NỘI DUNG CHÍNH Kinh doanh và môi tr ườ ng

Một phần của tài liệu KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ( TS LÊ NGỌC UYỂN- TS ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH THS HOÀNG ĐINH THẢO VY) potx (Trang 135 - 151)

L ượn gô nhiễm

NỘI DUNG CHÍNH Kinh doanh và môi tr ườ ng

3. Quản lí chất thải theo nguyên lí 3R là gì?

NỘI DUNG CHÍNH Kinh doanh và môi tr ườ ng

Ô nhim do sn xut:

Công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành gây ô nhiễm chủ yếu. Tuy nhiên các cư dân đô thị cũng làm ô nhiễm môi trường đáng kể do việc thải các chất thải rắn và gây ô nhiễm do sử dụng các phương tiện giao thông.

Các ngành công nghiệp như giấy (nước thải xả từ công đoạn nấu

bột giấy có độ Ph cao 12 − 13 và sử dụng nhiều sút 12kg/tấn bột giấy

thải ra nhiều chất hữu cơ); ngành dệt nhuộm (chất thải chứa nhiều hóa

chất độc hại dạng ion, kim loại nặng, thải nhiều chất thải hữu cơ);

ngành công nghiệp hóa chất (thải nước thải, khí thải, chất thải rắn); công nghiệp sơ chế mủ cao su, bột giặt, dầu mỏ, diêm, pin accu…; ngành chế biến thủy hải sản, thực phẩm…

Ngành nông nghiệp gây ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, phân súc vật. Trường hợp tưới nước quá nhiều gây úng,

nấm phát triển; độ bẩn cao trong ao nuôi tôm, cá dẫn đến dịch bệnh,

làm giảm năng suất; chặt phá quá nhiều rừng ngập mặn để nuôi tôm; nhập khẩu những sinh vật mà sự phát triển quá mức của nó gây mất cân bằng sinh thái (ốc bươu vàng, bèo Nhật Bản…); khai thác thuỷ sản không đúng tuổi, đúng mùa làm giảm trữ lượng; hay chỉ quan tâm đến cá mà không chú ý đến môi trường nước; khai thác rừng quá mức làm mất nguồn nước…

Ô nhim do giao thông vn ti: xăng, dầu diezen thải ra các

chất ô nhiễm như CO, NO2, SO2, CH, bụi chì và các hạt rắn lơ lững làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe (gây những bệnh về

khí thải tăng gấp 2,3 lần. Hệ thống xe cộ còn gây ồn. Hệ thống cảng biển thường rò rỉ dầu, rác thải ảnh hưởng đến môi trường biển ven bờ

làm suy giảm các nguồn lợi hải sản, việc mở rộng bến đậu tàu sẽ

chiếm dụng mặt đất ngập triều nhất định làm giảm diện tích cư trú của thủy hải sản.

Nếu người dân có ý thức bảo vệ môi trường họ có thể tác động đến các hệ thống sản xuất và phân phối để làm cho các hệ thống này thân thiện hơn với môi trường xung quanh. Giới kinh doanh thường có thái độ dè dặt trong việc tán thành các chính sách môi trường vì việc chấp hành các chính sách này thường làm cho chi phí của họ tăng lên.

Các lí do ngành công nghiệp quan tâm đến môi trường

Môi trường và hiu qu: Các ngành công nghiệp có động cơ

cắt giảm lượng nguyên liệu, năng lượng vì như thế sẽ giảm được chi

phí, nhất là những ngành có tỉ lệ chi phí nguyên liệu, năng lượng cao trong tổng chi phí.

• Khi người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường, nếu các

doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm hay công nghệ không gây ô nhiễm sẽ tạo nên một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong mắt người

tiêu dùng nên được người tiêu dùng ủng hộ và do đó tăng được thị

phần.

Môi trường và cơ hi th trường: các chi tiêu cho môi trường

tạo thu nhập cho các nhà sản xuất thiết bị chống ô nhiễm, các công nghệ sạch, người tái chế, ngành công nghệ làm sạch…

Việc giảm ô nhiễm diễn ra theo 2 cách:

− Bằng các công nghệ “cuối đường ống” tức làm giảm ô nhiễm

− Bằng cách “giảm ở nguồn” tức là thiết kế lại sản phẩm từ gốc để nó chứa ít nguyên liệu và năng lượng mà sau này biến thành chất thải. Nhìn chung, chính sách môi trường hiện nay dựa trên công nghệ cuối đường ống. Trong tương lai, chính việc giảm ô nhiễm ở gốc mới quan trọng hơn vì sản xuất những sản phẩm có chất thải thấp sẽ hiệu

quả hơn so với việc tìm kiếm các giải pháp để đối phó về sau. Nói

cách khác, các chính sách nên hướng vào việc dự đoán và ngăn ngừa hơn là phản ứng đối phó và dọn dẹp. Giới kinh doanh có vai trò quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trọng trong việc chuyển đổi từ các giải pháp “cuối đường ống” đến

các giải pháp” giảm chất thải ở nguồn”.

