NỘI DUNG CHÍNH Khái niệm về phân tích l ợ i ích – chi phí

Một phần của tài liệu KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ( TS LÊ NGỌC UYỂN- TS ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH THS HOÀNG ĐINH THẢO VY) potx (Trang 49 - 59)

L ượn gô nhiễm

NỘI DUNG CHÍNH Khái niệm về phân tích l ợ i ích – chi phí

1- Đối với những tài nguyên có giá trên thị trường như các loại khoáng sản, lâm sản, đất, nước, thủy hải sản cơ chế thị trường tỏ ra

NỘI DUNG CHÍNH Khái niệm về phân tích l ợ i ích – chi phí

Chi phí và lợi ích được định nghĩa dựa trên việc thỏa mãn các

ước muốn, hoặc ý thích. Với định nghĩa như vậy thì một việc gì đó thỏa mãn một ước muốn, đó là lợi ích. Việc gì làm giảm sự thỏa mãn nhu cầu của con người thì đó là chi phí. Đối với nhà kinh tế, muốn biết sự thỏa mãn có gia tăng hay không, phải chú ý vào ý thích của con người. Nếu một người thích tình trạng B hơn tình trạng A hiện tại

Trong đó B là lợi ích, C là chi phí. Chi phí và lợi ích được đo lường trên cơ sở phúc lợi của con người.

Nguyên tắc quyết định của xã hội

Để làm cho việc chấp nhận của một người chuyển đổi sang một

tình trạng khác trở thành một nguyên tắc quyết định của xã hội chúng

ta cần phải biết mọi người ưa thích cái gì. Nếu mọi người thích

chuyển từ tình trạng A sang tình trạng B thì không có vấn đề gì cả.

Nếu nhiều người thích chuyển và những người còn lại không bận tâm đến việc đó thì cũng không có vấn đề gì. Trong trường hợp này những

người thích chuyển là những người được lợi và những người bàng

quan thì chẳng lợi hơn mà cũng chẳng hại hơn. Nhưng nếu có một số người thích chuyển trong khi một số khác không thích thì sẽ có người

có lợi và có người bị thiệt. Để xác định xã hội được lợi hơn hay bị

thiệt hơn chúng ta phải so sánh lợi ích và thiệt hại của mọi cá nhân. Nhiều nhà kinh tế cho rằng việc này không thể làm được. Nhưng trong thực tế sự so sánh được thực hiện thường xuyên. Chúng ta cũng thường phán đoán xem người khác cảm thấy như thế nào – bằng cách

xem họ phản ứng, ứng xử ra sao và xem họ nói gì. Tất cả các quyết

định về chính sách thường bao gồm những so sánh như thế, không thể có một chính sách được lòng tất cả mọi người, mọi người đều có lợi, mà thường có một số người bị bất lợi.

Giá sẵn lòng trả

Một trong những cách để đo lường phần lợi ích tăng thêm và

thiệt hại mất đi là dựa vào sự lựa chọn của dân chúng thông qua một

cuộc trưng cầu dân ý. Cách này cũng không cho phép xác định đúng

mức độ ưa thích hoặc không thích một việc gì đó. Mức độ ưa thích của một cá nhân về một mặt hàng nào đó được thể hiện bằng mức giá

sẵn lòng trả (WTP: willingness to pay) của họ đối với mặt hàng đó.

Mặt khác, khi họ không thích một điều gì đó, họ cũng sẽ sẵn lòng trả

một mức giá nào đó để tránh nó, hoặc sẵn lòng chấp nhận mức đền bù nào đó để chịu đựng điều mà họ không thích (WTA: willingness to accept).

Khái niệm WTP và WTA rất hữu ích trong việc giải quyết vấn đề giữa các cá nhân khi có một số người thích tình trạng A và một số người khác không thích. Ví dụ:

Người thứ nhất: WTP để chuyển sang tình trạng A = 10 triệu đồng.

Người thứ hai: WTP để chuyển sang tình trạng A = 8 triệu đồng. Người thứ ba: WTA để chịu đựng việc chuyển sang tình trạng A = 6 triệu đồng.

Người thứ tư: WTA để chịu đựng việc chuyển sang tình trạng A = 5 triệu đồng.

