Tăng vốn tự có

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hang thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Viêt Nam (Trang 68 - 69)

2 Tổng dư nợ quá hạn 150.19 18.410 03.764 (Nguồn báo cáo tín dụng VPBank)

3.2.1. Tăng vốn tự có

Vốn tự có của ngân hàng tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản có nhưng lại đóng vai trò then chốt quyết định đến quy mô, tầm vóc, mức độ chịu đựng rủi ro, lợi nhuận và nhất là sức cạnh tranh của ngân hàng. Qua phân tích những hạn chế của VPBank có thể thấy, vốn tự có nhỏ là một nguyên nhân khiến VPBank khó có cơ hội mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động; nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của mình vì vậy việc tăng vốn tự có là một nội dung quan trọng nhất, cấp thiết nhất của VPBank tại thời điểm này. Là một NHTMCP đô thị nên việc tăng vốn của VPBank có thể tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, phát triển vốn từ bên trong, tức là tăng vốn tự có bằng cách tận dụng

thể đáp ứng được những nhu cầu gia tăng vốn của mình thì thông thường đây chính là nguồn bổ sung vốn tốt nhất. Khi VPBank có thể tự bổ sung vốn mà không làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh (như tăng chi phí do phát hành cổ phiếu), đến các chủ sở hữu thì đó là việc rất nên làm. Có ba yếu tố kết hợp với nhau để xác định lợi nhuận để lại có thể đảm bảo được khả năng tăng trưởng nguồn vốn đến mức nào là hợp lý : Mức vốn mà ngân hàng và các cơ quan quản lý cho là đủ, lợi nhuận thu được và tỷ lệ phần trăm số lợi nhuận để lại. Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này thì đòi hỏi VPBank phải làm ăn thực sự có lãi và các khoản lợi nhuận để lại (lợi nhuận không chia) là đủ lớn.

Hai là, gia tăng vốn từ các nguồn bên ngoài. ở các nước, việc phát hành cổ

phiếu hay chứng khoán cao cấp để gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu là một biện pháp phổ biến được nhiều ngân hàng áp dụng. Hiện tại ở nước ta lượng vốn trong dân còn rất nhiều, nhưng các ngân hàng mới thu hút được bằng các hình thức như tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá. Với các hình thức huy động vốn này đã không tạo nên nền tảng vững chắc cho các ngân hàng, đồng thời còn luôn đe doạ đến khả năng chi trả của ngân hàng khi thị trường biến động. Từ đó, vấn đề đặt ra là phải làm sao thu hút được nguồn này dưới dạng phát hành cổ phiếu nhằm bổ sung vốn chủ sở đang rất eo hẹp hiện nay. Tuy nhiên, thực hiện giải pháp này không dễ và không phải NHTMCP nào cũng có thể thực hiện được bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư chính là hiệu quả hoạt động kinh doanh, chính sách phân phối lợi nhuận, khả năng phát triển của ngân hàng ... và một thị trường chứng khoán phát triển. Hiện nay, một số NHTMCP lớn như ACB, Sacombank, Quân đội đã phát hành cổ phiếu ra bên ngoài và thị giá cổ phiếu là khá cao so với mệnh giá do những ngân hàng này đều có uy tín cao đối với nhà đầu tư. Sắp tới, các ngân hàng này cũng bắt đầu việc tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tại VPBank, việc phát hành cổ phiếu vẫn chỉ bó gọn trong nội bộ ngân hàng và các cổ đông cũ nên khả năng tham gia thị trường chứng khoán là rất khó. Tuy vậy, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì đây sẽ là một giải pháp tăng vốn có hiệu quả cho VPBank. Vì khi ngân hàng được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, ngoài tác dụng tạo vốn còn phát huy được vai trò của các nhân tố thị trường trong điều tiết hoạt động ngân hàng, khuếch trương hình ảnh và tăng uy tín...Đặc biệt, nếu ngân hàng thu hút thêm được những cổ đông lớn có tiềm lực tài chính như các NHTM Quốc doanh, các Doanh nghiệp lớn làm ăn có hiệu quả, các tổ chức đầu tư nước ngoài thì đây là cơ hội để có thêm kinh nghiệm về khả năng quản lý, tận dụng công nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hang thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Viêt Nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w