Hình 8: Cơ cấu nguồn vốn trong DNVVN
3.2.2 Một số kết quả khảo sát về ứng dụng CNTT trong hoạt động quản trị Logistics tại DNVVN
tại DNVVN
Việc triển khai ứng dụng CNTT trong quản trị Logistics nói riêng và quản trị DNVVN nói chung trên thực tế vẫn chưa đạt được những hiệu quả phù hợp với đầu tư và mong muốn của DN. Các ứng dụng CNTT vẫn chưa phát huy hiệu quả tối đa. Một số kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một vài tổ chức khác cho thấy bức tranh ứng dụng CNTT của các DN không mấy khả quan.
Về ứng dụng máy tính trong sản xuất kinh doanh
Tỷ lệ ứng dụng máy tính trong sản xuất và kinh doanh khảo sát tại 160.000 DNVVN Việt Nam hiện chỉ là 30%, thấp thứ ba trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tỷ lệ sử dụng máy tính trung bình tại các doanh nghiệp đạt 26 nhân viên/1máy tính, thấp thứ hai trong khu vực. (Ước tính của VCCI)
Về tình hình sử dụng Website và triển khai thương mại điện tử:
Theo khảo sát và đánh giá của Bộ Thương Mại, năm 2002, tại VN chưa đến 800 DN có Website. Năm 2004, con số này đã lên đến 3.000 DN. Mặt bằng cơ sở hạ tầng CNTT của VN cũng đã được trang bị đầy đủ so với khu vực. Đường truyền tốc độ cao ADSL có mặt từ đầu năm 2003, đến nay, số thuê bao của dịch vụ này tính riêng trên thị trường Hà Nội khoảng 600 (bao gồm cả cá nhân và DN). Cũng theo Bộ Thương Mại, hiện ứng dụng TMĐT của các DN Việt Nam vẫn còn ở mức sơ khai. Nếu các DN đánh giá được vai trò của TMĐT, thì con số này sẽ còn phải hơn thế, vì Hà Nội có khoảng 23.000 DN.
Đa số các website mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin cơ bản về DN và sản phẩm chứ chưa thực sự là công cụ tương tác giữa khách hàng và DN. Việc giao kết, ký hợp đồng và thanh toán trực tuyến trong TMĐT chưa thực hiện được do thiếu môi trường pháp lý thích hợp (chưa có văn bản cấp chính phủ về TMĐT) và hạ tầng CNTT cần thiết (thanh
toán qua ngân hàng, đường truyền đôi khi quá tải nếu có nhiều người truy cập thanh toán cùng lúc hoặc chỉ sử dụng website để đăng ký rồi phải đến trực tiếp hiện trường giao dịch và thanh toán trực tiếp như vé máy bay Pacific Airlines hay vé tàu lửa ở ga SG..). Nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TMĐT còn thiếu và chưa đủ trình độ để đáp ứng nhu cầu, mặc dù các trung tâm đào tạo CNTT, các khoa CNTT tại các trường ĐH vẫn tiếp tục tăng về số lượng. Hiệu quả ứng dụng TMĐT chưa cao do DN tham gia TMĐT một cách tự phát. Chính phủ chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn hoặc định hướng chính thức nào và chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần thiết cho DN. Người dân chưa quen với phương thức mua hàng gián tiếp, DN chưa xây dựng được những quan hệ đối tác đủ tin cậy để đưa phương thức giao dịch B2B vào áp dụng cho giao dịch thường xuyên.7 Khảo sát 504 doanh nghiệp về tình hình ứng dụng thương mại điện tử do Bộ Thương mại tiến hành, trong số doanh nghiệp có website, có 32,8% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử như hỏi thông tin hàng hóa, gửi yêu cầu hoặc đặt hàng trực tiếp. Ngoài ra có đến 80% số doanh nghiệp chỉ đầu tư dưới 5% chi phí hoạt động triển khai thương mại điện tử. Điều này cho thấy, DN vẫn chưa khai thác hết lợi ích mà Website mang lại, và việc thực hiện thương mại điện tử vẫn không phải là giải pháp phổ biến trong DN.
Về nhân lực và chi phí đầu tư ứng dụng CNTT trong các DNVVN
Theo một khảo sát của VCCI có khoảng 23% DN thừa nhận có dưới 40% nhân viên có kỹ năng sử dụng những chương trình ứng dụng cơ bản, trong khi gần 63% số DN có dưới 20% số nhân viên có thể sử dụng các chương trình ứng dụng chuyên dùng hỗ trợ kinh doanh. Bên cạnh đó, các DN chỉ dành 4,8% tổng chi tiêu ứng dụng CNTT cho việc đào tạo nhân viên.8