Người thứ 1 và thứ 2 là những người được lợi, trong khi người

thứ 3 và thứ 4 là những người bị thiệt. Toàn xã hội được lợi hay bị hại khi chuyển sang tình trạng A? Chúng ta có thể sử dụng nguyên tắc sau:

Để thấy được có sự gia tăng lợi ích ròng cho xã hội, ta giả sử

rằng người thứ nhất và người thứ hai được yêu cầu phải đền bù cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người thứ ba và thứ tư. Do đó người thứ nhất bỏ ra 6 triệu đồng đền

bù cho người thứ ba và anh ta vẫn còn lợi 4 triệu đồng. Người thứ hai

bỏ ra 5 triệu đồng đền bù cho người thứ tư và anh ta vẫn còn lợi 3

triệu đồng. Bây giờ người thứ ba và người thứ tư không còn thiệt nữa

nhưng người thứ nhất và thứ hai có lợi. Điều này được gọi là sự cải

thiện Pareto. Sự cải thiện Pareto là sự phân phối làm cho ít nhất một người có lợi hơn nhưng không làm bất cứ ai bị thiệt. Đó là một sự cải

thiện thật sự nếu việc đền bù thực tế xảy ra và là sự cải thiện tiềm

năng nếu việc đền bù chỉ là giả định.

Bất phương trình (2) tương tự bất phương trình (1) nhưng dùng tổng hợp chi phí và lợi ích của tất cả mọi người trong xã hội và được viết lại như sau:

∑ (Bi – Ci) > 0 (3)

Phân tích lợi ích – chi phí theo thời gian

Thông thường, người ta thích lợi ích hiện tại hơn là trong tương lai. Đơn giản là vì người ta thiếu kiên nhẫn và vì có thể trong tương lai

sẽ xuất hiện những nhân tố mới làm lợi ích có thể mất đi. Lí do khác

là vì tiền vốn có khả năng sinh lời, giá trị của 1 triệu đồng tài nguyên trong hiện tại sẽ làm ra giá trị sản phẩm và dịch vụ lớn hơn 1 triệu đồng trong tương lai. Do đó, một nhà sản xuất bằng lòng chi nhiều hơn 1 triệu đồng trong tương lai để lấy 1 triệu đồng hiện tại. Điều này dẫn chúng ta đến khái niệm chiết khấu. Quá trình chiết khấu được thể hiện qua cơ chế lãi kép.

Giả sử có một số tiền V triệu đồng, sau một năm V sẽ trở thành V

+ tiền lãi. Tiền lãi (Vr) được tính bằng cách lấy lãi suất (r) nhân với

tiền vốn (V). Gọi V(1) là số tiền có được sau 1 năm, ta có: V(1) = V + Vr = V + rV = (1 + r)V

Số tiền có được sau 2 năm là:

V(2) = (V + Vr) + (V +Vr) r = V + Vr + Vr + Vr r = (1 + 2r + r2)V = (1 + r)2V

Tiếp tục tính như vậy, số tiền có được sau 12 năm sẽ là: V(12) = (1 + r)12.V

Các bạn có nhận xét gì về công thức tính giá trị tiền vốn trong

tương lai cho một số tiền vốn ở hiện tại theo cơ chế lãi kép hay

không? Chúng ta hãy xem lại công thức đơn giản nhất, tính số tiền có được sau 1 năm: V(1) = (1 + r)V. Trong công thức này số mũ của (1 + r) là 1. Còn nếu là 2 năm thì số mũ của (1 + r) là 2. Tương tự như vậy, nếu các bạn muốn tính cho 12 năm thì số mũ sẽ là 12. Như vậy, bây

giờ chắc các bạn đã có thể tính được dễ dàng giá trị trong tương lai

của một số tiền ở hiện tại rồi phải không? Các bạn hãy thử tính xem, nếu lãi suất là 10%/năm thì 2 triệu đồng hiện nay sau 5 năm sẽ là bao nhiêu?

Áp dụng công thức V(5) = (1 + r)5.V, ta có: V(5) = (1 + 0,1)5 × 2 = 3.221.020 đồng.

Các bạn lưu ý: đơn vị thời gian không nhất thiết là 1 năm, cũng có thể là 1 tháng, 6 tháng hay 2 năm…)

Quan sát V(t) theo t ta sẽ thấy có sự tăng trưởng theo thời gian. Tỉ lệ tăng trưởng (k) là sự thay đổi của V(t) chia cho V(t).

Ví dụ: k = V(12) V(11) V(11)

- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu lãi suất không đổi, tốc độ tăng trưởng k sẽ bằng lãi suất r.

