Đối với cơ cấu kinh tế theo ngành

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 49 - 52)

Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở nước ta trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, nhằm tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP); thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đều phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ cần phát triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cần chú ý tới những yêu cầu quan trọng sau đây:

1. Tập trung vào các ngành sản xuất mũi nhọn của nền kinh tế:

Trước khi có thể đầu tư phát triển những ngành sản xuất mũi nhọn của nền kinh tế, chính phủ cần thực hiện những giải pháp làm nền tảng cho việc nâng cao hiệu quả các ngành kinh tế.

Thứ nhất, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Một mặt phải tăng cường hiệu quả của các chính sách ưu tiên cho các ngành trọng điểm như các chính sách thuế, hải quan… Mặt khác phải khuyến khích các ngành có liên quan tham gia hỗ trợ cho các ngành có trọng điểm. Đặc biệt là hệ thống tài chính. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng, dễ dàng thông qua các kênh huy động vốn đa dạng.

Thứ hai, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ hướng vào các ngành mũi nhọn. Cần tăng tỷ lệ đầu tư cơ sở hạ tầng của các ngành mũi nhọn trong tổng đầu tư phát triển của xã hội. Tuy nhiên tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phải giảm. Điều đó đồng nghĩa với việc khuyến khích cả tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này nhằm làm tăng nhanh tổng nguồn vốn, kêu gọi đầu tư nước ngoài một cách có định hướng vào các ngành trọng điểm. Đặt các dự án đầu tư vào các ngành đó vào khu vực ưu tiên phê duyệt. Trong cơ cấu đầu tư cho cơ sở hạ tầng của những ngành trọng điểm, nhà nước cần tập trung phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc,đảm bảo cung cấp đủ điện, nước. .Còn doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài sẽ đầu tư máy móc, trang thiết bị. Như vậy vừa tránh chồng chéo vừa nâng cao hiệu quả do năng lực đầu tư được chuyên môn hóa. Bên cạnh đó, đối với giáo dục đào tạo, cần triển khai các lớp học ngắn hạn trong phạm vi cơ sở nhằm cập nhât kiến thức mới cho cán bộ, công nhân viên trong ngành. Ngoài ra phải cử cán bộ trong ngành đi tu nghiệp tại các nước

phát triển nhất về ngành đó để nâng cao trình độ chuyên môn. Việc này phải được thực hiện ngay khi nhà nước có định hướng ngành trọng điểm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển. Cuối cùng là về vấn đề khoa học công nghệ, việc đầu tiên cần làm là tăng tỷ lệ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển kỹ thuật, hoạt động này càng phát triển thì chúng ta sẽ càng tự chủ về công nghệ. Mặt khác, với địa vị là một nước đi sau, đang bị thế giới bỏ lại phía sau một quãng xa, chúng ta phải tích cực đón nhận chuyển giao công nghệ. Phải ưu tiên nhập khẩu những dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất cho các ngành trọng điểm. Tuy nhiên khi nói đến chuyển giao công nghệ, một vấn đề luôn phải quan tâm là năng lực đánh giá và tiếp nhận công nghệ. Khi mua cần có năng lực định giá, lựa chọn dây chyền. Khi đưa vào sử dụng lại đòi hỏi năng lực vận hành sao cho dây chuyền có hiệu suất tối đa và thời gian khấu hao là ngắn nhất.

2. Cơ cấu ngành phải hướng tới thị trường:

Cần “sản xuất những thứ thị trường cần chứ không phải sản xuất những thứ mình có”. Do vậy, bên cạnh việc tìm kiếm các thế mạnh, lợi thế của ngành để phát triển thì các doanh nghiệp nên chú trọng vào khâu nghiên cứu thị trường, tìm hiểu xem khách hàng tiềm năng của mình cần gì, muốn gì để đưa vào phân tích và sản xuất. Đối với thị trường trong nước, nên đầu tư phát triển hơn nữa về mặt chất lượng các sản phẩm sẵn có, đồng thời đa dạng hóa các loại sản phẩm để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hoạt động này không đẩy mạnh tính sáng tạo và chủ động của các doanh nghiệp mà còn làm tăng tổng sản phẩm quốc nội, hạn chế tình trạng nhập siêu ngày càng lớn ở nước ta hiện nay. Đối với thị trường quốc tế, cần đặc biệt chú trọng những sản phẩm xuất khẩu đã trở thành lợi thế: thủy hải sản, da giầy, thủ công mỹ nghệ..., tập trung phát triển chất lượng sản phẩm cùng công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm; từ đó dần tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên trường kinh doanh quốc tế. Hàm lượng công nghệ cũng là 1 yếu tố

cần được cải thiện trong không chỉ các sản phẩm xuất khẩu mà còn cả các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước, nhất là trong các mặt hàng góp phần nhập siêu chủ yếu như ô tô, thiết bị điện tử...

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w