Nâng cao ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng dân tộc Thái ở Tây Bắc

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Sơn La) potx (Trang 96 - 98)

- Thứ ba, cần có thái độ khách quan, khoa học, tôn trọng lịch sử khi đề ra và

2.2.2.5. Nâng cao ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng dân tộc Thái ở Tây Bắc

cộng đồng dân tộc Thái ở Tây Bắc

Công tác giữ gìn kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc cần phải trên cơ sở đánh giá đúng nhu cầu và nhận thức của đồng bào về văn hóa của chính dân tộc họ. Việc bảo tồn kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trước hết phải xuất phát từ yêu cầu này. Vì văn hóa dân tộc Thái trước hết là của người Thái, họ là người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời cũng là người trực tiếp thừa hưởng, kế tục, bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong đời sống xã hội hiện tại và cả trong tương lai. Chỉ khi nào người dân hiểu được vị trí, vai trò của họ trong hoạt động này thì họ mới tích cực tự giác thực hiện có hiệu quả. Nếu bản thân họ không có ưý thức giữ gìn, kế thừa thì sự đổ vỡ và mai một các giá trị văn hóa là điều không tránh khỏi. Cho nên, nâng cao ưý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bản thân đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc là yếu tố có ưý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của công tác này.

Cuộc vận động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc trong đó có dân tộc Thái không chỉ dừng lại ở đồng bào, mà cần phải được mở rộng khắp cư dân trong khu vực và cả nước. Những tác động cùng chiều hỗ trợ từ bên ngoài sẽ là lợi thế cho hiệu quả công tác đó. Phát triển ưý thức cộng đồng, từ ý thức tộc người đến ý thức quốc gia thông qua văn hóa truyền thống. Có như vậy, đồng bào mới có ý thức gìn giữ, nâng niu các loại hình văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc khác. Từ đó hiệu quả công tác giữ gìn và kế thừa mới được nâng cao và có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội.

Con đường chủ yếu để thực hiện việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc là thông qua tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục. Do đó trước mắt ngành văn hóa thông tin các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên...cần tập trung chỉ đạo thường xuyên, liên tục mở các đợt tuyên truyền, vận động bằng mọi hình

thức nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Thái nói riêng. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa việc giữ gìn các giá trị văn hóa tốt đẹp của người Thái, cần phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản. Họ là những người lưu giữ được nhiều nhất những giá trị văn hóa truyền thống, có kinh nghiệm và uy tín tổ chức các hoạt động văn hóa, là trụ cột trong các hoạt động văn hóa, tiếng nói có giá trị cao và được nể trọng trong cộng đồng. Đây là lớp người có vai trò không thể thay thế trong thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Về đối tượng, cần đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ. Đây là đối tượng nhạy cảm nhất với mọi sự thay đổi; trong họ luôn có sự lựa chọn giữa yếu tố truyền thống hay hiện đại. Bằng nhiều hình thức tạo điều kiện cho thế hệ trẻ, nhất là thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số bản địa được tìm hiểu, tiếp xúc với các di sản văn hóa truyền thống. Qua đó hình thành niềm tự hào, xóa bỏ những mặc cảm tự ti, xem việc giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình là nhiệm vụ thiêng liêng và vinh dự của thế hệ mình. Cần triển khai thực hiện sâu rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa, trong đó có nội dung bảo tồn, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Sử dụng và phát huy triệt để thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng (các đài phát thanh - truyền hình, các loại áo chí, xuất bản phẩm…) hệ thống các thiết chế thông tin của ngành văn hóa...

Để công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Thái ở Tây Bắc thực sự mang lại hiệu quả, vấn đề quan trọng hiện nay là phải kiện toàn và triển khai nhân rộng các mô hình thiết chế văn hóa đã có ở một số địa phương, như mô hình bản văn hóa ở bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình; bản văn hóa dân tộc Thái Đen ở bản Bó, xã Chiềng Cơi thị xã Sơn La...Tuy vấn đề nêu trên còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp nhưng cần phải khẩn trương tiến hành, tính toán xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở từng địa phương.

Phải xác định rõ văn hóa của người Thái dưới dạng vật thể và phi vật thể là di sản quưý báu của nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng. Giữ gìn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống là hành động yêu nước, là tạo sức đề kháng chống lại sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai, là làm giàu có thêm vốn văn hóa của đất nước.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Sơn La) potx (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)