Ví dụ: Mất bao lâu để 100 ngàn đồng của tôi trong ngân hàng tăng gấp đôi nếu mức lãi suất là 8%/năm?

100 ngàn đồng trở thành 108 ngàn đồng sau 1 năm. 108 ngàn đồng × 1,08 sau 2 năm…

Chúng ta muốn 200 ngàn đồng = 100(1,08)t với t là thời gian

muốn tìm, nên 2 = (1,08)t. Lấy ln hai vế, ta có:

ln2 = t × ln1,08 ⇒ T = ln2/ln1,08 = 9

Vậy, phải mất 9 năm thì số tiền 100 ngàn đồng mới tăng lên gấp đôi với lãi suất 8%/năm.

Chiết khu giá tr hin ti

Đây là khái niệm ngược với khái niệm lãi kép. Giá trị hiện tại của

V ngàn đồng nhận được sau 5 năm là 5

r) (1

V+ +

V được chiết khấu quay về thời kỳ hiện tại (thời kỳ 0). Mỗi thời điểm khác nhau, đồng tiền có giá trị khác nhau nên không so sánh được, chiết khấu cho phép chúng ta đưa giá trị khác nhau của 2 thời điểm về thời điểm hiện tại để có thể so sánh chúng.

Giả sử anh An trúng xổ số 10 triệu đồng nhưng người trả tiền đề

nghị trả cho An trong 5 năm. Như vậy, 2 triệu đồng đầu tiên sẽ trả

hôm nay, 2 triệu đồng tiếp theo sẽ được trả vào cuối mỗi năm sau

đó… Giá trị hiện tại của việc chi trả được tính toán bằng cách chuyển giá trị mỗi năm nhận được về hiện tại, sau đó cộng dồn lại.

PV = 2 + r) (1 2 + + 2 r) (1 2 + + 3 r) (1 2 + + 4 r) (1 2 +

sau 5 năm chiết khấu về hiện tại. Nhìn theo cách này thì không có gì khác giữa nhận 8,342 triệu đồng hôm nay và nhận 2 triệu đồng mỗi năm trong vòng 5 năm. Mỗi thành phần trong công thức tính giá trị hiện tại cho chúng ta biết số tiền có được trong 1 năm, được định giá

hôm nay. Ví dụ: 2 triệu đồng được trả trong năm thứ 3 trị giá 1,504

triệu đồng hôm nay. Nếu chúng ta gửi 1,504 triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất 10%/năm chúng ta sẽ có 2 triệu đồng vào cuối năm thứ 3.

Với một mỏ khoáng sản, lợi nhuận thu được trong tương lai thường nhỏ đi, do đó dòng giá trị tương lai của người chủ sở hữu sẽ giảm.

Với rừng và cá, sắp xếp sản xuất để đạt được sản lượng ổn định

trong tương lai.

Khi xét đến yếu tố thời gian, phương trình (3) được chuyển đổi

thành ∑ t tt r) (1 C B + − > 0 (4) trong đó số mũ t chỉ thời gian.

Để nhấn mạnh chi phí và lợi ích môi trường chúng ta sẽ tách phần môi trường ra thành số hạng E, lúc đó phương trình (4) trở thành: ∑ t t t t r) (1 E C B + + − > 0 (5)

Tính chiết khu và môi trường

Chiết khấu ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi của các thế hệ tương lai trong các trường hợp sau:

hạt nhân và những bụi ô nhiễm cực nhỏ kéo dài dai dẳng như các kim loại nặng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Khi dự án mang đến lợi ích trong khoảng thời gian dài thì

phép chiết khấu làm giảm giá trị của các lợi ích và tạo ra khó khăn trong việc biện minh cho các dự án hoặc chính sách. Ví dụ: việc trồng cây tái tạo rừng nhất là những cây gỗ cứng phát triển chậm ở các vùng khí hậu ôn đới.

c) Khi các quyết định khai thác triệt để nguồn tài nguyên chịu ảnh hưởng bởi suất chiết khấu. Các nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt có xu hướng được sử dụng ngày càng nhanh khi chiết khấu ngày càng cao và như thế tài nguyên để lại cho các thế hệ tương lai ngày càng ít đi.

Vì chiết khấu gây bất lợi cho các thế hệ tương lai nên các nhà môi trường thường không tán thành chiết khấu.

