Trang bị hàng hải 1 la bàn từ.

Một phần của tài liệu Phân tích nguy cơ tiềm ẩn tai nạn của thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động cho tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45 ÷ 90 CV của phường xương huân tp nha trang tỉnh khánh h (Trang 67 - 72)

- 1 la bàn từ. - 1 bộ hải đồ. - 1 ống nhòm. - 1 đồng hồ giờ. - 1 lịch ngày. Hình 3.51: La bàn từ. Hình 3.52: Bộ hải đồ. Hình 3.56: Máy định vị. Hình 3.55: Máy đàm thoại. Hình 3.54: Ống nhòm. Hình 3.53: Đèn pha.

3.1.5. Ngư trường hoạt động của tàu điều tra.3.1.5.1. Ngư trường. 3.1.5.1. Ngư trường.

Đầu năm, tàu câu hoạt động ở ngư trường vĩ độ cao, gần quần đảo Ho àng Sa (từ 12000’ đến 17000’ vĩ độ bắc và 111000’ đến 117000’ kinh độ đông), sau đó di chuyển dần xuống phía nam, đến tháng 7 tháng 8 hoạt động ở B ãi Tư Chính và phía tây nam quần đảo Trường Sa (từ 6000’ đến 11000’ vĩ độ bắc và 111000’ đến 115000’ kinh độ đông). Trong 3 năm trở lại đây, sản l ượng khai thác cá ngừ đại dương chỉ đạt hiệu quả vào vụ Bắc (từ tháng 1 tới tháng 5 âm lịch), v ào vụ Nam (từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch) sản lượng khai thác khá thấp.

3.1.5.2. Mùa vụ khai thác.

Nhìn chung đối với các tàu chuyên dụng có thể khai thác quanh năm. Các tháng có sản lượng cao là từ tháng 11 (âm lịch) đến tháng 6 (âm lịch) là vụ chính (Mùa Bắc). Đầu vụ có thể khai thác ở ngư trường khơi Quảng Ngãi ÷ Nha Trang. Giữa vụ khai thác từ Nha Trang ÷ Quy Nhơn. Cuối vụ khai thác chủ yếu ngoài khơi Thuận Hải. Khi sóng gió lớn ở phía Bắc thì đánh ở ngư trường Tây Nam Trường Sa. Từ tháng 6 ÷ 11 (âm lịch) là mùa phụ (mùa Nam). Do đây là các tháng của mùa bão nên biển động, tình hình nguy hiểm nên đa số các tàu luôn đậu trong bến và theo dõi tình hình thời tiết thuận lợi mới giám ra khơi khai thác. Một số hộ ngư dân đã chuyển sang nghề câu Mực ở ngư trường thuộc vùng lộng. Ở mùa phụ này các chủ tàu thường giành thời gian từ 1 tháng đến 2 tháng để đưa tàu lên đà bảo dưỡng chuẩn bị cho mùa chính năm sau.

3.1.5.3. Khí tượng hải dương.

Khánh Hòa thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm điển hình, độ ẩm 70 ÷ 80%, lượng mưa trung bình là 1300 ÷ 1700mm. Nhiệt độ trung đình hàng năm là 26,40. Xu thế chung, mùa có nhiệt độ cao kéo dài từ tháng 5 ÷ 9, mùa có nhiệt độ thấp nhất là tư tháng 12 ÷ 2. Ở Khánh Hòa không có mùa đông rõ rệt, chỉ có 2 mùa là mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, còn mùa mưa rất ngắn kéo dài từ thảng 9 ÷ 12, riêng 4 tháng này lượng mưa đã đạt đến 1000mm.

Nhiệt độ nước biển tầng mặt có giá trị trung b ình cực đại là 31,30C và giá trị cực tiểu là 23,40C, độ mặn có giá trị cực đại là 35,82‰ và đạt cực tiểu là 30,11‰. Riêng ở trong đầm, có nơi độ mặn tăng lên đền 41‰ vào mùa khô và xuống tới 1‰ vào mùa mưa. Độ pH của nước biển Khánh Hòa dao động từ 7 ÷ 7,5.

3.1.5.4. Tình hình hoạt động của các loại tàu thuyền trong vùng ngư trường.

Trong phạm vi ngư trường của tàu câu cá ngừ đại dương ta thấy đa số chỉ có các tàu câu cùng hoạt động, tuy nhiên ngày nay số lượng của các tàu câu rất đông nên cũng ảnh hưởng tới quá trình khai thác của tàu thuyền. Bên cạnh đó đây cũng là vùng nằm trên tuyến hành trình của tàu hàng hải quốc tế, mật độ tàu thuyền qua lại rất động nên nó cũng gây ảnh hưởng tới quá trình khai thác của tàu thuyền.

