Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS Cà Mau (Trang 63 - 65)

327 67,4 149 30, 79 1,9 2.6557 4 Quy định cụ thể về việc tự

3.1.3. Cơ sở thực tiễn

- Đời sống của GV các trường THCS tỉnh Cà Mau còn nhiều khó khăn do tiền lương thấp so với mức sinh hoạt bình thường của xã hội. Mặc dù chính sách tiền lương của Nhà nước đối với GV có cải thiện nhưng giá cả thị trường lại tăng vọt. Điều đó tác động không nhỏ đến việc sinh hoạt gia đình của từng GV cũng như công tác giảng dạy của họ. Mặc khác, điều kiện lao động sư phạm cho đội ngũ GV hầu như các trường chưa quan tâm đúng mức. Điều đó cũng gây ảnh hưởng lớn đến công tác giảng dạy của GV.

- Căn cứ vào yêu cầu đội ngũ GV; đội ngũ GV là lực lượng chủ yếu giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giảng dạy, công tác quản lý hoạt động giảng dạy và hiệu quả GD của nhà trường. Trình độ và năng lực sư phạm của đội ngũ GV là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng uy tín của nhà trường. Do đó phải giúp GV hiểu rõ rằng: sự vững vàng về chuyên môn là yêu cầu cơ bản, cốt lõi của nhân cách nghề nghiệp từ đó mà nâng cao ý thức tự học tự bồi dưỡng của họ.

Thực tế cho thấy đội ngũ GV ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau vẫn chưa đảm bảo về số lượng ở các bộ môn, GV thừa nhưng lại thiếu. Trình độ chuyên môn của GV ở các trường không đồng đều. Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu GD toàn diện trong nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho GV là một công tác hết sức cần thiết, cần được tăng cường trong các biện pháp quản lý công tác giảng dạy để nâng cao kết quả DH. Công việc này phải làm thường xuyên và lâu dài.

- Thực tiễn các trường THCS ở tỉnh Cà Mau đã qua cho thấy do những nguyên nhân khác nhau, mức độ trang bị và hiệu quả sử dụng các phương tiện DH còn hạn chế và có sự chênh lệch nhiều giữa các trường ở những vùng, miền khác nhau. Theo thống kê ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau thì tỷ lệ % phương tiện DH đã được trang bị so với danh mục Bộ đã ban hành là khoảng 35%; tỷ lệ % phương tiện DH trong thực tế được sử dụng chỉ đạt 40%.

- Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của GV ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau có nhiều tiến bộ, tuy nhiên mặt công tác này chưa thực sự đi vào chiều sâu, chỉ kiểm tra mang tính hình thức, việc đánh giá chủ yếu dựa vào hồ sơ sổ sách mà chưa đi sâu vào đánh giá chất lượng giảng dạy.

- Năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trường THCS còn hạn chế, do chưa được đào tạo hoặc kinh qua những lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý. Mặc khác, một bộ phận CBQL có thâm niên công tác nhưng chỉ theo nếp quản lý cũ nặng về hình thức, ngại đổi mới trong công tác.

- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện theo tinh thần đổi mới GD của Đảng và Nhà nước ở các trường THCS chưa thực sự mạnh mẽ, chưa vẫy lên được phong trào mạnh và thường xuyên, do sự e ngại của GV đặc biệt là GV có thâm niên công tác, họ chỉ quen theo phương pháp giảng dạy cũ hoặc có đổi mới thì chỉ thực hiện qua lo, đối phó.

- Việc quản lý chương trình giảng dạy của GV THCS được thực hiện khá tốt, tuy nhiên việc kiểm tra, đánh giá chỉ thông qua hồ sơ, sổ giáo án… mà chưa đi vào chiều sâu kiểm tra đánh giá việc triển khai nội dung bài dạy được thực hiện trên lớp.

- Thực tiễn công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa thực hiện tốt ở khâu quản lý kết quả học tập, do các trường THCS hiện nay chưa trang bị đầy đủ hệ thống máy tính mà chủ yếu quản lý kết quả bằng hồ sơ, sổ sách viết tay.

Tóm lại, thực tiễn công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS trong tỉnh Cà Mau hiện nay có những thành tựu đáng trân trọng tuy nhiên vẫn còn những yếu kém cần khắc phục ở một vài mặt công tác: sự bất cập và thiếu thốn về CSVC, phương tiện dạy DH và GV ở một số bộ môn ảnh hưởng đáng kểđến chất lượng GD của nhà trường đặc biệt là những ở vùng nông thôn. Chất lượng GD và trình độ chuyên môn của GV ở các trường THCS trong huyện, tỉnh không đồng đều và việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường chưa thực sựđi vào chiều sâu...

Một phần của tài liệu Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS Cà Mau (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)