Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành (Trang 35 - 40)

Đại biểu HĐND do cử tri địa phương bầu ra, đại diện cho nhân dân của một cấp chính quyền nhà nước, có quan hệ trực tiếp với nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trước hết thông qua người đại diện của mình. Theo Điều 36 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì: “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý Nhà nước”

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đại biểu HĐND thực hiện hoạt động giám sát thông qua các hoạt động chủ yếu sau:

- Thứ nhất, tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của HĐND, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của HĐND:

Hiện nay, nhìn chung hoạt động này đã được các đại biểu thực hiện nghiêm túc, việc tham dự các kỳ họp đã đầy đủ và tích cực hơn. Đồng thời đã có nhiều ý kiến phát biểu, thảo luận một cách nghiêm túc, dân chủ và thiết thực. Các đại biểu đã vận dụng đường lối, chính sách, pháp luật Nhà nước, hoàn cảnh thực tế ở địa phương để phân tích đánh giá các bản báo cáo một cách khách quan, khoa học, có căn cứ cụ thể. Từ đó đã giúp cho HĐND ban hành những nghị quyết phù hợp với chủ trương chính sách, pháp luật Nhà nước và sát với thực tế địa

phương. Làm cho hoạt động của HĐND đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo được niềm tin cho cử tri và nhân dân. Đồng thời qua đó cũng giúp cho các cơ quan lập báo cáo nâng cao tinh thần trách nhiệm trước HĐND. Trong các kỳ họp vấn đề chất vấn, nội dung chất vấn đề được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, ví dụ: Trung bình kỳ họp HĐND tỉnh Đồng Nai có khoảng trên mười nội dung chất vấn. Hình thức hỏi đáp thắng thắn, cụ thể kết hợp với tranh luận cho đến khi sáng tỏ vấn đề luôn thu hút đại biểu và cử tri. Tuy nhiên, Chủ tọa luôn giữ vai trò “trọng tài” để tranh luận có điểm dừng hợp lý mà vẫn hiệu quả, luôn giữ được văn hoá nghị trường. [34]. Chính điều đó đã góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND.

- Thứ hai, thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc với cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND.

Theo quy định tại Điều 39 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì: “Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri”.

Với vai trò là người đại biểu của nhân dân, thay mặt cho nhân dân quyết định những vấn đề cơ bản quan trọng ở địa phương thì người đại biểu HĐND phải hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đưa tiếng nói của nhân dân vào các cơ quan nhà nước. Muốn hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương thì đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri

Việc tiếp xúc và thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri là việc làm hai chiều. Để hai bên cùng đạt được mục đích của việc tiếp xúc thì đại biểu HĐND phải cung cấp cho cử tri đầy đủ những thông tin về hoạt động chủ yếu của HĐND trong năm, phổ biến những chính sách phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương được thể hiện trong các nghị quyết của HĐND và giải đáp các thắc mắc của cử tri về nội dung của những nghị quyết đó trên cơ sở hoạt động này nâng cao trình độ dân trí, giáo dục và động viên nhân dân tự giác tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết của HĐND đã đặt ra. Đồng thời đại biểu HĐND cần phải tích cực thu thập và phản ánh trung thực nguyện vọng, ý kiến của cử tri đối với chính sách phát triển kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, tại cuộc tiếp xúc cử tri, ngoài những vấn đề chung, đại biểu HĐND phải báo cáo với cử tri về hoạt động của cá nhân và có thể phải trả lời những câu hỏi của cử tri đối với những vấn đề trong hoạt động đại biểu, lắng nghe ý kiến đóng góp của cử tri. Ngược lại về phía cử tri cũng cần chủ động, tích cực tham gia đóng góp ý kiến, bởi chính những kiến nghị, phản ánh của họ sẽ được thể hiện trong những nghị quyết HĐND.

Sau mỗi kì họp HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND, vận động và cùng với nhân dân thực hiện nghị quyết đó,

Mọi hoạt động đều phải tính đến mục đích và hiệu quả. Việc tuyên truyền, giải thích chính sách pháp luật của đại biểu HĐND đối với cử tri xét đến cùng là việc nâng cao nhận thức của người dân, để người dân tự giác hướng những hoạt động của họ vào việc thực hiện những mục đích chính trị mà chính quyền địa phương đang hướng tới vì lợi ích của cộng đồng trong đó có lợi ích của từng người. Để việc phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND cho người dân dễ hiểu, dễ thực hiện thì bản thân mỗi cá nhân đại biểu HĐND cần phải nắm được bản chất của vấn đề mình truyền đạt, tránh tình trạng giải thích một cách tùy tiện theo ý kiến chủ quan của cá nhân mình, khi giải thích cần lấy ví dụ thực tế trong đời sống của người dân ở địa phương để người nghe đễ tiếp

thụ, chú trọng quan tâm vào những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đời sống, quyền lợi của họ.

