Chương 5: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
5.2.2 Đối với vấn đề ngân sách
• Xuất phát điểm của các DNVVN là vốn ít nên dành một phần ngân sách cho các ứng dụng CNTT là một quyết định được cân nhắc rất kĩ. Hơn nữa, lợi ích của việc đầu tư này sẽ không thể thấy được trong thời gian ngắn mà luôn đem lại một gánh nặng lo âu “tiền mất tật mạng”. Vấn đề là DN có chấp nhận và chịu nhìn thấy đây là một khoản đầu tư (chứ không phải chi phí) mà lợi ích mang lại của nó sẽ có ảnh hưởng tích cực trong dài hạn. Vấn đề kinh phí không chỉ là mối quan tâm của DNVVN, mà cũng là đích nhắm của các công ty cung cấp dịch vụ, giải pháp CNTT. Thật vậy, các DNVVN chắc chắn sẽ không thiếu thông tin về giá cả của những sản phẩm này, bởi các công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT luôn tìm cách tiếp cận khách hàng theo nhiều cách, và hiểu được những khó khăn của DNVVN. Họ đưa ra những giải pháp trọn gói nhưng có thể được triển khai từng phần tại các bộ phận ưu tiên nhất để DN có thể thích nghi dần, phù hợp với thực trạng và khả năng tài chính. Sau đó đánh giá kết quả từng bước để quyết định có tiếp tục nhân rộng hay cần phải điều chỉnh thêm không. Đây thực sự là một cách làm thận trọng và giải quyết bớt một gánh nặng chi phí ngay cùng một lúc. Tuy nhiên, DN cũng nên lưu ý và thận trọng với việc triển khai từng phần. Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT một cách bài bản, nhưng việc tin học hóa từng phần có thể gặp vất vả hơn các DN bắt đầu từ đầu vì họ phải giải quyết bài toán tích hợp cái đã có với cái xây dựng mới – điều không dễ dàng chút nào. Do đó việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT và xác định lộ trình triển khai nên có sự tham gia của các chuyên gia CNTT vì tự DN không thực hiện được một mình. Mặt khác, cũng không nên phó mặc cho chuyên gia vì lúc đó kế hoạch sẽ rất cứng nhắc, nặng tính kỹ thuật và thiếu thực tế. Cách làm "DN chủ động ra đề bài, chuyên gia cung cấp giải pháp" có thể được xem là tối ưu. Đối với các DN, Viện Tin Học DN thuộc VCCI là một trong những đầu mối đáng tin cậy có thể tìm kiếm và giới thiệu chuyên gia giỏi cho DN. Và cuối cùng, DNVVN nên kiên trì hợp tác và tin tưởng các chuyên gia đã chọn, vì nếu triển khai giải pháp từng phần, thì người sau bắt đầu từ những phần người trước đã làm, có thể làm công việc trở nên khó khăn và tốn kém chi phí đánh giá tìm hiểu.
• Ngoài ra để giải quyết các vấn đề chi phí bản quyền của các phần mềm quá cao DNVVN có thể nghĩ đến giải pháp sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi, sử dụng phần mềm này cho phép DN chỉnh sửa lại cho phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình trên một cái “cốt lõi” chung giúp giảm chi phí thiết kế rất đáng kể. Tuy nhiên, khi sử dụng mã nguồn này, DN cần tăng cường bảo mật cho HTTT của DN, vì các phần mềm của DN được viết trên code chung nên việc xâm nhập HT rất dễ dàng, dẫn đến việc kẻ gian có thể gây ra những thiệt hại như: lấy cắp password, thông tin dữ liệu khách hàng, các mã số tài khoản
thông tin…và quan trọng hơn nữa pháp luật Việt Nam chưa có những quy định chặt chẽ đối với việc này nên quyền lợi của người bị hại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.