0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Vai trò của quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa đối với sự củng cố quyền lực của nhà nước phong kiến Việt Nam:

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC TRONG TK XI-XIX (Trang 98 -111 )

của nhà nước phong kiến Việt Nam:

Trong bối cảnh hình thành và phát triển quốc gia dân tộc, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn luôn duy trì mối quan hệ láng giềng thân thiết với đất nước Trung Hoa rộng lớn, hùng mạnh. Một trong những biện pháp thể hiện sự thân thiện của các triều đại phong kiến Việt Nam là tự nhận mình là một nước nhỏ thần phục Trung Hoa. Quan hệ thần phục được thể hiện qua những lần đi sứ, cầu phong, triều cống,… Mối quan hệ thân thiện còn biểu hiện qua sự giao lưu buôn bán giữa hai nước. Các hoạt động này vừa thúc đẩy kinh tế hai nước phát triển, vừa góp phần thắt chặt quan hệ hòa hiếu của hai nước láng giềng.

Ở từng triều đại phong kiến Việt Nam và Trung Hoa, tùy tình hình cụ thể của hai nước, mối quan hệ kinh tế có những bước thăng trầm. Tư tưởng ngoại giao thân thiện luôn nhất quán trong chính sách ngoại giao của các triều đại phong kiến Việt Nam. Các vua Lý, vua Lê, vua Quang Trung chủ động xin giảng hòa mặc dù là người chiến thắng, cấp thuyền, lương thực,… cho tàn quân Trung Hoa về nước, phần nào khiến các vua Trung Hoa kiêng nể, tôn trọng, tạo thêm điều kiện thuận lợi thắt chặt các mối quan hệ, đặc biệt về kinh tế. Việt Nam có thêm cơ hội hòa bình để tập trung vào việc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, nâng cao vị thế với các nước láng giềng.

Số lượng tiền thuế nhà nước thu được thông qua việc trao đổi buôn bán với Trung Hoa, cũng như các khoản thuế do người Hoa đến sinh sống, thầu khoán,… đã đóng góp vào ngân sách nhà nước một số lượng tiền đáng kể, để nhà nước có nguồn chi dùng phù hợp, ổn định xã hội.

Dưới thời Lê, vấn đề ngoại thương được nhà nước kiểm soát chặt chẽ, một mặt để đối phó với sự nhòm ngó của nước ngoài, một mặt để thu được thuế một cách đầy đủ. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi có ghi: “Các người nước ngoài không được tự tiện vào trong nội trấn (tức là vào bốn kinh lộ Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Tây, Sơn Nam). Tất cả đều phải ở Vân Đồn, Vạn

Ninh (Móng Cái), Cần Hải (Cửa Cồn, Quỳnh Lưu. Nghệ An), Hội Thống (Cửa Hội, cửa sông Cả), Hội Triều (cửa Triều sông Mã), Thống Lĩnh (sông Kỳ Cùng, Lạng Sơn), Phú Lương (sông Cầu, Thái Nguyên), Tam Kỳ (Tuyên Quang), Trúc Hoa (Hưng Hóa)”[29, tr. 29].

Ở Đàng Trong, nhà nước đã mở rộng ngoại thương để khuyến khích các nước đến buôn bán, trao đổi hàng hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt xa xỉ: len dạ, đồ thủy tinh, những vật chạm trổ bằng vàng, bạc, đồ sứ quí giá, gạch hoa, đá hoa để xây dựng cung điện, những thức ăn uống hiếm lạ của Trung Hoa,… Nhà nước cũng thu một mối lợi lớn từ nguồn thuế hàng hóa, tàu bè,… của thương nhân nước ngoài, góp phần tích lũy ngân quỹ, củng cố quyền lực nhà nước, đủ sức mạnh chống đối với Đàng Ngoài. Chẳng hạn, chúa Nguyễn Phúc Khoát vào năm 1774 “tổng thuế đầu nguồn tuần ty, đầm núi, chợ đò thu được là 76.476 quan tiền, hơn 145 hốt 2 lượng bạc” [38, tr. 489], vua Minh Mạng năm 1838 “cả nước có 60 cửa quan thu thuế, số tiền thuế thu được hơn 851.323 quan cùng một số bạc và đồng” [93, tr. 58].

Bên cạnh đó số lượng người Hoa định cư lâu dài ở Việt Nam hay thương nhân qua lại buôn bán đã giúp nhà nước phong kiến Việt Nam thu được các khoản thuế từ các hoạt động kinh doanh của họ, đặc biệt là với các thương nhân Hoa kiều, nhà nước Việt Nam thu được một số tiền thuế khá lớn.