– Sự tuân thủ các luật lệ về môi trường: Các ngành công nghiệp có nhu cầu phải phân tích các vấn đề môi trường sẽ xảy ra và suy nghĩ xem các chính quyền, các tổ chức quốc tế và thế giới nói chung sẽ phản ứng với những vấn đề này như thế nào để có thể làm giảm tối đa sự ngưng trệ sản xuất do phải tuân theo các yêu cầu mới về môi trường và có thể nắm bắt các cơ hội thị trường có thể có.

Một số vấn đề môi trường toàn cầu

Thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng là dân số, lương

thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Cả 5 cuộc khủng hoảng đều liên quan chặt chẽ đến vấn đề môi trường. Khủng hoảng môi trường là các suy thoái chất lượng môi trường sống ở quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống của loài người trên trái đất.

Nhiều vấn đề môi trường hiện nay mang tính quốc tế hoặc toàn

cầu có tác động đến việc kinh doanh như: mưa axít, ô nhiễm đại

Mưa axít

Mưa axit là một thuật ngữ chung chỉ sự lắng đọng, tích lũy (dưới dạng khô hoặc ẩm) của chất gây ô nhiễm được hình thành chủ yếu từ

di-oxít sunphua SO2 và axít nitrogen NOx và gốc clorít Cl − dưới dạng

axít. Một khi thải vào không khí, các chất gây ô nhiễm này có thể bị hấp thụ trong trạng thái khô bởi mặt nước, mặt đất và sinh vật nhất là cây cỏ; hay dưới dạng ẩm khi chất gây ô nhiễm hòa lẫn với nước mưa

hình thành các đám mây axít. Sự chuyển đổi thành axít xảy ra trong

bầu khí quyển. Mưa thường độ pH = 5,6; mưa axít pH < 4,3. Tác hại của mưa axít:

– Ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người.

– Làm giảm khả năng hỗ trợ sự sống các loại thủy hải sản trong sông ngòi, ao hồ.

– Phá hoại trực tiếp bề mặt của lá cây và suy thoái sự tăng

trưởng, ảnh hưởng đến mùa màng, làm cho rừng rụng lá và tăng

trưởng chậm.

– Xói mòn dần bề mặt của các công trình kiến trúc. – Làm axít hóa, giảm độ pH trong nước sông hồ.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do trong các nền kinh tế thị

trường thiếu các quy định buộc người gây ô nhiễm phải trả chi phí. Tuy nhiên mưa axit có thể do một nước gây ra và một nước khác phải gánh chịu một phần hậu quả.

Để khắc phục tình trạng này nên:

– Sử dụng các nhiên liệu hóa thạch ít sunphua hơn, lắp đặt các

thiết bị làm giảm ô nhiễm ở các nhà máy điện chạy bằng than và các nhà máy lớn khác.

Hành động quốc tế về mưa axít:

Các chất ô nhiễm này di chuyển vì từ điểm thải ra chúng được

mang trong không khí và lắng đọng cách nguồn thải vài trăm cây số và có thể xuyên biên giới quốc gia.

Ví dụ: các nhà máy ở Canada gây mưa axít ở Mỹ; các nhà máy ở

Anh, Bắc Âu gây mưa axít ở Đức, Na Uy, Thụy Điển… Do đó việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiểm soát mưa axít là một vấn đề quốc tế. Điều đó giải thích tại sao

các nước Tây Âu giúp đỡ các nước Đông Âu làm sạch ô nhiễm. Hiện nay ở Đông Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Nam Nhật Bản, Tây nam bộ của Việt Nam cũng có mưa axít.

Các nước OECD đã ký Nghị định thư cam kết năm 1987 sẽ giảm dioxit sunphua 30% so với mức thải năm 1980, năm 1988 ký cam kết giảm dioxit nitrozen không được tăng hơn so với mức năm 1987 và sau đó phấn đấu giảm xuống nữa…

Ở Mỹ năm 1990 ban hành Đạo Luật Không khí sạch yêu cầu giảm 10 triệu tấn chất thải sun phua xuất phát từ nhu cầu của nước Mỹ cũng như của nước láng giềng Canada.

