- Nguyên nhân: Do dây triên không đư ợc bảo quản tốt, các bọc dây triên được để trên nóc cabin dưới mọi điều kiện thời tiết, nên qua một thời gian nhất định độ bền của dây triên sẽ không đảm bảo an toàn, khi hoạt động trong điều kiện sóng to gió lớn dây triên sẽ có nguy cơ bị đứt.
- Biện pháp khắc phục: Các bọc dây triên phải được bảo quản kỹ càng, cẩn thận hơn, phải tránh được ánh nắng và mưa trực tiếp. Thường xuyên kiểm tra dây triên, khi đoạn nào thấy có hiện tượng không an toàn thì phải tiến hành cho thay thế ngay.
3.2.1.5. Tai nạn mất vàng câu.
- Nguyên nhân:
+ Theo vụ tai nạn mất vàng câu do bị cắt trộm ta thấy rằng nguyên nhân đẫn đến các tàu xảy ra nguy cơ tai nạn mất cắp vàng câu đó chính là do các tàu hoạt động độc lập, bên cạnh đó vàng câu lại không có thiết bị phao phát tín, chính vì vậy mà không thể hỗ trợ kiểm soát vàng câu của tàu được.
+ Do vàng câu bị đứt và trong quá trình tìm kiếm tàu không tìm thấy được vàng câu của mình.
- Biện pháp khắc phục: Trên tàu phải được trang bị thêm Rađa, vàng câu phải được gắn tín hiệu phao phát tín để từ đó có thể theo dõi được vị trí của vàng câu qua Rađa trên tàu. Bên cạnh đó các tàu nên đi hoạt động theo nhóm để hỗ trợ tìm kiếm vàng câu cho tàu.
3.2.1.6. Tai nạn lưới cuốn chân vịt.
- Nguyên nhân: Do trình độ tay nghề của thuyền viên và trình độ điều động tàu của thuyền trưởng còn hạn chế, nguyên nhân là do tàu hoạt động khai thác trong điều kiện thời tiết sóng to, gió lớn. Trong khi đó lúc thả câu, người làm việc ở vị trí thả dây triên xuống biển lại không kinh nghiệm, không ném mạnh dây triên ra xa tàu, do đó đã bị gió và sóng đưa dây triên cuốn vào chân vịt của tàu.
- Biện pháp khắc phục: Nâng cao trình độ tay nghề của thuyền viên, trình độ chuyên môn của thuyền trưởng. Thuyền trưởng phải có quyết định hướng thả câu, và vùng ngư trường hợp lý trong khai thác.
3.2.1.7. Tai nạn người rớt xuống biển.
- Nguyên nhân: Do cấu tạo của nhóm tàu câu cá ngừ đại dương có công suất 45 ÷ 90CV nói riêng và tàu thuyền nghề cá nhân dân Khánh Hoà nói chung đều không có lan can tàu. Nên trong quá trình thu cá khi gặp trời sóng to, gió lớn, thuyền viên có nguy cơ bị rơi xuống biển.
- Biện pháp khắc phục: Trên tàu phải được trang bị thêm lan can.
3.2.1.8. Nguy cơ người lao động bị ngã trong quá trình khai thác.- Nguyên nhân: - Nguyên nhân:
+ Hệ thống thoát nước trên mặt boong khai thác của tàu kém, do đó khi tàu hoạt động khai thác trong điều kiện sóng to gió lớn, các con sóng sẽ tràn lên mặt boong khai thác của tàu làm thuỷ thủ bị ngã trong quá trình khai thác trên mặt boong khai thác của tàu.
+ Trong quá trình làm chết cá, khi con cá còn sống nó quẫy rất mạnh, do đó có nguy cơ quật ngã thuyền viên trên tàu.
- Biện pháp khắc phục: Hệ thống lỗ thoát nước trên mặt boong khai thác của tàu phải đầy đủ. Các thao tác của thuyền viên trên tàu phải luôn chú ý cẩn thận.
