Một số so sánh về tình hình ứng dụng CNTT của các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ tin học hóa trong quản trị Logistics của các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ tại Tp. Hồ Chí Minh (Trang 31 - 34)

Hình 8: Cơ cấu nguồn vốn trong DNVVN

3.2.3 Một số so sánh về tình hình ứng dụng CNTT của các nước trong khu vực.

Trước hết việc ứng dụng CNTT của các DNVVN tại VN cũng phải dựa trên nền tảng trình độ CNTT của cả nước. Trong bối cảnh mà tình hình ứng dụng CNTT trong quản lý của cả nước không khả quan thì các DNVVN là những nhân tố còn nhỏ bé và muốn chuyển mình càng khó khăn. Báo cáo toàn cảnh công nghệ thông tin Việt Nam 2007 do Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh công bố ngày 9/7 cho thấy vị thế công nghệ thông tin Việt Nam trên trường quốc tế có tăng bậc so với năm trước nhưng ở vị trí không cao. Báo cáo dẫn kết quả xếp hạng hàng năm mới nhất của các tổ chức quốc tế cho thấy mức độ phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam đã tăng năm bậc lên vị trí 111 (trong số 183 quốc gia được xếp hạng). Đối với chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử, Việt Nam xếp ở vị trí 65/69, tăng 1 bậc.

Bảng xếp hạng về các tiêu chí liên quan đến công nghệ thông tin-viễn thông của các tổ chức quốc tế cũng cho thấy chỉ số tri thức (KI) của Việt Nam xếp ở vị trí 95/132 quốc gia, vùng

7http://www.timevn.com/Web/NewsDetail.aspx?distid=667

lãnh thổ và chỉ số nền kinh tế tri thức (KEI) xếp ở vị trí 99/132, đều tăng 14 bậc so với năm trước đó. Tuy nhiên, báo cáo của Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết chỉ số đánh giá mức độ chuẩn bị để tham gia và hưởng lợi từ các phát triển của công nghệ thông tin đã tụt 7 bậc xuống hạng 82/122, do bị đánh giá thấp ở các tiêu chí như xuất khẩu công nghệ cao, môi trường pháp luật, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng. Tốc độ phát triển internet tại Việt Nam cũng ở mức cao, đạt 25%, đưa Việt Nam lên hạng 17 thế giới về số lượng người sử dụng internet và đứng thứ 93 trên thế giới về tỉ lệ người dùng internet trên tổng số dân (đạt 20%)./.

Tại các hội thảo tiếp xúc với các DN Việt Nam đa số các nhà đầu tư đánh giá cao cố gắng của Việt Nam trong thời gian gần đây, đồng thời góp ý để môi trường đầu tư hoàn thiện hơn. Ông Ken Arakawa, phụ trách xúc tiến đầu tư của Jetro cho rằng Việt Nam cần tiếp thu những bài học từ Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia trong việc phát triển công nghiệp CNTT và thu hút đầu tư nước ngoài. Điều đó cho thấy chúng ta cần phấn đấu hơn nữa để thu ngắn khoảng cách về trình độ CNTT, có như vậy mới cạnh tranh thu hút được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.

Sự phát triển của chính ngành CNTT trong nước cũng tác động mạnh mẽ đến tỷ lệ thành công trong ứng dụng CNTT trong DNVVN, vì một trong những tảng đá mà DNVVN không thể vượt qua là chi phí cho triển khai giải pháp CNTT quá lớn. Trong khi những giải pháp đến từ công ty “nội” tỏ ra không hiệu quả mà các giải pháp “ngoại” thì chi phí quá cao. Muốn cho tất cả các DNVVN sử dụng các phần mềm ứng dụng thiết kế riêng cho quy trình sản xuất của họ thì cần phải có sự hỗ trợ từ các công ty cung ứng dịch vụ và giải pháp đó. Do vậy nhà nước cần có chiến lược giúp các DN cung cấp giải pháp CNTT phát triển để có thể phục vụ cho đối tượng đầy tiềm năng như DNVVN. Các nước Singapore, Malaysia và Thái Lan đều có những chiến lược nghiện cứu, định vị để đầu tư cho các chương trình phát triển các sản phẩm ICT của mình trong từng giai đoạn 5 năm, do đó họ đã đạt được bước tiến khá bài bản. Các chương trình phát triển đều đặt trọng tâm vào: cải cách cơ sở hạ tầng/môi trường; phát triển nguồn nhân lực; chọn lựa công nghệ; nâng cao năng lực quản lý; định hướng thị trường và sản phẩm; cải tiến/nâng cấp hệ thống sản xuất và marketing. Một chỉ số cũng phản ảnh khá chính xác về trình độ phát triển CNTT của Việt Nam so với các nước trên thế giới là chỉ số cạnh tranh CNTT do Economist Intelligence Unit (thuộc tạp chí The Economist Anh) bình chọn năm 2007 CNTT Việt Nam xếp thứ 61/64 về cạnh tranh, chỉ có một số nước sở hữu mọi nhân tố cần thiết để hỗ trợ cho sự thịnh vượng của khu vực công nghệ thông tin, nhưng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, Anh là bốn nước cung cấp môi trường mạnh mẽ nhất cho tính cạnh tranh của IT.