Nghị định thư thứ nhất yêu cầu tất cả các nước ký kết giảm thải sunphua khoảng 30% năm 1980 vào năm 1993. Anh và Mỹ không ký hiệp định này.

Các nước Châu Âu, kể cả các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ đang trong thời kỳ chuyển đổi. Tất cả các nước kể cả Anh, Mỹ đã bị áp lực buộc phải ký kết Nghị định thư thứ 2 năm 1992 đàm phán về giảm thải sun-phua. Chỉ tiêu về lâu dài sẽ ngày càng gắt gao do phải đáp ứng các ngưỡng gây hại. Ngưỡng gây hại là một mức lắng

Các ngưỡng gây hại có thể không đạt được vì có ít nhất 2 lí do:

1- Chúng không thể thực hiện được về mặt kỹ thuật, tức là

chúng có thể yêu cầu giảm thải khí ngoài khả năng của công nghệ hiện có.

2- Chúng cũng có thể không khả thi về mặt kinh tế, vì sẽ

đặt ra chi phí quá cao không thể chấp nhận được đối với ngành công nghiệp. Những chi phí đó là:

− Chi phí sửa chữa bảo quản các tòa nhà.

− Chi phí y tế do thiệt hại về sức khỏe.

− Tổn hại mùa màng.

− Tổn hại nước.

− Tổn hại đối với các khu rừng.

S phá rng nhit đới

Hàng năm rừng nhiệt đới giảm 2%, điều này dẫn đến những thiệt hại như:

– Việc đốn gỗ, khai hoang lấy đất trồng trọt không phải là một

cách sử dụng rừng một cách hiệu quả nhất về kinh tế.

– Sự phá rừng làm xáo trộn cuộc sống của các dân tộc địa

phương.

– Gây ô nhiễm sông ngòi do đất rừng bị cuốn trôi. – Làm cạn kiệt các nguồn nước.

– Làm giảm sự đa dạng của hệ động, thực vật. Nguyên nhân của việc phá rừng là do:

– Bùng nổ dân số, nhu cầu lương thực thực phẩm, chất đốt gia

tăng.

– Chính sách miễn, giảm thuế đã khuyến khích việc biến đất rừng thành đất nông nghiệp hay khai thác gỗ.

– Cơ sở hạ tầng phát triển người ta vào rừng dễ dàng hơn nên tăng cường khai thác.

– Thị trường và chính quyền chỉ tính giá trị bằng tiền của rừng mà không tính đến những lợi ích quan trọng về kinh tế, ví dụ: sự bảo vệ các dòng nước.

– Các chính quyền thường thiên vị cho nhà kinh doanh, người nước ngoài hơn là cho người bản xứ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để hạn chế việc phá rừng cần thực hiện các giải pháp sau: – Giảm tốc độ tăng dân số.

– Xóa đói giảm nghèo.

– Tìm những nguồn chất đốt thay thế.

– Tăng năng suất đất bằng các hoạt động công nghiệp.

– Các nước giàu nên hỗ trợ nhiều hơn cho các nước nghèo trong việc trồng lại và trồng mới rừng.

– Giao đất giao rừng cho dân: theo NĐ 02/CP, 163/1999/NĐ-CP

giao đất rừng50 năm cho tổ chức, hộ nông dân sử dụng lâu dài.

– Tổ chức kiểm tra, truy quét, phạt nặng những kẻ phá hoại rừng…

– Vệ tinh theo dõi phòng chống, phát hiện cháy rừng. • Trái đất đang nóng lên

Những công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện trong

vòng 30 – 50 năm qua cho thấy rõ rằng khí hậu toàn cầu đang tăng

Những chất này hoạt động như một mặt phẳng, giữ lại một phần các tia nắng đã được địa cầu phản chiếu lên làm trái đất nóng lên. Nhờ hiệu ứng nhà kính tự nhiên như thế nhiệt độ trung bình của trái đất giữ ở mức 150C thay vì là –180C. Nhưng từ một thế kỷ nay, do lượng khí thải tăng quá mức kiểm soát từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, phát điện thải các chất khí như dioxit carbon (sinh ra khi đốt các nhiên liệu hóa thạch), CFC (được dùng cho chất nổ, các dung dịch hòa tan và các chất tạo bọt, chất làm lạnh…; metan (sinh ra từ quặng than, loài vật nuôi như trâu, bò… trấu, khí rò rỉ…) và oxit nitric

(nguồn sinh ra chưa rõ nhưng liên quan đến sự đốt các nguyên liệu

hóa thạch, phân bón)... Hầu hết chất khí gây bức xạ được thải ra từ

khu vực tiêu thụ năng lượng đốt các nguyên liệu hóa thạch (kể cả giao thông vận tải) làm nhiệt độ trái đất tăng lên 50%.