Cùng với vai trò góp phần cung cấp cho chính quyền phong kiến những mặt hàng phục vụ nhu cầu cuộc sống và lượng thuế khóa làm tăng cường ngân sách nhà nước, việc buôn bán với Trung Hoa còn cung cấp một số mặt hàng quân sự như: nguyên liệu để chế tạo vũ khí (diêm sinh, diêm tiêu, kẽm, bạc, đồng,…) hoặc các vũ khí được chế tạo sẵn. Trong suốt thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh, ngoại thương được tiến hành với một động cơ rõ rệt là thu hút hàng hóa liên quan đến quân sự. Tất cả các thuyền buôn ở Quảng Đông, Phúc Kiến hay Nhật Bản chở đồng đến bán đều được nhà nước thu mua với giá rất cao. Vào thời điểm đầu thế kỉ XVII (năm 1617) 100 cân đồng trị giá 40, 50 quan tiền kẽm.

Ngoài hoạt động trao đổi hàng hóa qua những lần đi sứ, nhà nước Việt Nam còn nhân cơ hội đó để điều tra tình hình của Trung Hoa, để nắm rõ động tĩnh của nước kề bên to lớn này. Sử sách còn ghi chép dưới thời Nguyễn bên cạnh việc sứ bộ Việt Nam đi sang Trung Quốc triều cống, thì họ còn kiêm thêm những nhiệm vụ khác như :

- Tường trình về mọi mặt đất nước Trung Hoa. Các vua Nguyễn rất quan tâm đến tình hình Trung Hoa nói chung nên sứ bộ đi cống thường xuyên phải điệp tấu về cả lượt đi lẫn lượt về để báo cáo tình hình, sứ bộ phải “làm điệp tấu nói rõ sự thể đi đường…” [68, IVb, tr. 426].

- Tìm mua sách cổ, tranh cổ của Trung Hoa, vua thường căn dặn sứ đi cống Trung Hoa rằng: “bọn ngươi nên để lòng tìm mua (sách, hoạ) đem về đây… nếu thấy những loại sách ấy dẫu có là bản thảo cũng không kể đắt cứ mua” [20, tr. 57].

- Thông báo về nước những biến động chính trị ở Trung Hoa (nếu có).

Như vậy, triều cống còn là dịp để Việt Nam tranh thủ đi thực tế tìm hiểu nội tình Trung Hoa, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nhà nước.

Việc học hỏi được kĩ thuật đúc tiền của Trung Hoa và mua một số nguyên liệu để đúc tiền, đã góp phần củng cố khả năng nội trị của nhà nước phong kiến Việt Nam.

Nhìn chung, thông qua mối quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa, nhà nước phong kiến Việt Nam đã cố gắng duy trì chính sách ngoại giao thân thiện, tranh thủ giao lưu kinh tế để củng cố chính quyền cai trị của mình.

3.3. Hạn chế:

Đất nước Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có nền văn minh lúa nước lâu đời, có ý thức hệ phong kiến được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp và địa tô vẫn là nguồn bóc lột chủ yếu của nhà nước để đảm bảo cho mọi hoạt động cai trị. Để bảo vệ nguồn bóc lột của mình, nhà nước phong kiến Việt Nam luôn chú trọng phát triển nông nghiệp, luôn chủ trương lấy nghề nông làm gốc (dĩ nông vi bản). Với tư tưởng “trọng nông”, khuyến khích nông nghiệp phát triển thường gắn liền với tư tưởng “ức thương”, hạn chế thương nghiệp, hạn chế việc người dân hám lợi bỏ đi buôn không chăm lo việc đồng ruộng. Nghề buôn và người đi buôn không được coi trọng. Giai cấp thống trị phong kiến không có ý thức về thị trường, không chấp nhận việc bỏ nghề gốc (nghề nông) theo nghề ngọn (nghề buôn). Vì vậy, các loại thuế hàng buôn, thuế thuyền buôn, thuế chợ,… thường ở mức cao. Dưới thời Lê, nhà nước đã chỉ huy cho các quan phủ huyện lộ trấn xã rằng: “Từ nay về sau, về việc làm ruộng thì nên khuyên bảo quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn mặc, không nên bỏ nghề gốc theo nghề ngọn, cũng là giả thác buôn bán, kĩ thuật, chơi bời dông dài, người nào có ruộng đất mà không chăm cấy trồng thì quan tư cai quản bắt trình trị tội” [22, II, tr. 228]. Tư tưởng “trọng nông” của nhà nước phong kiến có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thương nghiệp, trong đó việc trao

đổi với bên ngoài bị hạn chế khắt khe hơn. Thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương không có điều kiện phát huy thế mạnh của mình để đóng góp thêm vào sự phát triển nền kinh tế, để theo kịp sự phát triển của thời đại.

