Các giải pháp hoàn thiện việc quản lý hệ thống kênh phân phối tại nhà máy chế biến thức ăn gia súc Bình Minh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối tại Hợp tác xã chế biến thức ăn gia súc Bình Minh (Trang 49 - 52)

tại nhà máy chế biến thức ăn gia súc Bình Minh.

Để có thể nâng cao chất lượng của hoạt động xây dựng kênh phân phối nhà máy cần tuyển thêm những cán bộ có chuyên môn về Marketing, thành lập ra bộ phận nghiên cứu thị trường, đội ngũ nhân viên tiếp thị và bộ phận quan hệ với khách hàng riêng biệt để khách hàng có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn, hiểu rõ hơn về sản phẩm, đồng thời làm quan hệ trở nên thân thiện từ đó họ thu thập thông tin lấy ý kiến từ khách hàng.

3.2.2.2 Công tác động viên khuyến khích các thành viên kênh.

Ngoài những tiêu chí trên nhà máy còn đưa ra các tiêu chí khác để các cán bộ kinh doanh lấy làm cơ sở trong việc tuyển chọn các đại lý, hiện nay nhà máy đã áp dụng đa dạng các phương pháp khuyến khích kênh nhưng lại còn nhiều hạn chế.

Nhà máy cần tăng cường sự liên kết giữa các thành viên trong kênh, đặt các lợi ích kinh tế của nhà máy với các đại lý, khách hàng và đưa ra hiều chính sách ưu đãi cho các đại lý như chương trình rút phiếu trúng thưởng trị giá từ 500 đến 10 triệu đồng dành cho các đại lý hoạt động tốt hoặc sớm nhất, hoặc chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng cho các đại lý từ 1 đến 3% tùy theo từng đơn hàng.

3.2.2.3 Đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh.

Nhà máy cần phải đầu tư nghiên cứu và xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các thành viên kênh, nó cho phép nhà máy đánh giá được sức mạnh của kênh phân phối như điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân ở khâu nào để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục. Hơn nữa việc đánh giá hoạt động còn liên quan đến lợi ích kinh tế của các thành viên trong kênh, vì vậy cần phải xây dựng các phương pháp đánh giá chính xác, công bằng tránh tình trạng chủ quan.

Để xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tốt, trong quá trình xây dựng cần tính toán đến nhiều khía cạnh, cần đánh giá một cách toàn diện mọi mặt của các thành viên kênh như: khi đánh giá hoạt động của một đại lý không chỉ

còn cần phải xem xét các yếu tố khác như mức độ hợp tác, địa bàn hoạt động, tiến độ thanh toán ....

3.2.2.4 Giải quyết xung đột trong kênh phân phối.

Nhà máy phải biết giải quyết những mâu thuẫn đó để các kênh phân phối hoạt động hiệu quả hơn.

Khi mâu thuẫn đã trở nên nghiêm trọng, thì nhà máy phải sử dụng các biện pháp như ngoại giao, hòa giải quyền lợi của các kênh trên tinh thần thiện chí, uy tín, kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo của nhà máy, nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ hoạt động các kênh vì lợi ích chung.

Mong muốn không có bên nào bị thua cuộc, không dẫn đến tình trạng đối đầu giữa các kênh.

Công nhận và có biện pháp khen thưởng đối với những kênh đã đóng góp một cách công bằng vì mục tiêu chung của nhà máy, đồng thời có những biện pháp xử lý những kênh phân phối thiếu trách nhiệm.

Sử dụng chính sách giá để củng cố các luật lệ, tranh thủ tiếp cận các thông tin từ các kênh và phải rõ ràng.

Nhà máy cử ra một nhóm người có uy tín để gặp gỡ đại diện của các kênh để cùng nhau thương lượng nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề mà các bên quan tâm.

Nhà máy sẽ đứng ra hòa giải quyền lợi của các kênh, kết quả phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của nhà máy, nhưng quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của nhà máy mà hoàn toàn phụ thuộc vào các kênh.

Nhà máy cần chuyên môn hóa vai trò của từng thành viên và các xung đột. Sự hợp tác, chuyên môn hóa vai trò và điều giải xung đột trong kênh phân phối chỉ thực hiện được nếu nhà máy có một cấp lãnh đạo vững mạnh, với một bộ máy điều hành có quyền lực phân chia lực lượng hợp lý trong kên phân phối, phân công nhiệm vụ rõ ràng và giải quyết mâu thuẫn xung đột một cách hợp lý.

3.2.3 Hoàn thiện việc sử dụng hệ thống Marketing - Mix để quản lý kênh phân phối tại Hợp tác xã thức ăn gia súc bình Minh. kênh phân phối tại Hợp tác xã thức ăn gia súc bình Minh.

Để hỗ trợ cho công tác phân phối sản phẩm, nhà máy cần làm tốt các chính sách giá cả, sản phẩm, khuyến mại nhằm tạo ra một sự phù hợp giữa các yếu tố với điều kiện của thị trường từ đó sẽ giúp nhà máy củng cố được vị trí của mình và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3.2.3.1 Phân phối sản phẩm ở các khu vực .

Sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa hàng bán lẻ theo kênh, những nhân viên này có nhiệm vụ chào các sản phẩm mới, hướng dẫn giao hàng và thủ tục cho các đơn dặt hàng tiếp theo.

Cung cấp đầy đủ các thủ tục cho các điểm bán lẻ để họ sử dụng tối đa không gian trong cửa hàng. Ngoài ra, nhà máy cho các kênh phân phối vay để mua phương tiện đi lại phục vụ cho việc giao hàng của đại lý, hoặc là đại lý cho người tiêu dùng chậm trả từ đó thu hút nhiều khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối tại Hợp tác xã chế biến thức ăn gia súc Bình Minh (Trang 49 - 52)