Qua điều tra thực tế về mô hình thiết bị khai thác của nhóm tàu có công suất 45 ÷ 90CV tại phường Xương Huân, tôi thấy rằng hiện nay quá trình thả câu trên tàu được diễn ra hoàn toàn bằng sức lao động của thuyền viên. Bên cạnh đó Qua Bảng 3.10: Kết quả điều tra tai nạn về thiết bị khai thác , ta nhận thấy thực trạng tai nạn lưỡi câu móc vào người trong quá trình thả câu là rất lớn, với 44 (lần) chiếm 37,93 % trong tổng số vụ tai nạn về thiết bị khai thác.
Trong tổng số 22 mẫu tàu điều tra thì có tới 20 tàu (tương ứng 90,1% số tàu) xảy ra tai nạn lưỡi câu móc vào người. Từ đây tôi đề xuất sẽ trang bị thêm“máy thả câu” và“tời”trên tàu để khắc phục nguy cơ tai nạnlưỡi câu móc vào người.
3.2.3.2. Lựa chọn mô hình về trang bị bảo hộ lao động.
Trong quá trình điều tra về mô hình trang bị bảo hộ lao động sử dụng trên tàu thì không có vụ tai nạn nào xảy ra do trang bị bảo hộ lao động gây ra. Do đó mô hình trang bị bảo hộ lao động được lựa chọn sẽ căn cứ theo mô hình thực tế sử dụng trên tàu.
Bên cạnh đó Qua Bảng 3.10: Kết quả điều tra tai nạn về thiết bị khai thác , ta thấy rằng trong quá trình khai thác trên tàu luôn xảy ra nguy cơ tai nạn “lưỡi câu móc vào người” trong quá trình thả câu, bên cạnh đó là nguy cơ“tai nạn người lao động bị trượt ngã” trên mặt boong khai thác. Do vậy tôi đề xuất mô hình trang bị
bảo hộ lao động trên tàu phải được trang bị thêm Quần áo bảo hộ và Giầy vải để khắc phục các nguy cơ tai nạn trên xảy ra cho người lao động.
Kết luận:
Mô hình trang bị bảo hộ lao động trên tàu bao gồm: - Mũ bảo hộ. (Việt Nam)
- Găng tay. (Việt Nam) - Ủng. (Việt Nam) - Quần áo bảo hộ.
- Áo mưa. (Trung Quốc, Việt Nam) - Gương lặn. (Việt Nam)
- Giầy vải.
3.3. Đánh giá và đề xuất.
3.3.1. Đánh giá ưu nhược điểm của vấn đề thiết bị khai thác, trang bị bảo hộlao động nghề câu cá ngừ đại dương Khánh Hoà lựa chọn. lao động nghề câu cá ngừ đại dương Khánh Hoà lựa chọn.
Mô hình thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động nghề câu cá ngừ đại dương Khánh Hoà lựa chọn có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Tàu trang bị theo mô hình thiết bị khai thác trước mắt ta thấy quá trình khai thác trên tàu sẽ giảm được đáng kể về sức lao động của thuyền viên. Từ đây sẽ nâng cao được hiệu quả khai thác của con tàu.
- Mô hình sẽ khắc phục được những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn do thiết bị khai thác gây ra cho tàu thuyền và thuyền viên trong quá trình khai thác.
- Về mô hình trang bị bảo hộ lao động, thì thuyền viên lao động trên tàu sẽ được đảm bảo về điều kiện an toàn trong quá trình khai thác và được bảo vệ sức khoẻ của người lao động theo như quy định của Bộ luật lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhược điểm:
Do tàu câu cá ngừ của ta đại đa số là nhóm tàu có cấu trúc không gian khai thác còn hạn chế, do đó việc trang bị đầy đủ các thiết bị khai thác theo mô hình trên sẽ càng hạn chế về diện tích mặt boong khai thác của tàu.
3.3.2. Đề xuất ý kiến với các cơ quan quản lý nghề cá địa phương, để mô hìnhthiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động được hoàn thiện, đưa vào sử dụng. thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động được hoàn thiện, đưa vào sử dụng.
Như ta đã biết nghề cá của ta chính là nghề cá nhân dân do đó để mô hình thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động được hoàn thiện và đưa vào sử dụng thì các cơ quan quản lý nghề cá địa phương có một vai trò rất lớn. Trước tiên phải giải quyết được khâu về vốn đầu tư của ngư dân cho các thiết bị khai thác này. Muốn vậy nhà nước và các cơ quan chức năng phải có chính sách miễn giảm thuế, tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn khuyến khích đầu tư đầy đủ các thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn, hiệu quả.
Đồng thời cũng dần phải xoá bỏ được cái phong tục tập quán cũ của ngư dân đó chính là tình trạng hoạt động đơn lẻ với tiêu chí làm sao chi phí đầu tư càng thấp, hiệu quả kinh tế thu được càng cao sẽ càng tốt. Từ đây các cơ quan chức năng phải hợp tác với các trung tâm nghiên cứu nhằm chuyển giao những quy tr ình, công nghệ mới cho ngư dân và khuyến khích họ thực hiện.
Muốn vậy trước mắt các cơ quan quản lý nghề cá của địa phương phải đưa “hội nghề cá” đi vào hoạt động đúng với ý nghĩa của nó. Hội nghề cá của địa phương sẽ thường xuyên được sinh hoạt định kỳ và thông qua các đợt sinh hoạt này sẽ là cơ hội để các tàu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về quy trình công nghệ khai thác, đây cũng là thời gian để cơ quan quản lý của địa phương phổ biến, khuyến khích sử dụng mô hình.
Sau một thời gian khi có được số lượng tàu sử dụng mô hình đi vào hoạt động có hiệu quả sẽ tiến hành xây dựng thành quy phạm về thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động cho tàu câu cá ngừ và đưa vào áp dụng trong thực tế sản xuất.
KẾT LUẬN