Hoạt động trao đổi buôn bán của Việt Nam với Trung Hoa còn gặp phải những khó khăn của chế độ nhà nước quân chủ chuyên chế, với những đạo luật hà khắc, thuế má phức tạp (thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế bỏ neo,…), quan lại tham ô,… Những người tham gia việc mua bán phải chịu sự hạch sách của các quan sở tại địa phương, phải dâng các tặng phẩm, quà biếu, bán chịu không thu tiền lại được,...ảnh hưởng tới lãi suất kinh doanh.

Để đảm bảo vấn đề an ninh quốc gia, các vua Việt Nam lại kiểm soát rất gắt gao các hoạt động buôn bán, đặc biệt là buôn bán với nước ngoài, trong đó có Trung Hoa, qua các qui định trong bộ Hình luật thời Lê chẳng hạn.

Tuy nhà nước quản lí gắt gao việc buôn bán với nước ngoài, nhưng do mối lợi về kinh tế rất lớn, các thương nhân Việt Nam, đặc biệt là thương nhân người Hoa vẫn thực hiện việc buôn bán lén lút. Theo dõi tài liệu lịch sử Việt Nam, dưới thời Lê có mấy vụ vượt biên từ Trung Hoa sang Việt Nam buôn bán trái phép, được nêu thành vấn đề trong quan hệ ngoại giao giữa chính phủ hai nước. Tiêu biểu là vụ rắc rối do bọn Quang Ngọc ở Long Châu gây ra năm 1473. Thứ hai là vụ có một số dân buôn Trung Hoa móc nối với gian thương Việt Nam ở Lạng Sơn, sang Lạng Sơn thông đồng với nhau đúc tiền giả, làm nhiều chuyện vi phạm luật pháp của Việt Nam. Vụ thứ ba, sự việc xảy ra như thế nào không rõ, chỉ thấy chép trong Đại Việt sử kí toàn thư, “Nhâm Tý năm thứ 23 (1492), (Minh Hoằng Trị thứ 5): sai bồi thần là bọn Lê Du, Bùi Sùng Đạo, Nguyễn Ngạn Khắc, Trịnh Quỳ sang nước Minh tiến cống hàng năm và Khổng Ngu sang tâu về việc thấy nhân dân vượt qua biên giới giao thông buôn bán” [22, II, tr. 388].

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam một mặt đã có tác dụng tích cực làm cho hàng hóa được lưu thông dễ dàng, thu được một khoản tiền xuất khẩu lớn. Mặt khác các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là khai thác từ các sản phẩm tự nhiên do đó đã không kích thích cho một nền công nghệ phát triển với sự phân công lao động cần thiết cho xã hội, mà lâu ngày nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, nền sản xuất hàng hóa nếu có điều kiện phát triển chỉ tạo nên sự mất cân bằng về kinh tế, hệ sinh thái tự nhiên và xã hội.

Bên cạnh đó, các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là các hàng cao cấp, các hàng mà triều đình và các quan lại giàu có cần tiêu dùng. Còn lại, đa số nhân dân là người

nghèo khổ, không có khả năng tiêu thụ. Chính vì thế, nhân dân cũng chỉ có khả năng sử dụng những hàng hóa hạn chế sản xuất ở trong nước mà thôi.

Mặc dù nhà nước Việt Nam có sự kiểm soát rất chặt chẽ về ngoại thương, nhưng vì mối lợi lớn từ ngoại thương đem lại, đặc biệt là trong quan hệ buôn bán với Trung Hoa, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thu được một khối lượng tiền rất lớn từ việc thu thuế, buôn bán,… nên nhà Nguyễn đã có nhiều ưu đãi cho người Hoa trong hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Một mặt người Hoa lại rất nhạy bén trong kinh doanh, lại được nhà nước Việt Nam ưu đãi về nhiều mặt nên đã có hoạt động kinh doanh rất phát đạt ở Việt Nam, họ đã thu được một số tiền lời rất lớn, những việc làm của họ đã tác động, chi phối cả nền kinh tế của Việt Nam.

Triều Nguyễn còn tận dụng lực lượng Hoa thương để thực thi chính sách “trọng nông, ức thương” với thương nhân trong nước và “bế quan tỏa cảng” với thương nhân phương Tây. Sự tận dụng này càng mang lại một số nguồn thu qua mua bán và thuế khóa do họ lãnh trưng, thậm chí lợi dụng họ làm gián điệp để xem xét nội tình triều Thanh. Nhưng trên thực tế, Hoa thương đã lũng đoạn thị trường, thu tóm các nguồn lợi về khai mỏ, tài chánh. Mối tai họa đó đã có lần vua Thiệu Trị đã cảnh giác “Người nhà Thanh đến trú ngụ chỗ nào cũng có; chúng muốn nhờ đó để nom nhòm ta” [5, tr. 88]. Những ưu ái, trọng dụng Hoa thương trong thái độ và chính sách của nhà Nguyễn lại tạo điều kiện cho các Hoa thương ngang nhiên tung hoành, như sự kiện tàu buôn có vũ trang Đồ Phổ Nghĩa (1783). Số Hoa thương trong nước làm môi giới cho các thương khách nước ngoài và liên kết với Hoa thương các thuyền buôn Trung Hoa đã gây nhiều hành động côn đồ trên các cửa biển Việt Nam. Năm 1855, ở Hải Dương có 17 thuyền buôn nước Thanh “tự tiện đến đậu ở cửa biển Trực Cát, trong thuyền có đủ súng ống, khí giới lên trên bờ lập lều quán, đong trộm thóc gạo, dỗ hiếp đàn bà con gái” [5, tr. 88].

