- Thứ ba, cần có thái độ khách quan, khoa học, tôn trọng lịch sử khi đề ra và
2.2.2.6. Lập kế hoạch cụ thể, toàn diện và lâu dài cho công tác gìn giữ, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc
thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc
Để có được một cách nhất quán công tác này, cần phải có sự thảo luận phối hợp giữa các ban, ngành để đưa ra một kế hoạch cụ thể, toàn diện, thống nhất làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa trên thực tiễn về mọi phương diện kinh phí, đối tượng giữ gìn, hình thức giữ gìn, thời gian thực hiện...
Trước hết, cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện văn hóa truyền thống của người Thái ở Tây Bắc. Trên cơ sở đó đánh giá lại toàn bộ các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái, để lựa chọn phương thức, biện pháp bảo tồn, kế thừa và phát huy phù hợp đối với từng loại hình. Do vậy, việc nghiên cứu văn hóa của người Thái ở Tây Bắc cần phải được tiến hành theo hướng sau:
Những giá trị vĩnh cửu, tiến bộ thì bảo tồn, tạo mọi điều kiện để phát triển và phát huy tác dụng như: Nếp nhà sàn, các lễ hội truyền thống, Hạn Khuống...các làn điệu dân ca Thái, múa xòe; chữ viết, các tác phẩm văn học nói về lịch sử xã hội, các tác phẩm mang tính sử thi như “Quăm Tô Mương”, “Táy Pú Xớc” “Xống Chụ Xon Sao"; các bản gia phả, tộc phả của các dòng họ Thái, các loại sách viết bằng chữ Thái cổ...
Những giá trị cũ, có thể cải biến, chắt lọc những yếu tố tích cực để phục vụ cho sự phát triển. Chẳng hạn như phong tục thờ cúng tổ tiên, tục làm vía (cho người ốm,
người già, trẻ mới sinh...) nhưng phải cải biến tránh tốn kém, lãng phí về thời gian và tiền bạc. Cần phải giữ lại những yếu tố tích cực như lòng biết ơn tổ tiên, tính cố kết cộng đồng, nhưng tính cố kết cộng đồng ấy không được dẫn đến cục bộ địa phương, cục bộ dân tộc. Các phẩm chất đạo đức cá nhân như trung thực, thật thà, trọng chữ tín, cần cù lao động...cũng là những giá trị cần phải giữ gìn và kế thừa.
Những yếu tố văn hóa tuy cũ, nhưng không gây cản trở cho sự phát triển, thậm chí còn đáp ứng được một phần nhu cầu trong đời sống tinh thần của nhân dân thì không nên vận động xóa bỏ. Chẳng hạn, như y phục giàu màu sắc, hoa văn phong phú và cả đồ trang sức của người Thái ở Tây Bắc là nét đẹp truyền thống, vừa nói lên tính cách tâm lưưý vừa thể hiện trình độ thẩm mỹ của tộc người; những hoa văn mặt chăn, gối, áo cỏm, khăn Piêu là những di sản văn hóa nổi tiếng không chỉ riêng Việt Nam mà còn cả thế giới. Cần động viên, phát huy vai trò của tiến bộ của tổ chức dòng họ, trưởng họ, trưởng bản nhất là những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và địa phương để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Những giá trị gây cản trở cho sự phát triển thì phải tổ chức vận động, thuyết phục để tự bản thân người dân thấy rõ tác hại và loại bỏ chúng, như tục lệ tang ma kéo dài nhiều ngày, hỏa táng người chết theo phong tục truyền thống, chữa bệnh bằng các hình thức phép thuật, ma thuật, thầy mo thầy cúng...
Thứ hai, cần phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình khảo sát, sưu tầm văn hóa dân gian Thái, lựa chọn ưu tiên và tăng đầu tư kinh phí cho các di tích, địa chỉ văn hóa đang bị xuống cấp và có nguy cơ mai một.
Trên cơ sở đó triển khai thực hiện chương trình quốc gia về di sản văn hóa dân tộc thiểu số; thực hiện xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống trên địa bàn có người Thái sinh sống. Mặt khác, chính quyền phải bảo đảm quản lưý
chặt chẽ, sâu sát công tác bảo tồn để tránh sự tự phát, hoạt động tràn lan, không đúng mục đích trong nhân dân.
Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc cũng cần phải được chú ưý xem xét trong mối quan hệ: truyền thống và hiện đại và đặt nó trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của tộc người.