III- Đánh giá kết quả và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế do tác
1. Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
* Tích cực
Trong chủ trương phát triển đất nước ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã luôn coi chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là giải pháp để tăng trưởng và phát triển đất nước. Phục vụ thiết thực cho chủ trương đó, trong thời gian qua cơ cấu vốn đầu tư đã thay đổi theo hướng đầu tư có tọng tâm, trọng điểm. Trong đó tỷ trọng đầu tư cho ngành dịch vụ là cao nhất và tỷ trọng đầu tư cho ngành nông nghiệp là thấp nhất. Điều đó đã mang lại một diện mạo mới cho nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế nhìn chung có những chuyển biến tích cực. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp liên tục giảm qua các năm. Tương đương với đó là sự tăng lên không ngừng của khu vực phi nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã tạo ra các hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế
- Đầu tư cho công nghiệp gia tăng & chiếm tỷ trọng lớn
- Ưu tiên đầu tư cho một số ngành sản xuất cơ bản tạo thế và đà cho sự phát tăng trưởng kinh tế
- Có những cải thiện đáng kể trong đầu tư phát triển nông nghiệp & nông thôn
Giải quyết tốt hơn vấn đề công ăn việc làm. Nâng cao thu nhập. Cải thiện đời sống nhân dân. Tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế phát huy các tiềm năng vốn có. Có thể thấy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã và đang từng bước hiện thực hóa các mục tiêu mà Đảng đề ra. Tuy nhiên, chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế không cao và còn có các hạn chế.
* Hạn chế
- Cơ cấu ngành công nghiệp và cơ cấu sản phẩm công nghiệp chậm chuyển dịch theo hướng hiệu quả, tăng sức cạnh tranh và phát huy lợi thế của từng ngành sản xuất công nghiệp. Việc này là do chúng ta chỉ chú trọng đến đầu tư mở rộng, phát triển công suất sản xuất, chỉ coi trọng quy mô mà chưa quan tâm nhiều đến đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp với thị trường. Một lý do nữa khiến cho việc chuyển dịch trong ngành còn chậm chạp là do công tác dự báo, xây dựng và quản lý quy hoạch công nghiệp chưa tốt, dẫn tới việc đầu tư dàn trải, theo phong trào và phát triển quá mức trong một số ngành như xi măng, mía đường, lắp ráp xe gắn máy 2 bánh, ôtô, rượu, bia,…. Điều này vừa gây lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư, vừa gây mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Vốn đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện còn dàn trải, chưa tập trung có trọng điểm để hoàn thành đúng tiến độ, dứt điểm theo kế hoạch.
-Đầu tư cho nông nghiệp còn chưa thoả đáng Trong cơ cấu nông nghiệp :
Nông nghiệp thuần tuý vẫn là cơ bản : 83,2% Thuỷ sản chỉ chiếm : 10,5% Lâm nghiệp : 6,3
- Đầu tư cho dịch vụ chưa chú trọng & phát huy được các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Đầu tư cho khoa học công nghệ,
giáo dục, đào tạo, y tế vẫn chưa thoả đáng như thể hiện trong bảng. Với mức đầu tư thấp như vậy, những chuyển biến cơ bản về chất lượng là khó đạt được và việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hoá cũng vẫn còn nhiều thách thức.
- Vốn đầu tư vào giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế còn ở mức thấp so với nhu cầu và so với mức đầu tư của các nước trong khu vực. Vì vậy, ảnh hưởng không ít đến việc phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ của các ngành này