Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 39 - 42)

II Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam

3. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế

Đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa các vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị…của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp cho các vùng kinh tế khác cùng phát triển. Đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy thế mạnh và tiềm năng của

vùng, bên cạnh đó chính phủ còn có những hoạt động hỗ trợ đầu tư cho những vùng kém phát triển nhằm cải thiện đời sống nhân dân và giảm chênh lệch kinh tế giữa các vùng. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và nguồn nhân lực.

Bảng 6: cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế

Loại vùng 1996-2000 2001-2004 1996-2004

Trung du và miền núi phía Bắc 7 7,1 7,05

Đồng bằng Bắc Bộ 28,3 27,7 28

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

16,4 17,4 16,9

Tây Nguyên 4,1 4 4,05

Đông Nam Bộ 31,3 30,6 30,95

Đồng Bằng Sông Cửu Long 12,9 13,2 13,05

Theo bảng trên, vốn đầu tư xã hội được phân bổ tập trung vào hai vùng kinh tế lớn là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Hai vùng có tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư xã hội nhỏ nhất là vùng miền núi phía Bắc và vùng núi Tây Nguyên. Sự chênh lệch lớn về cơ cấu vốn đầu tư là nguyên nhân làm cho vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên có nguy cơ tụt hậu, chậm phát triển.

Bảng 7: cơ cấu đầu tư theo khu vực phát triển và kém phát triển

Loại vùng 1996-2000 2001-2004 1996-2004

Vùng phát triển 62,7 61,6 62,1

Các vùng còn lại 37,3 38,4 37,9

Bảng trên cho ta thấy,đầu tư tập trung chủ yếu vào vùng lãnh thổ có tính chất động lực đó là 3 vùng kinh tế trọng điểm với lượng vốn lên tới hơn 60%.Trong khi đó các vùng kém phát triển trải rộng trên phạm vi khoảng hơn 2700 xã,chủ yếu thuộc các vùng miền núi,dân số khoảng 15 triệu người với tỷ lệ vốn đầu tư lại chỉ chiếm hơn 1/3 tổng vốn đầu tư của cả nước.

Phần lớn dự án FDI tập trung ở các vùng phát triển kinh tế trọng điểm (84% tổng vốn đầu tư), tuy nhiên, xu hướng thu hút FDI đang từng bước lan ra các vùng khác ngoài vùng phát triển. Nếu trong những năm đầu khi có Luật Đầu tư nước ngoài, ở các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án với 20% vốn đầu tư, thì đến hết năm 1998 các tỉnh phía Bắc đã thu hút được trên 30% số dự án trên 35% vốn đầu tư. Đến nay tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã có dự án đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, chúng ta luôn luôn coi trọng việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, cả ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư phát triển, coi đó là yếu tố quan trọng, góp phần tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển, tạo ra cơ cấu kinh tế vùng hợp lý để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Vốn FDI đã lan đến tất cả các tỉnh và thành phố, kể cả những địa phương nghèo, còn chậm phát triển như Điện Biên, Lai Châu, Đắc Nông,…Vốn FDI đã đóng góp 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tạo ra hơn 1,2 triệu việc làm trực tiếp, góp phàn chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển giao công nghệ...

Bảng 8: cơ cấu GDP các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp vào phát triển kinh tế chung của đất nước 2 năm 1995 và 1999 (đơn vị %)

1995 1999

Vùng KTTĐ phía Bắc 14,1 13,8

Vùng KTTĐ phía Nam 30,6 31,1

Tổng 3 vùng 48,8 49,1

(Nguồn: Tạp chí quản lý nhà nước).

Theo bảng trên ba vùng KTTĐ đóng góp tới gần một nửa vào GDP của nền kinh tế, năm 1995 là 48,8%, năm 1999 là 49,1%, thu hút phần lớn lượng vốn, lao động và các nguồn lực khác của cả nền kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w