Tình hình đầu t phát triển thép trong 5 năm giai đoạn

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại công ty Thép Việt Nam trong giai đoạn 1991-2010 (Trang 35 - 41)

IV. Thực trạng tình hình đầu t phát triển của Tổng côngty trong giai đoạn 1991-

1. Tình hình đầu t phát triển thép trong 5 năm giai đoạn

1991-1995.

Trong giai đoạn này do cha có sự sát nhập giữa các Tổng công ty, cha có sự ổn định về tổ chức nên số liệu còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi sai sót.

Trong những năm đầu của giai đoạn này, do nền kinh tế vừa mới có sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trờng do vậy nền kinh tế cha có sự ổn định, các ngành kinh tế đều ở tình trạng trì trệ đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng nh sản xuất thép lại càng không đợc quan tâm đúng mức. Hơn nữa, Tổng công ty thép mới đợc thành lập nên hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cha có sự ổn định. Trong giai đoạn này, vốn đầu t cho sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty thép Việt Nam cũng nh trong toàn ngành còn thấp. Dẫn đến tình trạng trên là do giai đoạn này, nền kinh tế cha có sự ổn định nên đây là tình trạng chung của tất cả các ngành. Một nguyên nhân quan trọng khác là do đặc điểm của ngành thép yêu cầu vốn đầu t lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn dài nên t nhân và các doanh nghiệp nhỏ khó có thể đầu t. Còn về phía Nhà nớc do nền kinh tế mới đợc chuyển đổi nên khả năng tài chính vẫn còn hạn hẹp, hơn nữa vốn đầu t phải sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu hơn nên đầu t cho ngành thép từ Ngân sách còn thấp.

Điều kiện nền kinh tế thì nh vậy, còn máy móc thiết bị của các doanh nghiệp trong toàn ngành cũng ở trong tình trạng lạc hậu, năng suất thấp, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu nên do vậy hầu hết các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn. Do thực trạng của ngành nh vậy, muốn phát triển đợc thì cần có sự đầu t cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm phát triển toàn diện ngành này, nâng cao cả về sản lợng lẫn chất lợng sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dần chiếm lĩnh thị trờng.

Thực hiện chủ trơng đó, trong giai đoạn 1991-1995 Tổng công ty thép Việt Nam đã thực hiện phơng châm : sử dụng vốn đầu t ít ( để có thể thu hồi vốn trong thời gian ngắn ), đầu t chủ yếu vào các dự án có quy mô nhỏ nhằm nhanh chóng nâng cao công suất và sản lợng thép, sớm sản xuất ra các sản phẩm thép cán đáp ứng nhu cầu của xã hội, đem lại hiệu quả thiết thực là trớc mắt đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, cắt giảm các cơn sốt thép thờng xảy ra trớc đây. Tuy nhiên chiến l- ợc phát triển này chỉ mang lại hiệu quả trớc mắt còn trong thời gian dài sau này nó có tác động tiêu cực, ảnh hởng không nhỏ đến quá trình phát triển ngành sau này.

Thực hiện chiến lợc phát triển trong ngắn hạn, Tổng công ty đã đầu t, cải tạo, nâng cấp, bổ sung máy móc thiết bị trong các đơn vị thành viên ( trong giai đoạn này chủ yếu đầu t cho công ty thép miền Nam, công ty gang thép Thái Nguyên và công ty thép Đà Nẵng ), nhằm nâng cao sản lợng thép ở các đơn vị đó đồng thời nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thị trờng của toàn Tổng công ty.

Công ty gang thép Thái Nguyên là công ty duy nhất tại Việt Nam ( cho đến tận bây giờ ) có dây chuyền công nghệ luyện kim khép kín từ khâu khai thác quặng sắt, than và các nguyên liệu khác đến các nhà máy luyện cốc, luyện thép, luyện gang và cán thép nhng do đợc xây dựng từ lâu nên máy móc đã lạc hậu nhiều, nhiều máy móc không sử dụng đến gây lãng phí lớn. Do đó, Tổng công ty đã đẩy mạnh đầu t vào khoa học kỹ thuật, thiết bị, công nghệ tiên tiến cho các dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao khả năng sản xuất của công ty, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đợc thị trờng chấp nhận, sản xuất kinh doanh có lãi, có khả năng tái đầu t mở rộng.

Trong giai đoạn này, Tổng công ty đã đầu t cho gang thép Thái Nguyên để lắp đặt dây chuyền cán dây 250 với tổng vốn đầu t là 4,602 tỷ đồng với công suất thiết kế là 200000 tấn năm. Bản thân công ty gang thép Thái Nguyên cũng tự đầu t 65,2 tỷ đồng là vốn tự có và vốn tín dụng nhằm cải tạo phân xởng, khôi phục các cơ sở sản xuất, mở rộng chủng loại mặt hàng nhằm đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm.