3.2.1.9. Nguy cơ vàng câu của các tàu chồng chéo nhau.
- Nguyên nhân: Trong ngư trường có nhiều tàu câu hoạt động, nhất là vào mùa vụ chính các tàu đánh bắt với số lượng rất đông, không chỉ các nhóm tàu câu của Khánh Hoà mà còn có các nhóm tàu câu của Phú Yên, Bình Định và các đội tàu câu hiện đại của các công ty Đại Dương, Mạnh hà, các đội tàu câu của Đài Loan. Chính vì các nhóm tàu này hoạt động độc lập nên dù khi thả câu gặp vàng câu của nhóm tàu bạn nhưng họ vẫn không nhường ngư trường và vẫn cố tình thả vàng câu của tàu mình chồng chéo qua vàng câu của tàu bạn. Đây chính là nguy cơ vàng câu của các tàu dễ bị quấn lẫn nhau.
- Biện pháp khắc phục: Các tàu nên hoạt động khai thác theo nhóm và cùng nhau quyết định chung một hướng thả câu khi cùng khai thác trong một vùng ngư trường.
3.2.1.10. Nguy cơ mất tính ổn định tàu.
- Nguyên nhân: Vì rằng nhóm tàu có công suất 45 ÷ 90CV nên nhóm tàu này có một đặc điểm đó chính là không gian khai thác của nhóm tàu bị hạn chế. Qua điều tra các sọt đựng triên, thẻo của tàu được bố trí ở mặt boong khai thác, các bọc triên, phao để trên nóc cabin (thường mỗi tàu từ 10 đến 15 bọc) do đó nếu trường hợp gặp sóng gió lớn, bão táp thì tàu mình sẽ có nguy cơ dẫn đến mất tính ổn định của tàu và có thể gây ra tai nạn cho tàu.
- Biện pháp khắc phục: Khi tàu hoạt động trong điều kiện bão táp, sóng gió lớn thì các bọc dây triên, phao phải được đưa xuống các hầm cá để đảm bảo tính ổn định cho tàu.
3.2.2. Phân tích trang bị bảo hộ lao động.
Trong suốt quá trình điều tra, tìm hiểu về trang bị bảo hộ lao động trên tàu nghề câu cá ngừ đại dương nhóm tàu công suất 45 ÷ 90CV tại phường Xương Huân thì tôi thấy rằng hầu hết các trang bị bảo hộ lao động được trang bị trên tàu theo hình thức tự phát, các hộ ngư dân tự trang bị, mua sắm những trang thiết bị cần thiết tại chợ, do đó các trang thiết bị bảo hộ lao động này hầu như không đảm bảo chất lượng.
Các trang bị thường xuyên được sử dụng nhiều (găng tay) thì được ngư dân trang bị sơ cua thêm thường từ 10 ÷ 20 chiếc (1 ÷ 2 lố), khi nào có dấu hiệu bất thường thì ngư dân tự thay thế chúng trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó ta vẫn thấy có những trang bị bảo hộ lao động rất ít khi được sử dụng trên tàu (gương lặn) và tình trạng bảo quản các trang bị bảo hộ như: mũ, áo mưa chưa được chú ý nên nhiều khi trong một chuyến biển trang bị bảo hộ lao động của một vài thuyền viên, một khâu nào đó hư thì thuyền viên và ở khâu đó sẽ không sử dụng trang bị bảo hộ lao động. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn tai nạn về trang bị bảo hộ lao động có thể xảy ra cho người lao động bất cứ lúc nào.
3.2.3. Lựa chọn mô hình thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động cho nghềcâu cá ngừ đại dương Khánh Hòa. câu cá ngừ đại dương Khánh Hòa.
Mô hình về thiết bị khai thác được lựa chọn trước tiên được căn cứ theo mô hình khai thác đang được sử dụng thực tế. Qua thực tế ta thấy rằng mô hình thiết bị khai thác đang được nhóm tàu 45 ÷ 90CV tại phường Xương Huân sử dụng gồm có:
- Máy thu câu. - Vàng câu. - Cẩu.