3.1.6. Các tai nạn đã xảy ra do thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động màtôi điều tra được. tôi điều tra được.

Qua thời gian thực tập tại phường Xương Huân thì tôi đã điều tra được các loại hình tai nạn xảy ra do thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động nh ư sau:

3.1.6.1. Máy chính bị hư.

Sự cố xảy ra đối với tàu KH96009TS do Nguyễn Thế Phương làm chủ tàu và thuyền trưởng. Trong quá trình tàu đang thực hiện quá trình thu câu thì thuyền trưởng Nguyễn Thế Phương bỗng phát hiện tốc độ tàu bị chậm lại và có tiếng kêu phát ra từ máy chính. Thuyền trưởng lập tức cho giảm ga máy chính và cho máy trưởng xuống kiểm tra tình trạng của máy chính. Sau một thời gian thì máy chính đã dừng hoạt động. Thuyền trưởng cho biết theo máy trưởng thì máy chính bị hư do bị “gẫy cốt”.

Do máy chính bị hư nên bơm thuỷ lực đã không thể bơm dầu lên cho máy thu câu hoạt động được, thuyền trưởng Nguyễn Thế Phương đã cho các thuyền viên tiến hành thả neo dù (neo vàm) để tránh sự trôi dạt của tàu. Sau đó dùng máy đàm thoại liên lạc với tàu bạn đi khai thác cùng nhóm, thông báo cho tàu bạn biết vị trí tai nạn của tàu mình và nhờ tàu bạn trong nhóm thu câu giúp và kéo tàu vào bờ.

Tuy nhiên hai tàu bạn cùng nhóm lúc này cũng đang tiến hành thu vàng câu của tàu mình nên chưa thể tới thu giúp vàng câu của tàu KH96009TS. Sau thời gian

4 tiếng thì một trong hai tàu bạn cùng nhóm đã tới tiến hành thu câu giúp tàu KH96009TS. Sau khi thu câu giúp tàu KH96009TS xong thì tàu bạn đã kéo tàu KH96009TS đi theo.

Vì lúc này tàu bạn khai thác cũng sắp hết đá, nên đã quyết định khai thác thêm hai mẻ lưới nữa cho tới khi hết đá luôn rồi về đất liền và dắt tàu của thuyền trưởng Nguyễn Thế Phương về cùng luôn. Khi tới ngư trường khai thác, tàu bạn để tàu KH96009TS neo dù (neo vàm) và thả trôi tự do và tàu bạn tiến hành tiếp tục quá trình khai thác. Trong suốt quá trình khai thác hai tàu vẫn thường xuyên liên lạc với nhau thông qua máy đàm thoại. Sau khi khai thác xong tàu bạn đã tới tiếp cận với tàu KH96009TS và tiến hành chằng buộc cẩn thận sau đó lai dắt tàu KH96009TS cùng về đất liền.

3.1.6.2. Máy thu câu bị hư trong quá trình đang thu câu.

a) Sự cố xảy ra với tàu KH 1099TS của thuyền trưởng, chủ tàu Ngô Văn Hưng. Khi tàu đang tiên hành quá trình thu câu thì bỗng nhiên máy thu câu dừng hoạt động, sau một thời gian kiểm tra thì thuyền trưởng cho biết do bơm thuỷ lực không hoạt động và nguyên nhân là do “dầu” lấy trong bờ không đảm bảo chất lượng, dầu có nhiễm nước do đó bơm thuỷ lực máy thu câu không đẩy được dầu lên cho máy thu câu hoạt động. Sau thời gian tháo ra lau sạch bơm thuỷ lực và chuẩn bị lại dầu cho bơm thì máy lại hoạt động tốt.

b) Sự cố xảy ra với tàu KH6452TS của chủ tàu Đặng Bợ và do con trai Đặng Rỗi làm thuyền trưởng. Tàu đang thực hiện quá trình thu câu thì bỗng nhiên máy thu câu dừng hoạt động, sau quá trình kiểm tra thuyền trưởng phát hiện do bơm lin của máy thu câu bị hỏng và thuyền trưởng đã nhanh chóng tiến hành cho thay thế bơm lin được trang bị sơ cua ở trên tàu và tiếp tục quá trình khai thác.

3.1.6.3. Tai nạn liên quan tới vàng câu.a. Đứt dây triên. a. Đứt dây triên.

Do sóng gió.

Tai nạn xảy ra với tàu KH 6452TS của chủ tàu Đặng Bợ và do con trai là Đặng Rỗi làm thuyền trưởng. Sau khi tàu thả câu xong tiến hành quá trình ngâm câu.

Thuyền trưởng Đặng Rỗi đã dùng ống nhòm trên tàu để quan sát vàng câu (căn cứ vào hướng giữa các cây cờ) thì phát hiện vàng câu của mình đã bị đứt ở vị trí cây cờ số 6.

