- Thứ ba, cần có thái độ khách quan, khoa học, tôn trọng lịch sử khi đề ra và
2.2.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quản lý văn hóa nói chung; sự quản lý của các cấp chính quyền trong công tác quản lý các
văn hóa nói chung; sự quản lý của các cấp chính quyền trong công tác quản lý các di sản văn hóa nói riêng của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay
Trong điều kiện kinh tế thị trường, người ta thường chú ưý đến việc làm kinh tế, làm giàu cho chính mình mà quên đi hay buông lỏng, bỏ mặc các di sản văn hóa bị mai một từng ngày bởi nhiều những nguyên nhân khác nhau.
Để khắc phục hạn chế tình trạng như hiện nay, cần xây dựng những thể chế, chính sách vận hành trong lĩnh vực giữ gìn và phát huy, phát triển giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, trong đó có văn hóa của dân tộc Thái. Nhà nước phải xây dựng cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lưý nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Hoàn thiện và bổ sung các chính sách cần thiết để nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Thái ở Tây Bắc nói riêng. Xây dựng thêm những văn bản dưới luật, với những quy chế hoạt động và những bản quy ước, sử dụng trong lĩnh vực giữ gìn và phát huy những tài sản văn hóa truyền thống ở các xã, bản cho thích hợp với đặc thù từng địa phương. Giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, tuyên truyền phổ biến những điều luật, những quy định pháp luật về hình phạt đối với các tội như: xâm phạm, đánh cắp, phá hoại các di sản văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó chú trọng tăng cường sự quản lưý của Nhà nước về văn hóa trên lĩnh vực bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, gắn với việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh; Xử lưý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật làm tổn hại đến văn hóa truyền thống.
Với tỉnh Sơn La, bên cạnh những giải pháp trên cần chú trọng quan tâm hơn đến vấn đề giữ gìn, kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào Thái khu vực tái định cư thủy điện Sơn La.
Cần coi trọng công tác nghiên cứu cơ bản về sự thay đổi văn hóa ở những vùng tái định cư và những tác động của nó. Có rất nhiều vấn đề văn hóa ở những vùng nhân dân di chuyển đi và ở vùng tái định cư, đòi hỏi công tác nghiên cứu phải được tiến hành một cách nghiêm túc, khoa học, phải được đầu tư xứng đáng cả về kinh phí, phương tiện và nhất là nguồn nhân lực. Những vùng di chuyển để tạo mặt bằng thi công và lòng hồ tương lai kéo dài từ Mường La đến Lai Châu là vùng có thềm sông cổ, có nhiều di chỉ khảo cổ. Phải gấp rút nghiên cứu khảo cổ, di chuyển và bảo tồn các di tích. Công việc này có ý nghĩa không chỉ bởi nó là một phần văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Bắc trong đó có dân tộc Thái, mà còn là công việc có tầm quan trọng quốc gia. Đổi mới công tác quy hoạch vùng tái định cư theo hướng thúc đẩy giao lưu văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đổi mới chính sách đầu tư cho vùng tái định cư theo hướng quan tâm hơn đến sự đồng thuận về văn hóa. Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa trong quá trình tái định cư và ở các bản mường tái định cư. Cần tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa, xây dựng những nòng cốt hoạt động văn hóa ở cơ sở nhằm đáp ứng những yêu cầu của các cộng đồng dân cư mới trong vùng tái định cư. Cần sử dụng ngay người địa phương làm công việc này bởi không ai có thể làm thay, làm hiệu quả hơn chính người Thái trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của họ. Đặc biệt coi trọng, tranh thủ lớp người già và những thanh niên có học thức vào công tác này.
