1 37,2 40,6 Thành phần kinh tế ngoài nhà nước 24 22,6 31,1 38 38,5 33,9 Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài

17,3 17,6 16 14,9 24,3 25,5

Cơ cấu vốn đầu tư vào khu vực kinh tế nhà nước vẫn duy trì ở mức cao trong các năm từ 1999 đến 2005 và có xu hướng giảm từ năm 2005 đến nay.

Tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước tăng nhanh (từ 42.03% năm 1995 lên 59.14% năm 2000. Trong đó, tỷ trọng vốn vay của khu vực này tăng rất nhanh, từ 8.37% (1995) lên 18.37% năm 2000, chiếm gần 1/5 tổng vốn đầu tư toàn xã hội và lớn hơn tỉ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Năm 2001 đã thu hút 59,8% tổng lượng vốn đầu tư của xã hội, đến năm 2005 tỷ lệ này là 47,1%. Kết quả thu được là do đã có sự sắp xếp lại hoạt động và tổ chức của các doanh nghiệp nhà nước, tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp, giảm đáng kể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Do vậy, trong giai đoan 5 năm từ 2001-2005, kinh tế nhà nước vẫn giữ được tỷ trọng tương đối ổn định. Tuy vậy, bắt đầu từ năm 2005, vốn đầu tư đổ vào khu vực nhà nước có xu hướng giảm từ 47,1% năm 2005 xuống còn 37,2% năm 2007 với tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức một con số.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng bình quân hàng năm với tốc độ 9,9%/năm, chính vì vậy giá trị gia tăng của khu vực này cũng tăng lên. Năm 2000 thành phần kinh tế nay đã đóng góp 13,3% vào giá trị của GDP và năm 2005, tức là trong vòng 5 năm đã tăng lên tới 16%, nhờ vào việc gia tăng vốn đầu tư vào khu vực này từ 14,9% năm 2005 lên thành 24,3% năm 2007 và 25,5% năm 2009.

Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế ngoài nhà nước thường chiếm 46-47% giá trị tổng sản phẩm trong nước và những năm gần đây có xu hướng giảm xuống do khu vực kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng 2/3 khu vực kinh tế ngoài nhà nước nhưng chỉ tăng bình quân hàng năm là 6,26%. Trong khu vực kinh tế này thì kinh tế tư nhân tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng mới chiếm tỷ trọng trên 8% trong giá trị tổng sản phẩm trong nước nên không bù đắp được cho sự tăng trưởng thấp của khu vực kinh tế cá thể và khu vực kinh tế tập thể.

Năm 2007, tỷ trọng giữa 3 thành phần này tương đối cân bằng, đặc biệt giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực ngoài nhà nước (39.89% và 35.33%).

Nguyên nhân chủ yếu của những biến đổi trên, với các thành phần trong nước, là do môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được cải thiện theo hướng công bằng và minh bạch hơn cho các nhà đầu tư của mọi thành phần kinh tế. Mặt khác, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đã tạo ra một kênh huy động vốn hữu hiệu cho đầu tư phát triển. Đối với nguồn vốn nước ngoài, sự gia tăng đột biến của vốn đầu tư nước ngoài vào năm 2007 được giải thích do sự kiện Việt Nam gia nhập WTO (7- 11-2006), mang lại những kì vọng cho các nhà đầu tư quốc tế về tương lai của nền kinh.

Bảng5: tốc độ phát triển vốn đầu tư theo thành phần kinh tế

Năm Tốc độ phát triển của vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế Tổng số Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1999 9.8 16.0 11.2 -8.5 2000 15.3 16.2 9.7 19.9 2001 12.5 13.7 11.0 10.2 2002 14.3 12.0 20.2 14.9 2003 12.7 10.1 21.9 8.8 2004 13.5 10.1 25.0 7.7 2005 13.0 9.6 17.4 16.9 2006 13.7 9.9 16.0 22.0 2007 25.8 7.3 17.4 93.2

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w