Lúc này thuyền trưởng Đặng Rỗi đã mở máy định vị và coi lại toạ độ của vị trí cây cờ số 6 trong máy định vị mà lúc thả câu thuyền trưởng đã lưu lại điểm nhớ đó trên máy. Thuyền trưởng đã căn cứ vào tốc độ và hướng của dòng chảy cùng khoảng thời gian từ lúc thả câu tại vị trí cây cờ số 6 để suy đoán vị trí của phần vàng câu bị mất. Thuyền trưởng đã dùng máy liên lạc tầm gần để liên lạc với các tàu bạn trong nhóm để thông báo và nhờ tìm giúp. Sau thời gian 3 tiếng tìm vàng câu thì tàu đã tìm lại được vàng câu của tàu mình.

Nguyên nhân dẫn tới tàu KH 6452TS bị đứt vàng câu chính là do trong quá trình thả câu thì tàu đã thả vàng câu của tàu mình nằm giữa hai lán nước (gặp hai dòng nước chảy ngược chiều nhau), do đó sau một thời gian hai lán nước này tác động lên dây chính (triên) của vàng câu với hai lực ngược chiều nhau và đã làm dây chính của vàng câu bị đứt.

Do gặp tàu hàng kéo.

Tai nạn xảy ra với tàu KH 5489TS do Phạm Trọng Ký làm chủ tàu. Sau khi tàu thả xong vàng câu tiến hành quá trình ngâm câu thì gặp tàu hàng đi qua vàng câu của tàu mình và tàu hàng đã đi qua đúng vị trí phao (bù) và làm đứt dây ganh liên kết giữa phao đó với dây chính của vàng câu. (theo kinh nghiệm của ngư dân ngày xưa dây ganh có độ dài ngắn thường từ 4 đến 7m (3 hoặc 4 sải tay của ngư dân) nên tình trạng vàng câu bị tàu hàng mang và làm đứt xảy ra thường xuyên, tuy nhiên ngày nay ngư dân đã học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và làm dây ganh có độ dài lên tới 18 đến 25m (từ 12 ÷ 15 sải tay) thì tai nạn này đã được khắc phục.

Bị ngư dân cắt trộm lưới.

Sự cố xảy ra với tàu KH6458TS của chủ tàu Nguyễn Văn Đường. Địa chỉ: 11A, Cồn Giữa – Duy Thanh – Xương Huân – Nha Trang.

Trong chuyến biển vào tháng 3/2007, chủ tàu (thuyền trưởng) Nguyễn Văn Đường bị bệnh nên giao cho người em là Trần Diệp thực hiện chuyến biển hoạt

động câu cá ngừ đại dương. Anh Trần Diệp tổ chức khai thác tại vùng lộng, nơi có rất nhiều tàu câu bò gù thuộc Tuy Hòa – Phú Yên cũng thực hiện đánh bắt. Theo thuyền trưởng kể lại thì khi tàu KH6458TS tiến hành quá trình thả câu thì cùng ngư truờng đó có một tàu của Phú Yên cũng thả câu rất gần với tàu mình.

Khi quá trình thu câu thuyền trưởng phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ bởi lực kéo của máy thu câu đã nhẹ hơn so với thường lệ. Khi kéo câu tới vị trí cây cờ thứ 5 thuyền trưởng thấy dây triên đã bị cắt và được buộc vào cây cờ thứ 5. Lúc này thuyền trưởng đã biết chính xác là vàng câu của tàu mình bị cắt trộm và không phải phí công vô ích đi tìm.

Theo lời kể lại của thuyền trưởng thì có một số tàu câu bò gù Tuy Hòa – Phú Yên có vàng câu chỉ khoảng 100 – 150 lưỡi, mục đích đi ra ngư trường khai thác là lấy cắp các vàng câu của những tàu của Khánh Hòa. Trong khi tàu mình thả câu thì những tàu này cũng tiến hành thả câu khác hướng với tàu mình để tàu mình không để ý. Tuy nhiên khi tàu ta thả câu đã khuất tầm nhìn thì các tàu Phú Yên tiến hành thu câu sau đó quay lại vị trí đầu vàng câu của tàu mình và tiến hành thu trộm vàng câu của tàu mình trong khi tàu mình vẫn đang trong quá trình thả câu. Vàng câu khai thác của tàu KH6458TS có tổng chiều dài 25 HL, với 750 thẻo, lưỡi thì qua vụ tai nạn trên đã bị cắt mất một đoạn vàng câu khoảng 250 lưỡi.

Một phần của tài liệu Phân tích nguy cơ tiềm ẩn tai nạn của thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động cho tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45 ÷ 90 CV của phường xương huân tp nha trang tỉnh khánh h (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)