Nguy cơ hư máy chính dẫn đến máy thu câu dừng hoạt động.

Một phần của tài liệu Phân tích nguy cơ tiềm ẩn tai nạn của thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động cho tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45 ÷ 90 CV của phường xương huân tp nha trang tỉnh khánh h (Trang 77 - 78)

- Nguyên nhân: Chính vì các tàu hầu như đều được lắp đặt máy chính đã qua sử dụng nên luôn có nguy cơ hư hỏng xảy ra với máy chính. Qua điều tra thực tế sự cố máy chính thường bị hở bạc, bể suppat, gẫy cốt. Khi máy chính bị hư sẽ dẫn tới bơm thuỷ lực cũng sẽ dừng hoạt động và quá trình khai thác trên tàu cũng sẽ dừng lại.

- Biện pháp khắc phục: Trường hợp này thuyền trưởng phải thường xuyên quan tâm, chú ý tới quá trình bảo dưỡng cho máy chính của tàu sau mỗi chuyến biển. Nếu phát hiện máy chính có hiện tượng sự cố thì phải tiến hành bảo dưỡng và thay thế ngay lập tức. Khi các tàu ra ngư trường khai thác thì nên đi theo nhóm để khi trường hợp máy chính bị hư sẽ nhờ các tàu trong nhóm hỗ trợ và thu vàng câu giúp tàu mình, từ đó tránh được tình trạng tàu bị mất vàng câu do máy chính hư đang trong quá trình thu câu.

3.2.1.2. Tai nạn kẹt tay vào máy thu câu.

- Nguyên nhân: Trong quá trình thu câu thuyền viên làm việc ở vị trí tháo khoá kẹp để tách thẻo câu ra khỏi dây triên đã thao tác chậm, khi thẻo câu có cá, nhất là trường hợp con cá còn sống thì với trọng lượng của con cá cùng với sức kéo của con cá đó làm thẻo câu này được kéo căng, thuyền viên này đã không kịp tháo khoá kẹp. Lúc này máy thu câu sẽ thu tới đoạn có khoá kẹp và theo quán tính thuyền viên này sẽ bị kẹt tay vào máy thu câu.

- Biện pháp khắc phục: Để khắc phục trường hợp này thì mỗi khi tới thẻo câu có cá, một thuyền viên sẽ làm nhiệm vụ báo cho thuyền trưởng biết để thuyền trưởng giảm tốc độ của tàu. Một thuyền viên khác sẽ có nhiệm vụ điều khiển cần số của máy thu câu về vị trí STOP. Lúc này máy thu câu sẽ dừng hoạt động và thuyền viên

tháo móc kẹp sẽ an toàn trong công việc tháo móc kẹp của mình. Khi tháo móc kẹp an toàn rồi sẽ thông báo cho thuyền trưởng biết để thuyền trưởng tăng ga đưa tốc độ tàu về tốc độ thu câu ban đầu. Sau đó điều khiển cần số của máy thu câu về vị trí máy thu câu hoạt động.

3.2.1.3. Tai nạn lưỡi câu mắc vào người.

- Nguyên nhân: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lưỡi câu mắc vào người là do trong quá trình thả câu các thuyền viên đã lấy lộn giáp, và do các thẻo câu bị rối nhau. Nguyên nhân chính là do trình độ của các thuyền viên còn hạn chế, và do mật độ lao động sản xuất trên tàu rất nặng nhọc (mùa vụ chính – 2mẻ/ngày). Do vậy các thuyền viên hầu như không có thời gian nghỉ ngơi, thời gian nghỉ ngơi chỉ là 3 ÷ 6 tiếng đồng hồ/ngày. Với khoảng thời gian này thuyền viên trên tàu cũng chỉ được ăn uống và tiến hành đi ngủ để chuẩn bị cho quá trình khai thác tiếp. Chính vì với điều kiện lao động nặng nhọc và chế độ nghỉ ngơi không hợp lý nên dẫn đến các thuyền viên trong quá trình lao động không có đủ sức, tinh thần để tập trung vào công việc một cách tốt nhất.

- Biện pháp khắc phục: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao tay nghề của thuyền viên trên tàu. Trong quá trình khai thác trên tàu thì nên luôn chuyển vị trí của các thuỷ thủ nhằm tránh hiện tượng nhàm chán, mệt mỏi với một công việc đã được giao. Bên cạnh đó thuyền trưởng phải chú ý tới điều kiện nghỉ ngơi hợp lý của các thuyền viên, phải đảm bảo điều kiện sức khoẻ cho thuyền viên hoạt động dài ngày trên biển.

3.2.1.4. Tai nạn đứt vàng câu.

Một phần của tài liệu Phân tích nguy cơ tiềm ẩn tai nạn của thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động cho tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45 ÷ 90 CV của phường xương huân tp nha trang tỉnh khánh h (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)