Đối với công ty thép Đà Nẵng thì giai đoạn này là giai đoạn đầu t cho xây dựng cơ bản : chủ yếu đầu t xây dựng nhà máy mới với tổng vốn đầu t là 8,87 tỷ đồng trong đó 3,34 tỷ đồng đợc sử dụng cho xây lắp nhà máy mới chiếm 38,04% tổng vốn đầu t và 5,44 tỷ đồng cho việc mua sắm trang thiết bị và các chi phí khác.

Ngoài ra Tổng công ty còn tiến hành đầu t xây dựng cải tạo một số nhà máy khác nh nhà máy thép Biên Hoà ( tổng vốn đầu t là 58,11 tỷ đồng ), nhà máy sản xuất thép tấm ở Quảng Ninh với số vốn đầu t 364 triệu đồng…

Có thể thấy rằng trong giai đoạn này, vốn đầu t đợc chủ yếu dành cho công tác xây dựng cơ bản vì cơ sở vật chất của toàn Tổng công ty cho đến thời điểm này là quá yếu kém.

Vốn đầu t thực hiện của các đơn vị thành viên của VSC giai đoạn 91-95. Đơn vị : tỷ đồng. Năm 1991 1992 1993 1994 1995 Tổng vốn đầu t 24,059 29,102 75,242 119,427 204,559

Qua bảng trên ta thấy qua các năm, tổng vốn đầu t ngày càng tăng nhiều, do chủ trơng của toàn ngành cũng nh của Tổng công ty nên vốn chủ yếu dành cho đầu t chiều rộng nên sản lợng của Tổng công ty thép Việt Nam cũng tăng nhanh qua các năm.

Sản lợng thép của VSC.

Đơn vị : Tấn.

Sản lợng 142000 183000 220000 257000 390000

Nh vậy nhờ có hoạt động đầu t phát triển mà sản lợng thép VSC không ngừng tăng qua các năm : năm 1992 tăng 28% so với năm 1991, năm 1993 so với năm 1992 tăng 20%, năm 1994 so với năm 1993 tăng 16% và năm 1995 tăng 52% so với năm 1994.

Trong giai đoạn này, bình quân mỗi năm sản lợng thép của Tổng công ty thép Việt Nam tăng bình quân mỗi năm 29% đạt mức cao so với nhiều ngành công nghiệp khác. Là doanh nghiệp chủ chốt trong ngành thép ( thị phần của Tổng công ty luôn chiếm trên 90% trong các năm của giai đoạn này ), các hoạt động đầu t và mức tăng trởng có ảnh hởng rất lớn đến sự phát triển chung của ngành. Bằng việc nâng công suất các nhà máy, thì cho đến năm 1995 tổng công suất trong toàn ngành đạt 60-70 vạn tấn/năm trong khi con số này vào năm 1991 là 149000 tấn/năm, tốc độ phát triển nhanh đạt 25,8% năm trong khi tốc độ phát triển công nghiệp của Việt Nam nói chung là 13,3%.

Sản lợng thép của toàn ngành trong giai đoạn 1991-1995

Đơn vị : tấn

Năm 1991 1992 1993 1994 1995

Sản lợng 149000 196000 243000 280000 450000

Tuy đạt đợc kết quả tăng trởng cao nh vậy nhng chiến lợc đầu t phát triển trong giai đoạn này đã bộc lộ một số nhợc điểm nh :

- Do vốn đầu t ít nên phải mua các thiết bị có giá rẻ của Đài Loan, Trung Quốc và các nớc trong khu vực, có trình độ công nghệ thấp, mau chóng bị lạc hậu, nhiều thiết bị đã qua sử dụng, không đảm sức cạnh tranh lâu dài. Cho đến nay, khi thị trờng tiêu thụ ngày càng mở rộng, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn do vậy để đứng vững đợc trên thị trờng thì cần phải có khả năng cạnh tranh cao, chất lợng sản phẩm tốt, cơ cấu sản phẩm đa dạng, quy mô sản xuất lớn hơn để đáp

ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. Tuy nhiên do giai đoạn đầu, để nhanh chóng nâng cao sản lợng nên đã đầu t các nhà máy quy mô nhỏ, thiết bị có giá trị không lớn nên sau một thời gian dài việc máy móc thiết bị xuống cấp, khả năng cạnh tranh thấp là điều dễ hiểu.

- Đầu t quy mô nhỏ, phân tán nên năng suất chất lợng không cao, không tạo đợc lợi thế rõ rệt với các đối thủ cạnh tranh.

