Những nguyên nhân dẫn đến ưu điểm và hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS Cà Mau (Trang 56 - 62)

327 67,4 149 30, 79 1,9 2.6557 4 Quy định cụ thể về việc tự

2.3.3. Những nguyên nhân dẫn đến ưu điểm và hạn chế

- Hệ thống pháp luật của nhà nước chưa đồng bộ, quy chế giáo dục chưa hoàn chỉnh đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải có sự thống nhất các văn bản pháp quy, chế độ chính sách phù hợp với tình hình đất nước hiện nay.

- Nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục nói chung và cho các trường THCS còn hạn chế, việc huy động đóng góp của phụ huynh HS, của các tổ chức xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên CSVC của nhà trường còn nhiều bất cập so với yêu cầu đổi mới hiện nay.

- Sự phối hợp của các cấp quản lý chưa chặt chẽ nên dẫn đến tình trạng GV THCS vừa thiếu lại vừa thừa, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

- Công tác xã hội hoá giáo dục chưa được thực hiện, những khó khăn của nhà trường chậm được giải quyết, trách nhiệm dạy dỗ HS phần lớn vẫn giao phó cho GV. Nhà trường và phụ huynh HS chưa có sự phối hợp tích cực trong việc chăm lo về CSVC, nhằm tạo điều kiện học tập tốt hơn cho HS.

* V ch quan:

- Đội ngũ GV đủ về số lượng, đã được chuẩn hóa song về thực chất năng lực chuyên môn cần thiết, việc tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại còn nhiều hạn chế, chưa mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học.

- Đội ngũ CBQL hầu hết đều trưởng thành đi lên từ GV trực tiếp đứng lớp, chưa qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nên gặp rất nhiều khó khăn trong công việc do chưa nắm vững những kiến thức cơ bản về quản lý.

- Một số CBQL còn hạn chế về năng lực, nghiệp vụ quản lý, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Thậm chí một số Hiệu trưởng chưa coi trọng đúng mức công tác quản lý hoạt động giảng dạy, thiếu các biện pháp quản lý phù hợp do đó kết quả công tác quản lý hoạt động giảng dạy chưa cao. Có Hiệu trưởng lại chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng nền nếp giảng dạy, kiểm tra hoạt động giảng dạy và hoạt động của GV, ít dự giờ GV, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn còn hạn chế, chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn chưa cao, chưa phát huy hết chức năng.

- Mặt khác, một số trường chưa xây dựng được cơ chế phân cấp quản lý con người với quản lý công việc một cách đồng bộ nên làm giảm hiệu quả quản lý công tác giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý còn chậm, một số cán bộ quản lý còn trì trệ trong suy nghĩ, chậm đổi mới, thiếu năng động sáng tạo và quyết liệt. Chất lượng giáo dục ở một số lớp trong trường còn nhiều hạn chế chưa đồng đều. Việc đánh giá kết quả học tập của HS còn chạy theo thành tích.

- Một số Hiệu trưởng chưa có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò nhiệm vụ của công tác quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà trường, thậm chí có Hiệu trưởng còn giao phó việc chỉ đạo hoạt động giảng dạy cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn mà thiếu sự kiểm tra đôn đốc.

- Nhà trường chưa có kế hoạch tổ chức thực hiện bồi dưỡng thường xuyên nhằm đảm bảo cho đội ngũ GV nhà trường đủ sức đảm đương công việc giảng dạy và chất lượng DH ngày càng nâng cao. Việc cử cán bộ, GV đi học tập nâng cao trình độ chưa có kế hoạch, quy hoạch, chưa căn cứ vào nhu cầu phát triển của nhà trường mà thường theo cảm tính, cá nhân.

- Việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV và giới thiệu, cung cấp đầy đủ tài liệu cho giáo viên chưa được quan tâm đúng mức. Đa số các trường còn thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên mà chưa có một tầm nhìn chiến lược trong việc quy hoạch đội ngũ GV.

- Việc quản lý nhà trường bằng kế hoạch chưa được các trường thật sự quan tâm, thiếu kiểm tra đôn đốc, quản lý chủ yếu sao cho công việc “êm ả” chứ chưa thật sự quan tâm đến chất lượng, hiệu quả của nó.

- Công tác quản lý, khai thác sử dụng CSVC và các phương tiện DH chưa được các trường thật sự quan tâm, công việc này hiện nay đa số các trường còn chậm thực hiện, chưa chủ động tổ chức cho GV tiếp cận với các phương tiện giảng dạy hiện đại.

Kết luận chương 2

Các kết quả nghiên cứu về thực tiễn của đề tài đã phần nào phản ánh được thực trạng của công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV ở một số trường THCS tỉnh Cà

Mau với những ưu điểm và hạn chế cơ bản. Đây là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp cần thiết cho công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS tỉnh Cà Mau hiện nay.

