- Các giá trị văn hóa tinh thần:
1.2.2. Sự cần thiết phải kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong giai đoạn hiện nay
trong giai đoạn hiện nay
Kế thừa là một hiện tượng mang tính quy luật đối với sự phát triển nói chung. Không có một sự phát triển nào lại được bắt đầu từ con số “0”. Mọi sự phát triển luôn luôn là quá trình phủ định có kế thừa. Những yếu tố tích cực của cái cũ bao giờ cũng được giữ lại, kế thừa và phát triển trong sự ra đời của cái mới. Sự phát triển của những giá trị tạo thành bản sắc văn hóa của một dân tộc cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bản sắc văn hóa của một dân tộc là di sản vô cùng quý giá; đó là tinh hoa, cốt lõi và là linh hồn của chính dân tộc đó. Tuy nhiên, những giá trị tạo nên bản sắc đó, không phải là bất biến và tuyệt đối như nhau trong mọi thời đại. Khi điều kiện lịch sử đã có sự thay đổi thì cần phải có sự chọn lọc, kế thừa, bổ sung và đổi mới đối với những giá trị đó.
Việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và củng cố
cộng đồng các dân tộc, vì sự phát triển toàn diện cho mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (trong đó có dân tộc Thái ở Tây Bắc), là phương hướng và nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Đó cũng xuất phát từ quan niệm coi việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, là vấn đề trung tâm của chính sách dân tộc về văn hóa.
Văn hóa không phải là một hiện tượng siêu nhiên từ bên ngoài áp đặt và ban phát cho con người, cũng không phải do ý muốn chủ quan của con người, mà nó hình thành dựa trên nhiều những nhân tố khác nhau như kinh tế, chính trị - xã hội…Chính vì lẽ đó mà không phải bất kỳ một giá trị văn hóa nào, hay một nét văn hóa nào cũng đều phù hợp với mọi chế độ xã hội, và đều được con người chấp nhận và tiếp thu.
Cũng không phải giá trị văn hóa nào cũng có thể phát huy tác dụng để thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội. Ngược lại, có những giá trị văn hóa lại làm cản trở sự phát triển vì nó đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời kỳ mới. Thậm chí, ngay trong một giá trị văn hóa, có mặt còn là nhân tố thúc đẩy, nhưng mặt khác lại là nhân tố cản trở. Vì vậy, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó có dân tộc Thái ở Tây Bắc là một việc làm đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, chúng ta không thể kế thừa tất cả những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái đã có từ xa xưa. Chúng ta chỉ nên và cần kế thừa những nét văn hóa thực sự có giá trị, những nét văn hóa còn phù hợp với yêu cầu của xã hội và với giai đoạn hiện tại, nhưng đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Kế thừa những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái, mà những nét văn hóa đó mặc dù trải qua nhiều những thăng trầm, biến cố của lịch sử xã hội nó vẫn trường tồn, không mất đi nét độc đáo, riêng có của dân tộc Thái. Kế thừa bản sắc văn hóa của dân tộc Thái là kế thừa những nét văn hóa đặc trưng nhất, mà người ta có thể dựa vào đó để phân biệt cộng đồng tộc người Thái với các dân tộc khác. Những đặc trưng văn hóa này không bị pha trộn, mặc dù luôn có sự giao thoa rất mạnh mẽ giữa các nền văn hóa, của các cộng đồng tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc là sự thừa hưởng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đã được hình thành từ rất lâu đời cùng với quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Thái hàng ngàn năm nay. Với đặc điểm của tự nhiên và môi trường sinh tụ của dân tộc đã tạo cho văn hóa Thái nói chung, văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc nói riêng, những điểm độc đáo tạo nên bản sắc riêng của văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc.Việc giữ gìn một nền văn hóa như nó vốn có đã khó, nhưng tìm những cái hay, cái tốt, cái phù hợp với giai đoạn mới và phát triển nó, làm cho nó phát huy tác dụng mà không làm mất đi bản sắc, cái cốt lõi của nền văn hóa đó là việc làm còn khó hơn nhiều.
Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái là kế thừa những nét văn hóa có ý nghĩa tích cực thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội. Vì vậy, nói kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay thì trước hết phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của từng địa phương mà lựa chọn, để có thể đưa ra những phương hướng và giải pháp khả thi trên thực tế.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để vùng Tây Bắc phát triển đồng đều và vững chắc, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Quá trình vận động, phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH đẩy mạnh của cả nước cũng như vùng Tây Bắc sẽ tác động sâu sắc và toàn diện đến sinh hoạt văn hóa, đến bản sắc và bản lĩnh văn hóa từng dân tộc.
Bản sắc dân tộc luôn mang tính lịch sử cụ thể và luôn tạo lập các giá trị mới, để thích ứng với yêu cầu phát triển chung của thời đại. Vì vậy, bản sắc văn hóa dân tộc phải được hiểu trong xu thế phát triển, và phát triển là điều kiện để giữ gìn bản sắc. Với chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi của Đảng, chúng ta cần phải bảo lưu, khai thác cả cái cũ và mới trong những vùng dân cư mới để biến Tây Bắc thành vùng giàu mạnh của đất nước với một bản sắc văn hóa đa dạng và độc đáo trong sự thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc, trong đó có dân tộc Thái chủ động tham gia vào quá trình CNH, HĐH vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, vừa khai thác nó tạo động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi và với các vùng khác trong cả nước. Để làm được điều đó ngoài việc tạo các tiền đề phát triển kinh tế, xã hội vững chắc thì việc gìn giữ và kế thừa các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa các dân tộc là một vấn đề hết sức cần thiết và có ư nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn mới hiện nay.
Chương 2
Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa
của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay- Thực trạng
và giải pháp (qua thực tế ở tỉnh Sơn La)