Tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành (Trang 58 - 61)

khắc phục hạn chế này, cần phải xem xét ý chí của các thành viên đó về bản chất cũng như là ý chí của những người dân. Với quy định như vậy, việc mời các thành viên chuyên môn tham gia đoàn giám sát mới thực sự có ý nghĩa.

Về phương pháp giám sát: tùy thuộc vào từng đối tượng có thể lựa chọn các hình thức, phương pháp giám sát khác nhau. Nhưng dù sử dụng phương pháp, hình thức nào cũng phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và triệt để.

Như vậy, để hoạt động giám sát có hiệu quả chúng ta phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên hiệu quả giám sát không dừng lại ở việc chỉ ra các ưu điểm, khuyết điểm, đề ra biện pháp khắc phục cho cơ quan đơn vị chịu sự giám sát mà điều quan trọng là đơn vị đó đã khắc phục, sửa sai khuyết điểm của mình như thế nào. Do đó, cần có chế độ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận của đoàn giám sát, đồng thời pháp luật phải quy định cho HĐND có những chế tài cụ thể đối với cơ quan đơn vị bị giám sát nếu họ không thực hiện tốt các đề xuất, kiến nghị của HĐND.

3.4 Tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát. giám sát.

Một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả giám sát chưa cao là do thiếu điều kiện vật chất và phương tiện thông tin cho các đại biểu. Trong điều kiện xã hội ngày nay, nhu cầu cung cấp thông tin là rất cần thiết. Hơn nữa các đại biểu HĐND, các cơ quan của HĐND muốn thực hiện tốt chức năng của mình thì nhu cầu được đảm bảo về thông tin là một yêu cầu lớn càn phải được hỗ trợ một cách đầy đủ nhất. Thông tin cần phải được cập nhật sâu, rộng, trong mọi lĩnh vực giám sát. Để làm tốt nội dung trên cần phải tăng cường công tác thông tin, lưu trữ và công tác tư liệu, đảm bảo đầy đủ về nội dung thuộc mọi

lĩnh vực giám sát của HĐND. Đồng thời việc cung cấp thông tin phải phù hợp với kế hoạch giám sát, tránh tình trạng gần đến khi HĐND họp hoặc trong kỳ họp mới gửi tài liệu cho đại biểu không đủ thời gian để đại biểu nghiên cứu, phân tích tài liệu đối chiếu thông tin một cách kỹ lưỡng.

Để tăng nguồn thông tin trong thời gian chuẩn bị và diễn ra kỳ họp HĐND các cấp nên thành lập một số đường dây điện thoại để tiếp nhận thông tin do cử tri phản ánh. Với biện pháp này HĐND sẽ nắm được bức xúc của cử tri, kịp thời giải quyết, tránh hiện tượng xảy ra điểm nóng làm ảnh hưởng đến ổn định an ninh, chính trị của địa phương.

Nên ứng dụng khoa học, công nghệ của HĐND như thành lập các trang website của HĐND, tiếp tục biên tập phát hành bản tin của HĐND mỗi quý một cuốn. Đó sẽ là địa chỉ tin cậy để các đại biểu HĐND, cử tri và mọi người dân nghiên cứu tham gia trao đổi, góp ý kiến cho HĐND hoạt động hiệu quả hơn.

Về điều kiện vật chất, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo cho HĐND thực hiện tốt chức năng của mình. Cần quan tâm hơn nữa đến chế độ đãi ngộ, khen thưởng, quan tâm đến chế độ tiền tàu xe đi lại, phụ cấp sinh hoạt phí cho đại biểu một cách hợp lý.

Tóm lại, các nhóm giải pháp nói trên đều rất cần thiết, mỗi giải pháp có một vai trò riêng, khó có thể đánh giá giải pháp nào quan trọng nhất. Tuy nhiên, chúng chỉ đem lại hiệu quả thiết thực nếu được tiến hành một cách đồng bộ, hợp lý và kiên quyết, trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo cơ của Đảng và Nhà nước đối với công tác nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND hiện nay.

KẾT LUẬN

Hoạt động giám sát là một trong những chức năng quan trọng của HĐND. Nó càng quan trọng hơn bởi trong một đất nước mà nạn tham nhũng và tệ nạn quan liêu được xem là một nguy cơ, thì việc thực hiện quyền lực Nhà nước nhằm làm trong sạch bộ máy, duy trì bản chất tốt đẹp của chế độ lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Để bắt nhịp cùng với nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực hiện công cuộc đổi mới về tổ chức và hoạt động của HĐND đã được đề cập trong các nghị quyết của Đảng, thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND đã được chú ý và coi trọng. Đặc biệt, sau khi Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ra đời, có hiệu lực pháp luật, hoạt động giám sát đã đi vào cuộc sống và có nhiều chuyển biến tích cực. Hàng năm, HĐND các cấp đã xây dựng được chương trình, kế hoạch giám sát cụ thể bằng việc ra các nghị quyết trên cơ sở yêu cầu thực tế cuộc sống, công tác tổ chức giám sát đã diễn ra toàn diện, chủ động và bài bản hơn trước. Công tác theo dõi, đôn đốc sau giám sát đã được chú ý, thực hiện nghiêm túc hơn, làm tăng lòng tin của nhân dân đối với cơ quan quyền lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, và làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước.

Dù đã có những tiến bộ rõ rệt, nhưng hiệu quả giám sát của HĐND các cấp vẫn chưa thực sự xứng với vai trò, vị trí của HĐND, vẫn còn nhiều bất cập hạn chế. Hệ thống pháp luật về giám sát, một số quy định còn thiếu tính khả thi, còn nhiều bỏ ngỏ…cho nên, nhiều địa phương hoạt động giám sát mới chỉ ở “ngoài da”, thiếu chủ động, kiên quyết, còn nặng tính hình thức. Do đó, phải kết hợp một cách đồng bộ các hạn chế trên, để phát huy hơn nữa sức mạnh của HĐND, góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w