Trung tâm giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học viên tại TT hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 27)

* Quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của GDTX.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy vai trò của văn hóa nói chung và giáo dục nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và đƣa đất nƣớc ta tiến kịp các nƣớc tiên tiến khác. Theo Ngƣời, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Phát triển giáo dục ở nƣớc ta ngay sau cuộc cách mạng tháng 8 thành công. Ngƣời đã khẳng định 3 loại giặc nguy hiểm nhất là giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm. Chỉ sau 6 ngày từ khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuyên ngôn độc lập ra đời, Ngƣời đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để lo việc “ chống giặc dốt” cho đồng bào. Việc chống nạn mù chữ chỉ là bƣớc đầu trong sự nghiệp nâng cao dân trí mà Ngƣời hết sức quan tâm. Vì vậy, tiếp đó Ngƣời đề ra công tác bổ túc văn hóa cho đảng viên, cán bộ, công nhân viên và ngƣời lớn nói chung điều đó đã góp phần đáng kể cho sự nghiệp giải phóng thống nhất đất nƣợc và công cuộc xây dựng CNXH [15].

- Trƣớc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, Đảng ta hết sức coi trọng GDTX, chỉ thị 115 của Ban bí thƣ TW Đảng khóa V, chủ trƣơng phổ cập cấp II cho cán bộ và nhanh chóng đạt trình độ cấp III cho một bộ phận đƣợc quan tâm trong chỉ đạo thực hiện và đƣợc các địa phƣơng hƣởng ứng khá sôi nổi với nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng loại đối tƣợng ( cán bộ trẻ, cán bộ đứng tuổi) và vị trí, hoàn cảnh công tác của họ. Nghị quyết II của Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII lại khẳng định: Mở rộng các hình thức học thƣờng xuyên, đặc biệt là hình thức học tập từ xa. Quan tâm đào tạo lại cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ và công nhân các doanh nghiệp...có hình thức trƣờng lớp thích hợp nhằm đào tạo bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt xuất thân từ công, nông và lao động ƣu tú, con em các gia đình thuộc diện chính sách...” [29].

* Vai trò của GDTX trong hệ thống quốc dân.

- GDTX là một hệ thống con trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDTX là sự bổ sung về loại hình giáo dục để bên cạnh những qui trình đào tạo có hệ thống chặt chẽ còn có những hình thức đào tạo linh hoạt đáp ứng kịp thời những thay đổi thƣờng xuyên trong qua trình phát triển.

- GDTX có thể có những cơ sở GDTX chuyên trách đồng thời cũng có những cơ sở chính qui kiêm nhiệm chức năng không chính qui hoặc hợp tác, liên kết chặt chẽ với cơ sở giáo dục không chính qui.

* Cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân.

Bao gồm 5 bậc giáo dục với các loại hình trƣờng, lớp công lập, bán công, dân lập, tƣ thục dành cho các đối tƣợng phổ biến và các đối tƣợng đặc biệt.

- Giáo dục Mầm non: Nhà trẻ, mẫu giáo.

- Giáo dục phổ thông gồm: Tiểu học; THCS; THPT và THCN ( TH chuyên ban chỉ là thí điểm).

- Giáo dục chuyên nghiệp: THCN; TH nghề, đào tạo nghề. - Giáo dục Đại học – Cao đẳng, sau đại học ( cao học, tiến sĩ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn

- GDTX đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức: Không tập trung, không chính qui, tại chức, bổ túc, tự học, học từ xa...nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân ở mọi trình độ có thể học tập thƣờng xuyên phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng ngƣời, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học viên tại TT hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)