kết luận
Văn hóa là một hiện tượng xã hội có tính kế thừa và tính bền vững, nó luôn tồn tại trong dòng chảy của sự vận động, phát triển của lịch sử - xã hội. Mỗi dân tộc với điều kiện và lịch sử của mình đều có một nền văn hóa với những nét riêng, lâu đời và bền chặt, đó là bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa là một tiêu chí để khẳng định sự tồn tại của một dân tộc; giữ gìn bản sắc là cách thức cơ bản để các dân tộc không tự đánh mất mình. Chính vì vậy, nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu đời sống văn hóa của các dân tộc là nghiên cứu toàn bộ những sáng tạo và phát minh của các dân tộc trong lịch sử xã hội. Qua đó để tìm ra những đặc sắc, tinh túy trong hệ thống giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, để tôn vinh, phát huy lên tầm cao mới để không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau.
Bối cảnh hội nhập toàn cầu và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay đã đem đến cho chúng ta những cơ hội lớn. Mặt khác, nó cũng mang trong mình khả năng làm xóa nhòa bản sắc từng dân tộc riêng biệt, làm băng hoại các giá trị truyền thống, làm cho dân tộc này có thể trở thành cái bóng hay bản sao của một dân tộc khác. Chính vì vậy, để giữ gìn bản sắc của riêng mình, mỗi dân tộc cần có những giải pháp thích hợp cho việc kế thừa và phát huy một cách có hiệu quả nhất các giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Đối với dân tộc Thái ở Tây Bắc nói chung và ở Sơn La nói riêng, một dân tộc đã có một nền văn hóa phong phú, lâu đời, độc đáo và hết sức đặc sắc, thì việc giữ gìn và kế thừa các giá trị văn hóa của dân tộc này ngày càng trở nên đặc biệt cần thiết trong điều kiện hiện nay. Nếu làm tốt được điều này thì không những chúng ta có thể giữ gìn những nét văn hóa riêng đáng tự hào của dân tộc, mà còn phát huy được sức mạnh tiềm tàng vốn có của nó từ bao đời nay, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, chúng ta không thể kế thừa tất cả những giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa
dân tộc Thái, bởi có những nét văn hóa đã tỏ ra không còn phù hợp hoặc không còn giá trị thậm chí còn gây cản trở cho sự phát triển của dân tộc. Vì vậy, chúng ta chỉ nên và cần thiết kế thừa những nét văn hóa nào thực sự có giá trị, đã và đang chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của những nguyên nhân khác nhau dẫn tới nguy cơ mai một bản sắc như văn hóa thung lũng; các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần như: văn hóa nông nghiệp, một số thành tố trong bộ công cụ lao động, nhà ở, trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ và văn tự, nghệ thuật, âm nhạc...; các giá trị văn hóa với tư cách là thiết chế xã hội: gia đình- bản mường...
Việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc nói chung và ở Sơn La nói riêng cần phải triển khai nhiều giải pháp tích cực. Các giải pháp này có ý nghĩa phương pháp luận nhằm nâng cao chất lượng công tác giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay. Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra hiện nay là cần đẩy mạnh phát triển KT- XH, cơ sở và nền tảng của văn hóa nhằm từng bước cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, trong đó có đồng bào dân tộc Thái. Nâng cao ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng dân tộc Thái ở Tây Bắc. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao dân trí cũng như để nâng cao hiểu biết, kiến thức về mọi mặt trong đó có kiến thức về văn hóa các dân tộc cho bà con các dân tộc trong toàn khu vực.
Để thực hiện tốt quá trình này, Đảng- Chính quyền các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc trong đó có tỉnh Sơn La cần phải có những chính sách kinh tế, chính trị, xã hội đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương nhằm hướng dẫn, động viên nhân dân, khơi dậy trong nhân dân lòng tự hào dân tộc để họ tự giác bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó, có thể đổi mới cách nhận thức, cũng như nâng caoư ý thức của bà con về vấn đề gìn giữ và kế thừa những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, cũng như các dân tộc khác. Tiến tới xây dựng phát
triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’’.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bách khoa thư triết học(1967), Tập 4, Nxb Bách khoa thư Xô Viết Mátxcơva.
2. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cưứ các văn kiện đại hội VIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Trần Bạt (2005), Văn hóa và con người, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
4. Trần Văn Bính (chủ biên) (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc, thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam (1999), Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Quàng Thị Chính (2005), Lễ cưới dòng họ Mè (huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
8. Cục thống kê tỉnh Sơn La (2006), Niên giám thống kê năm 2005.
9. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Phạm Đức Dương, Nhân tố Tày - Thái trong quá trình hình thành tiếng Việt và
mô hình văn hóa lúa nước của người Việt, (11-13/5/1990), Báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị quốc tế Thái học lần thứ IV, Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc).
11. Đại học Quốc gia Hà Nội - Chương trình Thái học Việt Nam (1998), Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
12. Đại học bách khoa toàn thư Liên Xô (1975), t 20, Nxb bách khoa thư, Liên xô.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện hội nghị BCH Trung ương lần thứ 5, khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Tài liệu học tậpkết luận Hội nghị Trung ương 10 khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Khoa Điềm (2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Phạm Văn Đức (1991), Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học, Tạp chí Triết học, (3).
21. Giáo trình Triết học Mác- Lênin (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
22. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa - giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Đỗ thị Hòa (2003), Trang phục các dân tộc thiểu số nhóm ngôn ngữ Việt- Mường và Tày - Thái, Nxb văn hóa dân tộc, Hà nội.
24. Lê Văn Hòa (2003), Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
25. Hợp tuyển thơ văn việt nam, (1979), Tập 4, Nxb Văn học, Hà Nội.
26. Đỗ Huy (2005), Văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva.
28. Thanh Lê (2005), Hành trang văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Vì Trọng Liên(2002), Vài nét về người Thái ở Sơn La, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
30. Hoàng Lương (2003), Hoa văn Thái, Nxb Lao động, Hà Nội.
31. C.Mác- Ph.Ăngghen(1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
32. C.Mác- Ph.Ăngghen(2001), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
33. C.Mác- Ph.Ăngghen(2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
34. C. Mác-Ăngghen(1994), Tuyển tập, Tập 4,Nxb Sự thật, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội.
36. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học.
37. Phan Ngọc (2005), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
38. Vi Hồng Nhân (2004), Văn hóa các dân tộc thiểu số từ một góc nhìn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
39. Vương Nhân (2004), Văn hóa các dân tộc thiểu số - từ một góc nhìn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
40. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
41. Vũ Quỳnh và Kiều Phú (1960): Lĩnh Nam Chích Quái (Truyện cổ dân gian sưu
tầm từ thế kỷ XV) NXB văn hóa, Hà Nội.
42. Văn Tân, Nguyễn Đạm (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội.
43. Cao Văn Thanh (chủ biên) (2004), Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của người Thái vùng núi Bắc Trung bộ hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia.
44. Lê Ngọc Thắng (1990), Nghệ thuật trang phục Thái, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
45. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa Thông tin.
46. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
47. Ngô Bá Thịnh (2003), Tìm hiểu Luật tục các tộc người Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
48. Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (1999), Luật tục Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
49. Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hóa Việt Nam - nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.
50. Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
51. Cầm Trọng - Phan Hữu Dật (1995), Văn hóa Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân
tộc, Hà Nội.
52. Cầm Trọng (2005), Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Cầm Trọng, Bản mường - một cấu trúc xã hội truyền thống Thái(1996), Báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị quốc tế Thái học lần thứ IV, Chiềng Mai, Thái Lan.
54. Trung tâm Xã hội và Nhân văn quốc gia- Viện Thông tin khoa học (1999),
Truyền thống và hiện đại trong văn hóa, Hà Nội.
55. Tục ngữ Thái (1978), Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội.
56. Từ điển tiếng Việt(1998), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
57. Từ điển tiếng Việt(2005), Nxb Đà Nẵng.