Hoạt động giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành (Trang 32 - 35)

Theo quy định của pháp luật hiện hành chỉ ở HĐND cấp tỉnh và cấp huyện mới thành lập các Ban. HĐND cấp tỉnh thành lập ba Ban. Đó là Ban kinh tế và ngân sách; Ban văn hóa – xã hội; Ban pháp chế (nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân tộc). HĐND cấp huyện thành lập hai Ban: Ban kinh tế - xã hội, Ban pháp chế.

Các Ban của HĐND là những cơ quan tham mưu giúp việc của HĐND. Căn cứ vào nghị quyết của HĐND và chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể của HĐND, các Ban đã xây dựng chương trình kế hoạch giám sát đối với các lĩnh

vực phụ trách của mình. Về hình thức giám sát các Ban có thể tiến hành giám sát thường xuyên theo định kỳ hoặc giám sát đột xuất các vấn đề bức xúc mà cử tri và nhân dân quan tâm. Sau các đợt giám sát các Ban phải có báo cáo tổng hợp, nêu ý kiến đánh giá và các kiến nghị tham mưu cho Thường trực HĐND, UBND và các Sở ban ngành liên quan xem xét, xử lý trong quá trình điều hành thực hiện nghị quyết của HĐND các cấp. Theo báo cáo tổng kết hoạt động các Ban HĐND nhiệm kỳ 1994 – 2004 và báo cáo hoạt động các Ban nhiệm kỳ 2004 – 2009 đến nay hoạt động giám sát của các Ban đã có nhiều tiến bộ.

Đặc biệt là khi Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ban hành, các thủ tục, trình tự giám sát của được quy định cụ thể và chặt chẽ nên HĐND đã có chất lượng và hiệu quả hơn. Các cuộc giám sát đã tập trung bám sát thực tế, đi vào chiều sâu, không dàn trải.

Ví dụ: theo báo cáo hoạt động của Ban pháp chế tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XI về “chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2009”. Trong 6 tháng đầu năm 2009, Ban thực hiện giám sát chuyên đề về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến quản lý đất đai và tài nguyên khoáng sản than. Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã thành lập Đoàn giám sát theo quyết định số 06/QĐ-BPC ngày 20/3/2009 và tiến hành giám sát tại một số Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh, huyện trong giai đoạn từ tháng 01/2006 đến hết tháng 02/2009. [30]

Quá trình giám sát nhận thấy công tác quản lý tài nguyên khoáng sản than trên địa bàn thời gian qua còn nhiều sơ hở, kể cả công tác quản lý Nhà nước của ngành chức năng, chính quyền địa phương và công tác bảo vệ, quản lý trong ranh giới mỏ của đơn vị thành viên. Những vi phạm liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai ở một số cấp chính quyền cơ sở kéo dài từ nhiều năm trước; việc cập nhật, theo dõi, quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ, hóa đơn theo quy định rất lỏng lẻo, thiếu khoa học thậm chí bị thất lạc, mất mát, hư hỏng; trong khi ở từng thời điểm có sự điều chỉnh, thay đổi của các quy định,

chính sách pháp luật về đất đai nên gây không ít những khó khăn trong quá trình so sánh, đối chiếu phục vụ công tác xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ…

Qua việc kiểm tra giám sát các Ban đã không chỉ phát hiện ra các sai sót của các cơ quan ban ngành mà còn đưa ra được các kiến nghị, đề xuất, những giải pháp khắc phục, giúp các đối tượng bị giám sát kịp thời uốn nắn chấn chỉnh những lệch lạc của mình trong việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Theo quy định tại Điều 78 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 “ Các Ban của Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xuyên theo dõi việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp”. Trong trường hợp phát hiện VBQPPL, nghị quyết có dấu hiệu trái với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên; nghị quyết của HĐND thì các Ban của HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.

Trong thời gian vừa qua, hoạt động giám sát công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được đẩy mạnh, nhiều văn bản vi phạm pháp luật được phát hiện và xử lý.

Song nhìn chung hoạt động giám sát của các Ban trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế như;

- Việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát chưa đồng bộ còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban nên không tránh khỏi sự chồng chéo. Việc bố trí thời gian giám sát chưa phù hợp với tình hình công tác thực tế của từng thành viên, nên chất lượng giám sát chưa cao.

- Chưa có nhiều cuộc giám sát đột xuất các vấn đề bức xúc được cử tri và nhân dân quan tâm mà chủ yếu tập trung vào những vấn đề định kỳ, thường xuyên.

- Ở nhiều địa phương, giám sát của các Ban HĐND chưa mang lại hiệu quả thiết thực, phương pháp làm việc chưa tốt, gây phiền hà tới đối tượng bị giám sát, các biện pháp xử lý kiến nghị còn chung chung, không rõ ràng dứt khoát…

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w