Do nền kinh tế thị trờng ngày càng phát triển nên ngày càng có nhiều nhà đầu t tham gia đầu t sản xuất thép : 100% vốn nớc ngoài, t nhân, các doanh nghiệp của các địa phơng Các nhà đầu t… này thờng đầu t sản xuất các sản phẩm thị tr- ờng đang thiếu, lại sử dụng các dây chuyền công nghệ hiện đại hơn nên có thể chiếm lĩnh thị trờng một cách nhanh chóng. Để có thể cạnh tranh đợc, Tổng công ty cần đầu t chiều sâu, đầu t mới nhằm mở rộng sản xuất hơn nữa.

- Duy trì quá lâu các dàn cán cũ, lạc hậu, ít đợc đổi mới, nâng cấp đơn giản nên sức cạnh tranh kém dần nhất là khi Tổng công ty mất vị trí độc quyền, các khu vực kinh tế khác ồ ạt đầu t sản xuất thép với các công nghệ và thiết bị tiên tiến hơn.

Trong giai đoạn 1991-1995 : ngoài việc đầu t vốn vào các đơn vị thành viên thì Tổng công ty còn đầu t vốn liên doanh liên kết với các đối tác nớc ngoài nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn đầu t nớc ngoài, mở rộng khả năng tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại của các nớc phát triển nhằm phát triển công nghệ một cách nhanh nhất.

Tổng công ty đã góp vốn liên doanh với 3 liên doanh đó là Vinapipe, Vinakyoei, VPS với tổng số vốn đầu t là 136652 nghìn USD, trong đó vốn pháp định của VSC là 39232,5 nghìn USD.

Tên các liên doanh

Các bên liên doanh, thời hạn liên doanh

Tỷ lệ góp vốn pháp định % Tổng vốn đầu t (1000 USD) Vốn pháp định (1000 USD) Vốn góp pháp định của VSC (1000 USD) Tiền mặt Hiện vật Công ty ống thép Việt Nam VINAPIPE VSC POSCO PUSANPIPE 20 năm 50 15 35 10938 2396,5 1198,2 4270,75 Công ty thép VINAKYOEI VSC KYOEISTEEL MITISUI ITOCHU 30 năm 40 45 9 6 69594 20000 5300 2700 19837 Công ty thép VSC - POSCO (VPS) VSC HPC POSCO POSTRADE DAEWOO 25 năm 34 16 35 5 10 56120 16836 5718 13356 Tổng 136652 39232,5 12216,27 2700 37463,75

Các liên doanh này đều đợc đầu t các dây chuyền công nghệ hiện đại hơn nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất trong nớc( mới chỉ ở mức trung bình tiên tiến so với thế giới ). Chẳng hạn nh liên doanh Vinakyoei với tổng vốn đầu t là lớn nhất ( 69594000 USD ) đã đầu t dây chuyền máy cán liên tục chuyên sản xuất các loại cán nóng thép tròn và dày 32mm có công suất 240000 tấn/năm mà tới thời điểm đó, các doanh nghiệp thuộc VSC ( cả toàn ngành ) cha có.

Ngoài ra các thành viên của VSC cũng bỏ vốn đầu t liên doanh với các đối tác nớc ngoài nh công ty gang thép Thái Nguyên và công ty thép miền Nam.

Công ty gang thép Thái Nguyên với 2 liên doanh là Natsteelvina với công suất 120000 tấn/năm sản xuất các loại sản phẩm cán nóng thép tròn, dày 5,5-20 mm bằng máy bán liên tục và Vinausteel với công suất 180000 tấn/năm chuyên

sản xuất các loại sản phẩm cán nóng thép tròn xây dựng ( 10-20mm ). Hai công ty này có tổng vốn pháp định là 19,06 triệu USD.

Công ty thép miền Nam với các liên doanh Posvina, Nippon vina, tôn Ph- ơng Nam chuyên sản xuất tôn mạ kẽm, mạ màu…

Với tổng năng lực sản xuất của các đơn vị thành viên và các liên doanh thì Tổng công ty thép Việt Nam đã có thể đáp ứng đợc phần lớn nhu cầu sử dụng thép thông thờng cho xây dựng ở rong nớc nh thép tròn trơn, thép vằn, thép dây, thép cuộn…

Nh vậy, trong giai đoạn này các hoạt động đầu t đã mang lại những kết quả ban đầu tốt : sản lợng thép của VSC tăng nhanh, năng lực sản xuất của VSC tăng dẫn đến sản lợng của toàn ngành tăng, vốn đầu t trong giai đoạn này chủ yếu đợc dành cho xây dựng cơ bản, xây dựng các nhà máy mới do vậy ngoài các tác động tiêu cực nó cũng có ảnh hởng tích cực đến các giai đoạn sau: bớc đầu tạo ra cơ sở vật chất cho toàn ngành.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại công ty Thép Việt Nam trong giai đoạn 1991-2010 (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w