Mặc dù nhà Nguyễn thu được số thuế tương đối lớn về khai mỏ, tuy nhiên nếu so với số lượng khai thác được từ các mỏ thì quá ít. Người Hoa do có kĩ thuật, kinh nghiệm nên khai thác được rất nhiều khoáng sản và hầu hết khoáng sản có được họ đều mang hết về Trung Hoa: “vàng bạc khai được, ngoài số thuế nộp cho chính phủ và ngoài số chi phí, có thể được đúc thành nén để đưa về Trung Hoa” [1, tr. 114]. Chính vì thế, ở Việt Nam luôn luôn xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất, đúc tiền,… và phải mua nguyên liệu từ các nước bên ngoài, đặc biệt là mua từ Trung Hoa. Nhà nước buộc phải mua tiền đồng từ nhà Thanh. “Năm Gia

Long thứ 16 bàn định nhà nước mua tiền đồng nhà Thanh mỗi một trăm cân giá 28 quan” [68, III, tr. 363].

Người Hoa đứng ra khai thác các mỏ đồng, thiếc, chì,… nên đã mạnh dạn tham gia vào công việc đúc tiền, thu thêm một mối lợi về kinh tế nữa. “Năm Gia Long thứ 11, chuẩn y lời tâu rằng: người buôn nhà Thanh ở phố Hàng Buồm Bắc thành, tự xuất tiền riêng mua kẽm theo mẫu của nhà nước mà đúc tiền, cứ nộp tiền kẽm 130 quan đổi lĩnh tiền đồng ở kho là 100 quan… Thời Tự Đức, người buôn nhà Thanh có vật lực nếu có người bảo đảm mà xin lĩnh tiền vốn của công lập lò đúc tiền ở tỉnh Sơn Tây, đúc tiền kẽm Tự Đức thông bảo, thì nên cho quan Tổng đốc tỉnh ấy cứ số ban ấy xin lĩnh nhiều hay ít thế nào, liệu mà cấp phát cho…” [68, III, tr. 356 – 362].

Như vậy, những mỏ do người Hoa lãnh trưng không giúp ích gì cho việc tích luỹ của cải cũng như việc kích thích đẩy mạnh trao đổi hàng hoá ở Việt Nam. Đây thực chất là kiểu vơ vét bóc lột tài nguyên của các thương nhân nước ngoài.

Các đặc sản, khoáng sản của Việt Nam bị các thương nhân người Hoa vơ vét đem về Trung Hoa còn trở thành những mặt hàng béo bở để các Hoa thương giàu có buôn bán sang các nước khác.

Những người Hoa buôn bán lớn còn có nhiều thủ đoạn làm khuynh đảo thị trường, lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam. Đi lại buôn bán thường xuyên, các lái buôn người Hoa đã nắm chắc được những qui định, luật lệnh của nhà nước và họ đã khôn khéo tìm những khe hở để thoát khỏi màng lưới thuế quan. Khi thì giả làm thuyền của triều đình nhà Nguyễn đi mua hàng về, lúc lại đóng vai thuyền của “Chiêu thương cục” đi chở thuê hay thuyền của những tỉnh mà nhà vua ban cho đặc ân được miễn thuế. “Năm 1838, Tổng đốc Định Biên đã phát giác chiếc thuyền của hai tên gian thương Hoàng Điệp và Vũ Bá Lực giả mạo giấy tờ trốn thuế hơn 10 năm. Các hiệu buôn của Hoa kiều cũng thường xuyên nợ thuế của nhà nước. Ở Hà Nội năm 1856 hiệu buôn Du Lợi thiếu 9.500 quan tiền thuế, còn hiệu buôn Quan Ngọc Ký thiếu hơn 20.700 quan” [109, tr. 61]. Những món lời trong công cuộc buôn bán đã làm các lái buôn loá mắt. Để thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa, các Hoa thương đã không từ một thủ đoạn nào, kể cả việc làm ra những mặt hàng giả, lừa dối cả người nước ngoài lẫn người chính quốc. Năm 1827, Minh Mạng dụ rằng: “Các tấm hàng gọi là sa vân tơ xét kĩ ra là hàng của nước nhà. Rõ ràng là người Thanh

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC TRONG TK XI-XIX (Trang 98 -111 )

×