Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh (Trang 29 - 32)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC

4.1.1 Nguồn nguyên liệu

Việt nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của cây dừa. Theo thống kê của Viện nghiên cứu Dầu và cây có Dầu thì hiện nay nước ta có khoảng 180.000 ha dừa, trong đó được trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL (hơn 75%) và Duyên hải Nam Trung Bộ (20%).

Bảng 5: DIỆN TÍCH TRỒNG DỪA CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM TÍNH ĐẾN NĂM 2010

Đơn vị tính: ha

Tỉnh Diện tích % so với cả nước

Bến Tre 50.640 28,13 Trà Vinh 14.301 7,95 Tiền Giang 10.850 6,03 Bình Định 10.520 5,84 Vĩnh Long 7.396 4,11 Tỉnh khác 87.243 48,47 Cả nước 180.000 100

(Nguồn: Báo cáo của Viện nghiên cứu Dầu và cây có Dầu)

Qua bảng trên, ta thấy rằng Đồng bằng Sông Cửu Long chính là vùng dừa lớn nhất của cả nước có tổng diện tích là 110.000 ha với sản lượng hàng năm là 600- 800 triệu trái (khoảng 600 nghìn tấn), trong đó Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang là 3 tỉnh có diện tích dừa hàng đầu. Riêng đối với Trà Vinh, đây là tỉnh có diện tích trồng dừa và sản lượng dừa đứng thứ hai tại ĐBSCL sau Bến Tre, với trên 14.301 ha tương đương gần 3,6 triệu cây dừa, chiếm 7,95% diện tích của cả nước. Hàng năm cây dừa của tỉnh cho sản lượng 142,85 triệu trái và giá trị kim ngạch xuất khẩu từ trái dừa tính đến quý II năm 2011 là 9,20 triệu USD. Cây dừa chủ yếu được trồng tập trung ở các huyện Càng Long khoảng 4.500 ha và hàng năm cho sản lượng khoảng 62 triệu trái, kế đến là huyện Tiểu Cần khoảng 2.540 ha với sản lượng khoảng 25 triệu trái, huyện Cầu Kè đứng thứ ba với 1.200 ha với sản lượng ước đạt 24 triệu trái. Còn lại các huyện khác như Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải cũng trồng rải rác. Theo dự báo đến năm 2015, diện tích dừa của tỉnh sẽ gia tăng ước đạt 15.000 ha với sản lượng ước đạt 190,5 triệu trái.

Như vậy, với trụ sở hoạt động nằm ngay tỉnh Trà Vinh, công ty cổ phần Trà Bắc đã có một lợi thế lớn về nguồn nguyên liệu tại chổ, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất hàng năm của công ty. Đến nay, công ty đã có số lượng vệ tinh cung cấp nguyên liệu khá dồi dào gồm: 35 vệ tinh cung cấp xơ dừa thô, 14 vệ tinh cung cấp cơm dừa sữa và 3 vệ tinh cung cấp than gáo dừa. Các vệ tinh này chủ yếu tập trung ở các huyện có trồng nhiều dừa như huyện Càng Long, huyện Tiểu Cần. Bên cạnh đó, để có thể cắt giảm chi phí và thời gian vận chuyển, sơ chế nguyên liệu, công ty còn xây dựng các cơ sở tại vùng nguyên liệu như xí nghiệp Phú Vinh chuyên sản xuất thảm xơ dừa, xí nghiệp Đức Mỹ chuyên sản xuất xơ dừa đặt tại huyện Càng

Long, xí nghiệp Rạch Lợp chuyên sản xuất xơ dừa và cơm dừa sấy khô tại huyện Tiểu Cần.

Thành phẩm từ trái dừa cung cấp cho công ty Trà Bắc là ở dạng tinh chế cho nên nguyên liệu đầu vào cần phải được qua sơ chế, vì thế mà sản phẩm thô của quả dừa được các vệ tinh là cơ sở gia công chế biến tại hộ gia đình qua các công đoạn sản xuất than gáo dừa, tách nước dừa, xơ dừa, cơm dừa,… Như vậy, chỉ tính riêng lượng nguyên liệu thô, công ty đã phải xây dựng 30 điểm sơ chế để có thể cung cấp thường xuyên cho công ty. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu trong tỉnh có được cũng chỉ có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu nguyên liệu đầu vào, còn lại công ty phải mua từ các tỉnh khác.

Sơ đồ dưới đây cho thấy công ty có vị trí rất thuận lợi trong việc thu mua nguồn nguyên liệu không chỉ ở trong tỉnh Trà Vinh mà còn sang các tỉnh khác như Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre. Đặc biệt, khoảng cách từ Vàm Trà Vinh đến địa bàn tỉnh Bến Tre là rất gần chỉ khoảng 5km, nếu tăng cường khai thác công tác thu mua ở khu vực này công ty sẽ có thể tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển so với các khu vực khác. Bên cạnh đó, tỉnh Bến Tre còn là vựa dừa lớn nhất tại ĐBSCL với tổng diện tích trồng dừa là 50.640 ha, chiếm 28,13% so với cả nước. Trong đó tỉnh này hiện có trên 40.500 ha dừa đang cho trái, ước sản lượng thu hoạch hàng năm trên 410 triệu trái. Cây dừa của tỉnh được trồng phổ biến ở huyện Châu Thành, Mỏ Cày, Giồng Trôm với đa số là giống dừa cao cho năng suất cao như dừa ta, dừa lửa, dừa Tam Quan. Ngoài Bến Tre, công ty còn sang cả Vĩnh Long để thu mua chủ yếu ở các huyện Vũng Liêm, Tam Bình và Trà Ôn. Đây là 3 huyện có diện tích trồng dừa nhiều của tỉnh với tổng diện tích là 5.640 ha, chiếm 76,25% diện tích dừa của tỉnh.

` H. Cầu Kè 14km H. Tiểu Cần 25km TP. Sóc Trăng 88km Vàm Trà Vinh Tỉnh Vĩnh Long 60km TP. Cần Thơ 80km H. Càng Long 17km

Hình 3: Sơ đồ thu mua nguyên liệu của công ty Trà Bắc

(Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường)

Tuy nhiên, từ nhiều năm nay cây dừa của tỉnh Trà Vinh cũng như các tỉnh ở ĐBSCL đang ở trong giai đoạn già cỏi, chất lượng không đồng đều do giá dừa luôn biến động nên việc đầu tư chăm sóc, cải tạo vườn dừa chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, cây dừa hiện nay còn đối mặt với tình trạng sâu bệnh tấn công nhất là dịch bọ dừa. Đây là nguy cơ làm cho dừa giảm năng suất, chết cây, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của cây dừa. Ngoài ra, do biến đổi khí hậu, nhiều năm qua nước biển xâm nhập sâu vào các vùng trồng dừa kéo dài nhiều tháng liên tục trong mùa khô cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng, ra hoa kết trái của cây dừa. Như vậy, năm 2011 khả năng tiếp diễn tình trạng khan hiếm nguồn dừa là chắc chắn xảy ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w