Các nhân tố để Economist Intelligence Unit đánh giá chỉ số xếp hạng bao gồm nguồn cung kỹ năng dồi dào, văn hóa sáng kiến thân thiện, hạ tầng cơ sở công nghệ trình độ thế giới, cơ chế luật pháp và sự hỗ trợ của chính phủ, không đề cập đến vấn đề môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cuối bảng trong danh sách các nước được xếp hạng. Singapore cao điểm nhất, xếp thứ 11. Tiếp theo là Malaysia (36), Thái Lan (41) và

Philippines (41). Tuy nhiên, Việt Nam được đánh giá cao về kỹ năng. Economist Intelligence Unit nhận định những thị trường mới nổi giàu nguồn nhân lực có kỹ năng sẽ chuyển lên vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng. Những đối thủ trong tương lai của Ấn Độ và Trung Quốc sẽ đến từ Nga, Brazil, Malaysia và Việt Nam cũng như các quốc gia nhỏ hơn như Estonia, Lithuania và Chile.

Theo Economist Intelligence Unit, những yêu cầu về kỹ năng đang thay đổi về căn bản. Tình trạng thiếu các nhân viên IT tài năng diễn ra ở khắp nơi và sẽ trở nên khó khăn hơn khi bản chất của các kỹ năng cần thiết đang thay đổi và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài khó khăn đó. Ngoài kiến thức về công nghệ, các nhân viên IT trong tương lai sẽ đòi hỏi chuyên sâu về quản trị dự án, quản lý sự thay đổi và phân tích kinh doanh… Hệ thống giáo dục ở một số quốc gia đang điều chỉnh chương trình đào tạo của họ nhưng ở nước ta chương trình đào tạo thay đổi không kịp so với thực tế, đây cũng là điều góp phần làm trì trệ sự phát triển các ứng dụng CNTT.

Chỉ số cạnh tranh công nghiệp IT được tính trên 6 nhóm phân biệt của các chỉ tiêu định lượng và định tính. Các nhóm là môi trường kinh doanh tổng thể (10%); cơ sở hạ tầng IT (20%); nguồn nhân lực (20%); môi trường pháp lý (10%); môi trường nghiên cứu và phát triển (25%) và sự hỗ trợ cho sự phát triển của IT (15%).

Điểm và xếp hạng

STT Quốc gia Tổng điểm STT Quốc gia Tổng điểm

1 Mỹ 77.4 33 Hy Lạp 38.6

2 Nhật Bản 72.7 34 Latvia 37.9

3 Hàn Quốc 67.2 35 Lithuania 36.6

4 Anh 67.1 36 Malaysia 34.9

5 Úc 66.5 37 Nam Phi 33.4

6 Đài Loan 65.8 38 Saudi Arabia 32.5

7 Thuỵ Điển 65.4 39 Thổ Nhĩ Kỳ 32.3

8 Đan Mạch 64.9 40 Romania 32.1

9 Canada 64.6 41 Thái Lan 31.9

10 Thuỵ Sỹ 63.5 42 Bulgaria 31.6 11 Singapore 63.1 43 Brazil 31.4 12 Hà Lan 62.9 44 Mexico 30.4 13 Phần Lan 62.7 45 Argentina 30.0 14 Na uy 59.7 46 India 29.1 15 Ireland 58.6 47 Philippines 28.7 16 Đức 58.2 48 Russia 28.0

17 New Zealand 57.5 49 China 27.9

18 Pháp 55.8 50 Sri Lanka 26.0

20 Israel 54.5 52 Venezuela 25.6

21 Hong Kong 53.4 53 Ecuador 25.2

22 Bỉ 53.3 54 Peru 25.1

23 Italy 46.4 55 Ai cập 24.3

24 Tây Ban Nha 46.1 56 Ukraine 23.9

25 (tie)Estonia 45.3 57 Indonesia 23.7

25 (tie)Bồ Đào Nha 45.3 58 Kazakhstan 21.4

27 Slovenia 44.2 59 Algeria 20.7

28 Hungary 41.5 60 Pakistan 20.2

29 Czech Republic 40.7 61 Việt Nam 19.9

30 Ba Lan 40.0 62 Azerbaijan 18.8

31 (tie)Chile 39.5 63 Nigeria 18.7

31 (tie)Slovakia 39.5 64 Iran 15.7

Bảng 4: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh công nghiệp IT

Nguồn: Economist Intelligence Unit, 2007

Số liệu trên cho thấy tình hình ứng dụng CNTT chung của cả nước còn khá thấp so với các nước trên thế giới và khu vực, điều này cũng là một yếu tố lớn tác động đến mức độ tin học hóa của các DNVVN tại Tp.HCM. Tuy nhiên, các DNVVN tập trung tại Tp.HCM có một lợi thế nhất định khi tập trung tại nơi được xem là trung tâm kinh tế của cả nước:

 Là nơi hoạt động CNTT diễn ra mạnh mẽ và tiến bộ nhất cả nước

 Đáp ứng đầy đủ cơ sở hạ tầng cho việc đầu tư ứng dụng CNTT

 Là nơi tập trung hoạt động của các công ty cung ứng giải pháp CNTT, các khu công viên phần mềm, khu công nghệ cao…

 Thu hút nguồn nhân lực có kiến thức trong lĩnh vực CNTT

 Nơi thường xuyên diễn ra các hội thảo chuyên đề về CNTT, giúp các DNVVN gặp gỡ trao đổi thắc mắc và kinh nghiệm trong vấn đề ứng dụng CNTT

Với những lợi thế trên, việc ứng dụng CNTT tại các DNVVN ở Tp.HCM chắc chắn sẽ có nhiều khả quan và diễn ra nhiều hơn so với tình hình chung của cả nước, đây cũng là lý do chủ yếu tác muốn thực hiện khảo sát trên nhóm đối tượng này.

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ tin học hóa trong quản trị Logistics của các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ tại Tp. Hồ Chí Minh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w