Trong thực tế, không có mối liên hệ duy nhất giữa suất chiết khấu cao với suy thoái môi trường. Suất chiết khấu cao có thể dịch chuyển gánh nặng chi phí cho các thế hệ tương lai như các lí do đã

nêu trên. Nhưng suất chiết khấu tăng sẽ làm cho mức đầu tư chung

giảm, do đó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Điều này dẫn đến nhu

cầu tài nguyên giảm và giảm ô nhiễm môi trường.

Lợi ích và chi phí phải được định giá càng thấp nếu tính không

chắc chắn về lợi ích và chi phí đó càng cao. Các loại tình trạng không chắc chắn liên quan đến chiết khấu là:

a) Sự không chắc chắn vì cá nhân có còn sống đến thời điểm

tương lai hay không.

b) Sự không chắc chắn về các ý thích cá nhân trong tương lai. c) Sự không chắc chắn về quy mô của lợi ích hoặc chi phí.

CÂU HỎI

1. Nếu bạn có một mỏ dầu trữ lượng ước tính khoảng 1000 thùng, chi

phí trung bình và chi phí biên khai thác là 10$/thùng. Bạn sẽ khai thác toàn bộ số dầu trong hiện tại hay để dành cho tương lai?

2. Có một khu dân cư gần sân bay gồm 2 khu vực A và B, các hộ sở

hữu những căn nhà tương tự nhau. Nếu một đường băng mới được xây dựng, các nhà ở khu vực A sẽ có lợi hơn vì ít ồn hơn nên giá trị nhà sẽ

tăng lên; ngược lại các nhà ở khu vực B sẽ bất lợi hơn vì sẽ bị ồn

nhiều hơn nên giá trị nhà sẽ giảm xuống. Bảng sau cho thấy số lượng nhà và sự thay đổi giá trị nhà trong từng khu vực. Hãy tính sự thay đổi giá trị lợi ích ròng của xã hội sau khi có đường băng mới và cho biết có nên thực hiện dự án này không?

Nhà Giá trị (triệu đồng) Số lượng nhà Trước Sau A Ít ồn hơn 250 280 10.000 B Ồn nhiều hơn 250 210 5.000 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Câu trả lời không chỉ phụ thuộc vào mức lợi nhuận hiện tại mà bạn

phải dự đoán giá dầu trong tương lai sẽ tăng nhanh như thế nào? Dầu trong lòng đất cũng giống như tiền gửi trong ngân hàng, bạn chỉ giữ dầu nếu nó mang lại cho bạn lợi tức ít ra bằng lãi suất r trên thị trường. Gọi Pt là giá dầu năm nay, Pt + 1 là giá dầu năm sau và c là chi phí khai thác, ta có quy tắc khai thác như sau:

Nếu: (Pt + 1 – c) > (1 + r)(Pt – c): tùy ý.

2. Dự án thực hiện làm cho khu vực A có lợi. Lợi ích tăng thêm của

khu vực A:

(280 – 250) × 10.000 = 300.000

Dự án thực hiện làm cho khu vực B bị thiệt. Chi phí của khu vực B:

(250 – 210) × 5.000 = 200.000 Lợi ích xã hội ròng = lợi ích – chi phí

300.000 – 200.000 = 100.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì lợi ích xã hội ròng > 0 nên về mặt kinh tế, thực hiện dự án là có lợi. Tuy nhiên trên thực tế, dân cư khu vực B có thể sẽ phản đối dự án, nếu ban quản lý dự án thuyết phục được dân cư khu vực A đền bù thiệt hại cho khu B thì:

Lợi ích tăng thêm của khu vực A chỉ là 100.000 Chi phí của khu vực B là 0

Lợi ích xã hội ròng vẫn là 100.000

Nhưng lúc này dự án sẽ khả thi hơn rất nhiều.

BÀI 4

Sau khi học xong bài 3, các bạn đã biết cách đánh giá giá trị tài nguyên môi trường bằng phương pháp lợi ích – chi phí. Bài này giới thiệu với các bạn các phương pháp khác.

MỤC TIÊU

Bài này cung cấp cho các bạn một số phương pháp đánh giá giá trị của những tài nguyên và dịch vụ môi trường không có giá thị

trường, từ đó đánh giá chính xác hơn lợi ích xã hội ròng và có cách

khai thác sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên và các dịch vụ môi trường.

Một phần của tài liệu KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ( TS LÊ NGỌC UYỂN- TS ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH THS HOÀNG ĐINH THẢO VY) potx (Trang 49 - 59)