các Đoàn đi giám sát tại địa phương.
Hiện nay hình thức tổ chức, thành lập Đoàn giám sát tại các địa phương được sử dụng nhiều và triển khai rộng rãi, và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện hình thức giám sát này còn bất cập về chương trình giám sát, thành viên của đoàn giám sát và phương pháp giám sát. Chính vì vậy, mặc dù HĐND ở các địa phương đã cố gắng tổ chức được nhiều cuộc giám sát song hiệu quả vẫn còn thấp. Để hình thức tổ chức Đoàn giám sát tại địa phương đạt được mục đích, cần phải thực hiện đồng bộ những biện pháp cơ bản sau:
Về chương trình giám sát: Khi xây dựng nghị quyết giám sát hàng năm, HĐND ngoài việc xây dựng chương trình giám sát theo định kỳ, cần phải dự báo những vấn đề phát sinh, nổi cộm cần giám sát đột xuất. Trên cơ sở đó Thường trực HĐND và các Ban xây dựng chương trình giám sát của mình theo kế hoạch cụ thể của từng kỳ họp, từng quý, từng tháng nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm. Bởi, hiện nay đối tượng, phạm vi, nội dung giám sát của HĐND rất rộng trong khi đó lực lượng giám sát còn mỏng. Nếu chúng ta vẫn tổ chức giám sát tràn lan, giàn trải thì hiệu quả chắc chắn sẽ không cao và làm ảnh hưởng tới uy tín của HĐND. Do đó, có thể tổ chức ít cuộc giám sát, nhưng cuộc giám sát nào cũng phải triệt để và đến cùng thì tác dụng của nó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Về thành viên của Đoàn giám sát: Ngoài quyền hạn và kỹ năng giám sát, thành viên của đoàn giám sát cần phải có chuyên môn về lĩnh vực được giám sát. Để đáp ứng yêu cầu đó, có thể thực hiện chế độ hợp đồng mời các chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực tham gia hoạt động với đoàn giám sát. Đồng thời phải có quy định cụ thể, để chính kiến giám sát của họ trở thành ý chí của người đại biểu. Vì thực tế xảy ra tình trạng, các thành viên chuyên môn không phải là Đại biểu của HĐND đã đóng góp một vai trò rất lớn trong xem xét, tìm hiểu giúp HĐND phát hiện vấn đề chính xác, nhanh gọn.
Nhưng xuất phát từ tư cách pháp lý, cho nên ý kiến của họ không phải lúc