0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Một số định hướng lớn trong việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC HIỆN NAY (QUA THỰC TẾ Ở TỈNH SƠN LA) POTX (Trang 84 -86 )

- Điều kiện tự nhiên:

2.2.1. Một số định hướng lớn trong việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay

hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay

- Thứ nhất, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây

Bắc phải hướng đến mục tiêu thực hiện đoàn kết, bình đẳng dân tộc, rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của ĐCS Việt Nam đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay:

Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước. Xây dựng Luật dân tộc. Từ nay đến năm 2000 bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được 3 mục tiêu chủ yếu: Xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, sức khỏe cho đồng bào dân tộc, đồng bào vùng cao biên giới; Xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc dân tộc; Xây dựng cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ Đảng viên của các dân tộc ở các vùng các cấp trong sạch vững mạnh [2, tr. 119].

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một phần quan trọng của quá trình hiện thực hóa chính sách đoàn kết, bình đẳng dân tộc. Vì vậy, mọi giải pháp nêu ra đều phải nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách chênh lệch về đời sống văn hóa, đưa dân tộc Thái ở Tây Bắc hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đoàn kết, bình đẳng dân tộc phải được xem là mục tiêu đồng thời cũng là tiêu chí để kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả của các giải pháp. Cần chống lại những luận điểm xuyên tạc bản chất chính sách dân tộc của Đảng, gây chia rẽ mất đoàn kết như kiểu thành lập các khu tự trị Thái Mèo, thông qua chiêu bài giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc bằng con đường khép kín.

- Thứ hai, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa truyền thống và hiện đại, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong “Định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu” của Đại hội VIII ĐCS Việt Nam đã nêu rõ mục tiêu về văn hóa ở nước ta hiện nay trước hết phải nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. NQTW 5 (khóa IX) của Đảng đã chỉ rõ: “Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số”[16, tr. 65]. Như vậy, việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc nhất thiết phải thực hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.

Văn hóa dân tộc Thái là bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc này là góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quá trình thực hiện công tác này đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Chính yếu tố truyền thống là cái được chắt lọc, khẳng định qua thời gian làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, vì vậy cần phải giữ gìn và phát huy. Do đó, sự phát triển đúng hướng phải dựa trên cơ sở đó và lấy đó làm nền tảng, nhưmg phát triển không có nghĩa là “Tây hóa” trong phạm vi quốc gia, cũng không có nghĩa là “Kinh hóa” trong phạm vi vùng, khu vực. Mọi giá trị văn hóa đều có tính độc lập tương đối, nhưng sự phát triển của nó phải được đánh giá bằng trình độ, cấp độ và ưý nghĩa của nó đối với đời sống mỗi con người và cộng đồng. Nhưng dĩ nhiên, không có chân lưý chung cho mọi thời đại, nên cái truyền thống muốn tồn tại được cũng cần phải kế thừa, và phát triển cho phù hợp với điều kiện mới, đó là một tất yếu. Hiện đại hóa cái truyền thống là nhân tố cơ bản, đảm bảo cho sự tồn tại và nối tiếp bền vững các giá trị văn hóa truyền thống theo dòng lịch sử. Yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại phải được kết hợp một cách hài hòa, hợp lưý, nhuần nhuyễn để tạo ra một chỉnh

thể văn hóa thống nhất mới, tiến bộ hơn, phù hợp hơn nhưng vẫn không mất đi bản sắc của nó. Để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn của mâu thuẫn: giữ truyền thống không phù hợp với thời đại, hiện đại hóa mất đi truyền thống.. Cần có một bước đi rõ ràng, chắc chắn, không cực đoan. Trước hết, dựa vào mục tiêu của văn hóa để xác định rõ: Những yếu tố nào còn phù hợp, còn tiến bộ nên kế thừa và phát huy. Những gì là truyền thống đã lạc hậu, tiêu cực hay đã hết vai trò lịch sử cần phải vượt qua. Những giá trị văn hóa mới nào là tích cực, phù hợp với truyền thống dân tộc có thể tiếp thu, giá trị nào không phù hợp cần ngăn chặn sự xâm nhập tự phát của chúng. Từ đó kết hợp các yếu tố tích cực của truyền thống và hiện đại bằng hình thức và cách thức hợp lưý, hay hiện đại hóa cái truyền thống với những nội dung và hình thức mới phù hợp.

Lịch sử tộc người đã chứng minh, có thể tiếp thu các yếu tố văn hóa mới, mà vẫn giữ được bản sắc, hơn thế còn làm giàu hơn cho văn hóa tộc người. Cho nên, có thể chủ động cùng với thời gian chuyển những yếu tố văn hóa mới thành những yếu tố văn hóa tộc người mà vẫn không bị mất gốc. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa cái nội sinh và ngoại sinh, cái bản sắc, cái bên trong là chính, là cốt lõi.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC HIỆN NAY (QUA THỰC TẾ Ở TỈNH SƠN LA) POTX (Trang 84 -86 )

×