Chỉ tiêu đo lường tiến bộ kinh tế cơ bản là GNP, nếu GNP tăng
phúc lợi xã hội được cải thiện. Tuy nhiên trên giác độ kinh tế môi
trường, GNP không phản ánh sự phá hủy môi trường, mà điều này sẽ giảm phúc lợi kinh tế, do đó nên đánh giá các phá hủy môi trường và loại nó ra khỏi GNP. Một số tài nguyên môi trường không mua bán được nhưng không có nghĩa là nó không có giá trị kinh tế.
Các nhà thống kê kế toán quốc gia thường chỉ ước lượng khấu
hao vốn do con người tạo ra mà không tính đến việc khấu hao tài nguyên, những cái cũng hao mòn, ví dụ như khi trữ lượng dầu hay
diện tích rừng bị giảm. Do đó cần điều chỉnh trong hệ thống kế toán
quốc gia, một là điều chỉnh cho việc khấu hao tư bản tự nhiên (những
thay đổi về mặt số lượng: sự mất đi của trữ lượng dầu, diện tích đất,
rừng..) và điều chỉnh cho sự suy thoái xuống cấp của tư bản tự nhiên (những thay đổi về mặt chất lượng).
Trong nhiều nước người ta sử dụng chỉ tiêu
Dn: khấu hao vốn tự nhiên; đo lường bằng giá trị tính bằng tiền của phá hủy môi trường trong năm. Giá trị này được tính theo 2 cách: những mất mát không tính đến trong GNP (như mất mát các giống loài hoang dã hay mất mát các cảnh quan) và những mất mát có tính đến trong GNP (sản lượng mất đi do ô nhiễm không khí). Diễn tả theo
cách khác, mức tiêu dùng bền vững bằng GNP trừ đi đầu tư cần thiết
để duy trì toàn bộ trữ lượng vốn. R: chi tiêu để khôi phục. A: chi tiêu để ngăn chận.
Tuy nhiên việc điều chỉnh này rất phức tạp cả về lí thuyết lẫn
thực tế.
Cuối cùng xem xét cái gì xảy ra khi tài nguyên bị cạn kiệt do sử dụng quá nhanh (có nghĩa là ở tốc độ mà việc sử dụng tối ưu vượt quá mức chiết khấu). Trong trường hợp này, GNP hiện hành sẽ bị đánh giá
quá cao. Áp dụng tương tự đối với tài nguyên có thể tái tạo. Nếu
chúng không được sử dụng tối ưu, GNP đo được sẽ lớn hơn GNP thực tế.
Phát triển bền vững nếu và chỉ nếu trữ lượng tài sản vốn không đổi hay tăng lên theo thời gian.
BÀI 2
Bài 1 đã cho các bạn thấy tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Bài này sẽ phân tích rõ hơn các nguyên nhân gây suy thoái môi trường.
MỤC TIÊU
Học xong bài này các bạn sẽ thấy rõ:
Các nguyên nhân gây suy thoái môi trường có thể do cơ chế
thị trường hoặc do thất bại của chính phủ trong quá trình quản lí nền kinh tế.
Từ đó qua các bài 3, 4 ta sẽ nghiên cứu những cách đánh giá
khác nhau để đánh giá đầy đủ giá trị các tài nguyên thiên nhiênvà các
dịch vụ môi trường.
NỘI DUNG CHÍNH Tại sao môi trường suy thoái? Tại sao môi trường suy thoái?
Một số người cho rằng môi trường suy thoái là do hành vi và thái độ ứng xử của con người trái với luân thường đạo lí. Vì thế, để bảo vệ tốt môi trường cần không ngừng nâng cao nhận thức về môi trường,
thường xuyên giáo dục đạo đức môi trường cho toàn thể cộng đồng
dài nhằm cải tạo, xây dựng mới đạo đức, tác phong và lối sống thân thiện với môi trường.
Trên quan điểm môi trường người ta quan tâm đến sự công bằng trong phân phối các nguồn tài nguyên không chỉ giữa những người đang sống hiện nay mà còn giữa họ và các thế hệ tương lai chưa chào đời. Ví dụ: việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên không thể tái tạo như nhiên liệu và các khoáng sản hay các nguồn tài nguyên có thể tái tạo như thủy hải sản, lâm sản... hôm nay sẽ làm giảm trữ lượng khoáng sản để lại cho các thế hệ tương lai. Như thế câu hỏi đặt ra là có công bằng không? Có đúng không, nếu chúng ta hủy hoại phần lớn các tài nguyên thiên nhiên để hưởng các lợi ích trong hiện tại và chuyển phí tổn cho thế hệ tương lai chưa ra đời?
Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, tuy nhiên tất cả
đều có 3 điểm chung sau đây:
1. Các hệ thống kinh tế cần phải được thiết kế sao cho không nên chỉ nhằm thỏa mãn các ước muốn vô hạn của “con người kinh tế thuần lí”, con người ích kỷ tham lam của nền kinh tế thị trường mà còn phải đáp ứng nhu cầu của cộng đồng nhiều hơn.
2. Một nền kinh tế xanh là một nền kinh tế có khả năng tự tái tạo trên một cơ sở bền vững.
3. Một nền kinh tế xanh, qua thời gian phải tiến hành theo cách thức thế nào để tránh gây tổn hại cho môi trường, nghĩa là tài nguyên phải được sử dụng sao cho hiệu quả hơn và ít gây ô nhiễm môi trường
hơn. Muốn vậy thì hoặc là giữ cố định quy mô nền kinh tế, dân số
hoặc là giảm quy mô đó.
Trên giác độ kinh tế thì người ta gây ô nhiễm môi trường vì đó
hoạt động có hiệu quả để định hướng cho các quyết định đúng đắn, tránh ô nhiễm môi trường.
Có ý kiến cho rằng người ta gây ô nhiễm môi trường vì động cơ lợi nhuận. Do đó, để giảm ô nhiễm môi trường cần giảm động cơ lợi
nhuận. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì không chỉ các doanh nghiệp
gây ô nhiễm môi trường mà người tiêu dùng cũng gây ô nhiễm qua hành vi đổ rác xuống cống, rãnh, ao, hồ…. hoặc sử dụng các phương tiện giao thông cũ kỹ xả nhiều khói… Các doanh nghiệp nhà nước khi sản xuất các hàng hóa công cộng có thể gây ô nhiễm mà không vì động cơ lợi nhuận.
Hậu quả ô nhiễm môi trường diễn ra trên nhiều cấp độ địa
phương, vùng, khu vực, toàn cầu.
Ở cấp độ địa phương: ô nhiễm nước, không khí làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Ở cấp độ vùng: mưa axít ô nhiễm không khí, cây cỏ, đất, nước, tài sản…
Ở cấp độ toàn cầu: trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính, thay đổi khí hậu làm nước biển dâng cao, bão tố, lụt lội, hạn hán…
Khuyến khích kinh tế có một vai trò quan trọng trong hoạt động của một hệ thống kinh tế, nó không chỉ có tác động hướng dẫn hành vi, cách ứng xử sao cho người ta có thể thu nhiều của cải vật chất mà còn có những khuyến khích phi vật chất hướng dẫn người ta thay đổi hành vi, thái độ kinh tế. Ví dụ: lòng tự trọng, sự mong muốn có một cảnh quan môi trường sạch đẹp, hay ước muốn tạo một gương tốt cho mọi người noi theo…
chất thải hơn. Ví dụ: áp dụng chế độ trả tiền đổ rác theo số lượng rác
thải hàng tháng, hàng năm thay cho chế đô thu phí bình quân và cố
định theo thời gian hay theo đầu người.
– Các khuyến khích doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, đặc biệt trong công nghiệp tìm mọi cách để giảm chất thải trong quá trình sản xuất bằng cách thông qua và cưỡng chế thi hành các luật, pháp lệnh,
nghị định, quy chế có liên quan đến bảo vệ môi trường; bằng cách
soạn thảo áp dụng hệ thống khuyến khích tài chính để các doanh nghiệp giảm gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: kết hợp thuế tài sản của doanh nghiệp với thành tích bảo vệ môi trường; tùy theo mức độ gây ô nhiễm của doanh nghiệp mà đánh thuế cao hay thấp, hoặc xét miễn giảm thuế…
– Các khuyến khích nhằm hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường và các ngành sản xuất khác sử dụng các công nghệ không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường.
– Soạn thảo chính sách môi trường nhằm cải thiện chất lượng môi trường một cách hiệu quả.
Kinh tế môi trường còn quan tâm đến các vấn đề quốc tế của
môi trường như thị trường thế giới và sự phá hủy tài nguyên thiên nhiên, mưa axit, phá hủy tầng ozon, thay đổi khí hậu…
Cơ chế hoạt động của thị trường và thất bại của thị trường