Giải pháp thứ năm:

Một phần của tài liệu Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS Cà Mau (Trang 73 - 74)

327 67,4 149 30, 79 1,9 2.6557 4 Quy định cụ thể về việc tự

3.2.5. Giải pháp thứ năm:

Nâng cao năng lc qun lý ca đội ngũ CBQL trường THCS

3.2.5.1. Mục đích

- Quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Khoa học và nghệ thuật trong quản lý giúp cho CBQL có được những quyết định đúng đắn về chủ trương, định hướng hoạt động và sử dụng cán bộ nhằm tổ chức thực hiện tốt nhất hoạt động giảng dạy cũng như mọi hoạt động khác của nhà trường. Vì vậy bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho CBQL là mục tiêu cần đạt tới của các nhà quản lý GD nói chung, các nhà quản lý trường THCS nói riêng để đáp ứng được yêu cầu quản lý GD trong giai đoạn hiện nay.

3.2.5.2. Nội dung

- Bồi dưỡng về lý luận chính trị, về quản lý Nhà nước, quản lý GD, quản lý hoạt động giảng dạy, nâng cao lý luận quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL các trường THCS thông qua các lớp học.

- Nghiên cứu đầy đủ các văn bản, chỉ thị, những quy định hướng dẫn của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo về vấn đề quản lý, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giảng dạy trong nhà trường. Không ngừng bổ sung, hoàn thiện các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy.

- Nghiên cứu nắm vững một số cách tiếp cận trong quản lý để tùy theo điều kiện cụ thể, người CBQL có thể vận dụng linh hoạt vào công tác quản lý của mình. Tham quan, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các trường tốt, tổng kết kinh nghiệm để vận dụng một cách phù hợp vào công tác quản lý hoạt động giảng dạy ởđơn vị mình.

- Thông qua thực tiễn hoạt động quản lý phải xây dựng cho người CBQL có được những kỷ năng quản lý cần thiết đáp ứng tốt như cầu công tác. Thực tiễn hoạt động quản lý là thước đo mức độ hình thành, phát triển trình độ và năng lực quản lý của mỗi

cá nhân người làm công tác quản lý. Đối với lĩnh vực GD thì trình độ và năng lực quản lý hoạt động giảng dạy của người CBQL được hình thành và phát triển trong thực tiễn hoạt động quản lý tích cực, năng động ở trong Nhà trường.

- Phải xây dựng cho người CBQL ý thức không ngừng nâng cao trình độ, năng lực quản lý hoạt động giảng dạy, tích cực học tập, bồi dưỡng thường xuyên. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của quản lý hoạt động giảng dạy hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS Cà Mau (Trang 73 - 74)