Việc tiếp xúc cử tri có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện tính dân chủ và ở đó người dân được nói lên ý kiến của mình. Qua thực tế, hoạt động giám sát tại nhiều địa phương như: Nghệ An, Đồng Nai, Hải Dương, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… việc tiếp xúc cử tri đã được các đại biểu thực hiện nghiêm túc với hình thức và nội dung phong phú. Việc tiếp xúc cử tri đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên trên hiện nay nhiều nơi việc tiếp xúc cử tri vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nếu như bệnh thành tích trong ngành giáo dục như một chứng kinh niên làm lung lay nền tảng đạo đức, thì với các đại biểu nhân dân việc tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân chúng đang bị bệnh hình thức chế ngự như một chứng nan y, mà hậu quả cũng không kém phần nguy hiểm...

Cùng với Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, ở các địa phương, hệ thống chính trị đất nước còn có HĐND ở các cấp. Xuân thu nhị kỳ đều có các cuộc tiếp xúc không chỉ giữa đại biểu Quốc hội với dân mà còn cả của đại biểu HĐND với các tầng lớp dân cư. Những tưởng với cấu trúc bộ máy như thế, đâu đâu người dân cũng có thể bày tỏ nguyện vọng thông qua người đại diện của mình. Thế nhưng, thực tế đã diễn ra không như mong muốn.

Dân chúng bức xúc với cơ quan công quyền, không còn là chuyện lạ. Không ít trường hợp viết đơn thư ký tên tập thể, khiếu kiện vượt cấp, tạo ra dư luận xấu trong đời sống chính trị đất nước. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là người dân không có dịp tiếp xúc trực tiếp với người đại diện của mình để bày tỏ nguyện vọng, hoặc người đại diện chưa đủ tin cậy để nhân dân bày tỏ những bức xúc. Một khía cạnh khác, những kiến nghị của dân được tiếp thu nhưng chưa có cách giải quyết thấu tình đạt lý nên chưa tạo được niềm tin. Theo quan điểm "dân chủ đại diện", việc tiếp xúc cử tri thường được tổ chức thông qua việc cử một hội đồng đại diện do chính quyền lựa chọn. Khi các đại

biểu về các địa phương, tiếng là tiếp xúc cử tri nhưng thực chất họ chỉ tiếp xúc với những cử tri do chính quyền địa phương lựa chọn, hay nói cách khác là tiếp xúc với Hội đồng quan chức địa phương. Thực chất của Hội đồng này chỉ là cánh tay nối dài của chính quyền. Những tâm tư và nguyện vọng do họ trình bày, đề đạt đều rất chung chung và đặc biệt là không xung đột lợi ích với chính quyền. Trên lý thuyết, họ là đại cử tri nhưng trên thực tế đại cử tri không phải lúc nào cũng đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Chính vì thế, ý kiến của họ chưa phản ánh được đúng nguyện vọng của người dân, mà chỉ phản ánh được nguyện vọng và lợi ích của Hội đồng quan chức ấy.

Cùng với hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, đã được Đại biểu HĐND nghiên cứu và kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ: trong năm 2009 các tổ hoà giải xã Lâm San ( Cẩm Mỹ- Đồng Nai) nhận được 24 đơn yêu cầu hòa giải; các Tổ hòa giải đã hòa giải thành 17/24 trường hợp, đạt tỷ lệ 71%, trong đó: tranh chấp quyền sử dụng đất đã hoà giải thành 9/10 đơn, tranh chấp dân sự hoà giải thành 08/10 đơn, hôn nhân gia đình hoà giải thành 02/04 đơn…[31]

Nhìn chung, hoạt động giám sát của HĐND nhiệm kỳ 2004 -2009 đến nay đã có nhiều tiến bộ hơn trước, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Tuy vậy, hoạt động giám sát nhìn chung còn nhiều khó khăn tồn tại, hiệu quả, hiệu lực chua cao. Vì vậy, chúng ta cần đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, bảo đảm cho HĐND xứng đáng với danh hiệu cao quý “người đại biểu nhân dân”.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w