* Những ưu điểm cơ bản trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy:

+ Đội ngũ GV và CBQL trường THCS tỉnh Cà Mau đã quán triệt rất tốt việc nhận thức mục tiêu và chương trình giảng dạy.

+ Về quản lý đội ngũ GV:

- Hầu như các trường THCS cũng đã có sự quan tâm hơn đến đời sống của GV, việc phân công giảng dạy cơ bản theo đúng với chuyên môn được đào tạo và dựa vào năng lực chuyên môn.

- Về sinh hoạt chuyên môn: có những quy định rất tốt và tốt về việc thao giảng, dự giờ, các loại hồ sơ chuyên môn cần có, việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn, về nội dung sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thường xuyên đánh giá năng lực chuyên môn, về soạn giáo án, việc thực hiện giờ lên lớp, theo dõi nề nếp lên lớp và tiêu chuẩn giờ lên lớp.

- Vế các công tác chuyên môn: việc quy định về ký duyệt, phân công tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án và kiểm tra giáo án theo định kỳ cũng thực hiện rất nghiêm túc.

- Kiểm tra công tác chuyên môn được thực hiện rất tốt: kiểm hồ sơ chuyên môn, thực hiện nề nếp chuyên môn và dự giờ, thao giảng, hội thi… Ngoài ra còn có những nội dung thực hiện tốt: kiểm tra việc thực hiện chương trình, việc xây dựng kế hoạch giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của HS.

- Vấn đề đổi mới phương pháp dạy - học hiện nay được triển khai thực hiện ở các trường THCS khá tốt.

+ Quản lý việc sử dụng các phương tiện DH đều có sự quan tâm khá nhiều: việc sử dụng có hiệu quả CSVC và phương tiện giảng dạy hiện có, việc đầu tư xây dựng CSVC, kiểm tra việc sử dụng phương tiện DH…

+ Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS có nhiều tiến bộ: thực hiện rất tốt việc hướng dẫn cho GV quy chế cũng như những quy định cụ thể về hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

+ Hầu như các trường đã tổ chức cho GV tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ.

* Những hạn chế chủ yếu trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy:

+ Còn có những nhược điểm nhỏ trong việc tổ chức cho GV học tập các hướng dẫn giảng dạy mới.

+ Quản lý đội ngũ GV:

- Còn một vài trường chưa đảm bảo tốt về số lượng, chưa cân đối về số lượng, còn thiếu GV ở một số bộ môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Kỹ thuật.

- Trình độ chuyên môn được đào tạo của đội ngũ GV hiện nay chưa đáp ứng tốt với nhu cầu giảng dạy ở các trường THCS.

- Đời sống của đội ngũ GV hiện nay có sự quan tâm đúng mức cả về vật chất, tinh thần và điều kiện lao động sư phạm.

- Việc phân công giảng dạy cho GV chưa dựa vào năng lực chuyên môn và đáng chú ý là việc phải phân công GV dạy trái môn vẫn còn.

- Về sinh hoạt chuyên môn còn hạn chế ở những nội dung: tổ chức hội nghị báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, hướng dẫn sử dụng tài liệu tham khảo, phương tiện DH, quy định GV được sử dụng giáo án cũ có bổ sung…

- Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt chưa thực sự đi vào chiều sâu còn mang tính hình thức và việc xếp thời khóa biểu cho GV cũng chưa thực sự khoa học, còn có những bất cập.

- Kiểm tra công tác giảng dạy còn những hạn chế trong các nội dung: kiểm tra việc tự học tự bồi dưỡng, việc tham gia các hoạt động chuyên môn khác… Hiệu trưởng còn phụ trách cả việc quản lý chuyên môn và việc kiểm tra hoạt động giảng dạy vẫn còn mang tính hình thức ở một vài trường THCS.

- Chưa quán triệt nhất quán trong toàn thể GV và CBQL thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THCS.

+ Quản lý việc sử dụng các phương tiện DH vẫn còn một vài trường tồn tại những hạn chế cần khắc phục: việc trang bị đầy đủ các phương tiện DH cần thiết và việc xây dựng thư viện đạt chuẩn.

+ Đa số các trường hiện nay chưa sử dụng các phần mềm máy tính để quản lý kết quả học tập của HS và việc xử lý các trường hợp vi phạm quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa thực sự nghiêm túc.

+ Quản lý việc bồi dưỡng nâng cao trình độ của GV còn có một vài nhược điểm: quy định cụ thể về nội dung tự bồi dưỡng, tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và giúp đỡ GV còn hạn chế năng lực chuyên môn.

Chương 3: ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP CHO VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG THCS TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS Cà Mau (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)