Nông nghiệp tạo ra khoảng 15% tổng số chất khí thải ra bức xạ

thông qua những hoạt động như đốt rừng, đốt đồng cỏ lấy đất trồng.

Các nguồn phóng thích mêtan trong nông nghiệp là các đồng lúa, khu nuôi gia súc, sinh vật bị đốt, những bãi rác chôn dưới đất.

Các chất khí thải ra do phá rừng nhiệt đới tạo 15% hiệu ứng nhà kính cộng với nạn phá rừng làm thủng tầng ozon, ở những chỗ thủng đó mặt trời chiếu thẳng xuống trái đất, làm cho trái đất nóng lên…

Nhiệt độ bề mặt đại dương vùng nhiệt đới tăng 0,5 độ C, khối

lượng hơi nước tích tụ trên tầng đối lưu ở khí quyển vùng nhiệt đới

tăng lên, sức nóng giới hạn ở lớp giữa của tầng đối lưu đang tăng lên, chênh lệch nhiệt giữa xích đạo và vùng cực, vận tốc gió trung bình cũng đang tăng lên, những vùng áp suất thấp hầu như đứng yên. Trong cùng thời gian ấy, khối nước của các sông băng trong đất liền ở vùng

Bu khí quyn b phá hy

Bầu khí quyển (tầng ozone) bao quanh trái đất hấp thụ bức xạ hồng ngoại và có tác dụng như một tấm phủ giúp giữ lại nhiệt và phát xạ trở lại khí quyển từ bề mặt trái đất.

Ozone là một loại khí sinh ra tự nhiên ở tầng bình lưu và đối lưu

của khí quyển. Ở tầng bình lưu nó tích tụ thành một vành đai bao

quanh trái đất gọi là tầng ozone bảo vệ trái đất khỏi bức xạ cực tím từ mặt trời, loại trừ 90% số lượng tia cực tím cho nên sự tích tụ cao ozone ở tầng bình lưu là tốt; trong khi ở tầng đối lưu ozone tác động với oxit nitrogen, oxygen và những hợp chất hữu cơ dễ bốc hơi gây hại cho sức khỏe con người và thực vật, liên quan đến việc hình thành mưa axit… Do đó sự tích tụ cao ozone ở tầng đối lưu là có hại cho con người.

Từ những năm 20 của thế kỷ 20 người ta đã thường xuyên đo đạc

tầng ozone. Từ năm 1926 đến năm 1970 không có vấn đề gì xảy ra,

nhưng từ sau năm 1970 tầng ozone bắt đầu bị mỏng đi. Đến năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1986, Cơ quan khí tượng thế giới và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc đã công bố một báo cáo xác nhận rằng chất CFC tồn tại trong bầu khí quyển giải phóng chlorine hủy hoại tầng ozone trên phạm vi toàn thế giới, tạo những lỗ hổng gây hiệu ứng nhà kính, mưa

axit… Lỗ thủng tầng ozon năm 1998 là 27,24 triệu km2.

Ngày 10/10/2000 các chuyên gia nghiên cứu tầng ozon của Cơ quan khí tượng Úc cho biết, theo những hình ảnh do NASA chụp được

từ vệ tinh lỗ hổng tầng ozon đã trải dài từ các thành phố ở Nam Mỹ

sang tận khu vực phía Nam bang Tasmania Australia.

Khi tầng ozone bị phá hủy sẽ có nhiều tác hại như:

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: bệnh tật và tử vong gia tăng do cháy nắng dẫn đến ung thư da, tổn hại hệ thống miễn dịch của con người, làm tăng những bệnh truyền nhiễm và làm giảm tác dụng của các chương trình chủng ngừa, tăng bệnh đục nhãn cầu. Hàng ngàn người chết vì không khí bị ô nhiễm, trong đó khoảng 50% là do khí thải xe hơi gây ra bệnh viêm phổi, hen cấp tính.

Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: bức xạ tia cực tím làm giảm khả

năng sinh trưởng của tảo đơn bào (một loại tảo làm thức ăn cho các

loài giáp xác nhỏ và những loài này lại là thức ăn cho các loại sinh vật

biển lớn hơn), làm giảm trữ lượng cá; tảo này cũng tạo ra 40 − 50%

oxy trên hành tinh; làm hoạt động quang hợp kém đi, giảm sự tăng

Một phần của tài liệu KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ( TS LÊ NGỌC UYỂN- TS ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH THS HOÀNG ĐINH THẢO VY) potx (Trang 135 - 151)