0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Những hạn chế của chính sách thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 184 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM (Trang 40 -47 )

- Việc ban hành và từng bước hoàn thiện thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã từng bước tập dượt trong công tác quản lý thuế.

2.3 Những hạn chế của chính sách thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao ở Việt Nam

định tránh đánh thuế trùng với Việt Nam đã phát hiện truy thu số lượng tiền thuế khá lớn, giảm bớt tiêu cực trốn thuế.

2.3 Những hạn chế của chính sách thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao ở Việt Nam Việt Nam

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, các chính sách thuế TNĐVNCTNC ở nước ta hiện hành còn có một số mặt tồn tại cả về cơ chế chính sách và quản lý hành thu… cụ thể như sau:

Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh chưa bao quát và áp dụng chưa đồng bộ, thống nhất đối với các nguồn thu nhập. Hiện nay, thu nhập của cá nhân được hình thành chủ yếu từ lao động, kinh doanh, đầu tư gián tiếp, chuyển nhượng bất động sản và các loại thu nhập

khác (quà biếu, quà tặng, thừa kế, bản quyền, phát minh, sáng chế...). Trong đó, các loại thu nhập được áp dụng các chính sách thuế khác nhau: thu nhập từ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập từ kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, và thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thì được điều chỉnh bởi Luật thuế Chuyển quyền sử dụng đất. Các khoản thu nhập của cá nhân từ đầu tư gián tiếp như lãi tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ tức, lãi vốn thì tạm thời chưa thu thuế; trong khi đó các khoản thu nhập khác như thu nhập từ chuyển nhượng tài sản (các loại chứng khoán, bất động sản), quà tặng, thừa kế... không thuộc đối tượng chịu thuế. Điều này không đảm bảo tính công bằng, hiệu quả của thuế và không phù hợp với thông lệ quốc tế về thuế TNCN. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức động viên từ thuế TNCN ở nước ta còn khá thấp so với các nước đang phát triển khác.

Thứ hai, còn phân biệt thu nhập của cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh sau khi trừ các chi phí hợp lý được áp dụng mức thuế suất chung là 28%, còn cá nhân không kinh doanh chỉ được trừ khởi điểm chịu thuế 5.000.000 đồng, phần thu nhập vượt mức phải nộp thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Như vậy thu nhập từ cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh đều là thu nhập cá nhân, nhưng được điều chỉnh ở hai luật thuế khác nhau, dẫn đến mức động viên thu nhập ở hai đối tượng này khác nhau. Chúng ta có thể so sánh qua (bảng 2.5) và (hình 2.3) sau đây để thấy rỏ hơn sự bất bình đẳng này.

Bảng 2.5: So sánh mức động viên của thuế qua hai chính sách thuế (TNCN và TNDN) đối với thu nhập của cá nhân

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Thu nhập chịu thu (1 tháng)

Thu theo thuế TNDN (28%)

Thu theo thuế TNCN 5.000 1.400 - 15.000 4.200 1.000 25.000 7.000 3.000 40.000 11.200 7.500 70.000 19.600 19.500 100.000 28.000 31.500 150.000 42.000 51.500 200.000 56.000 71.500

Hình 2.3: So sánh mức động viên của thuế TNCN và TNDN

Đơn vị tính: 1.000 đồng

So sánh mức động viên của thuế TNCN và TNDN

-10,000 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000

Thu nhập chịu thuế

So

á thu

th

ue

á

Thu theo thuế TNCN Thu theo thuế TNDN (28%)

Nhìn vào bảng (2.5) và hình (2.3) trên, ta thấy với mức thu nhập chịu thuế đến 70.000.000 đồng thì thuế TNCN có mức động viên thấp hơn thuế TNDN, và với mức thu nhập chịu thuế trên 70.000.000 đồng thì thuế TNCN có mức động viên cao hơn thuế TNDN.

Thứ ba, nghĩa vụ nộp thuế còn khá cao, chưa công bằng giữa các loại thu nhập và đối tượng nộp thuế. Mức thuế suất luỹ tiến cao nhất của thuế TNĐVNCTNC hiện hành ở nước ta (40%) còn cao so với các nước trong khu vực. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, đặc biệt là việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và quản lý cao từ nước ngoài. Thuế suất thuế TNĐVNCTNC hiện hành được quy định từ 10% - 40% trên thu nhập chịu thuế. Trong khi đó thuế suất thuế TNDN được quy định thống nhất 28% trên thu nhập chịu thuế, thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất là 2% đối với đất nông nghiệp và 4% đối với đất ở và các loại đất khác tính trên doanh thu chuyển quyền sử dụng đất. Các chính sách thuế này cũng có các quy định khác nhau về phạm vi, đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, các khoản khấu trừ, miễn giảm... Điều này dẫn đến tỷ lệ động viên thuế còn chưa công bằng giữa các loại thu nhập

chịu thuế khác nhau.

Ví dụ: Với mức thu nhập chụi thuế 759,359 triệu đồng trong năm 2004, ca sĩ Mỹ Tâm phải nộp thuế TNĐVNCTNC là 286,72 triệu đồng (37,7% tổng thu nhập). Tuy nhiên nếu Mỹ Tâm thành lập Công ty, số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp chỉ 212,62 triệu đồng (28% thu nhập), vậy số thuế phải nộp theo Pháp lệnh thuế TNĐVNCTNC cao hơn 34,85% so với Luật thuế TNDN, đó là chưa kể được trừ các khoản chi phí hợp lý trước khi tính thuế TNDN nên số thuế nộp còn thấp hơn.

Thứ tư, về việc khấu trừ 25% thu nhập trước khi xác định thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp đặc thù: ca sỹ, nghệ sỹ xiếc, múa, cầu thủ bóng đá, vận động viên chuyên nghiệp. Qui định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nêu trên duy trì nghề nghiệp bình thường của họ. Tuy nhiên trong thực tế không ít những vướng mắc khác nhau khi thực hiện qui định này bởi lẽ việc phân định rạch ròi các đối tượng thuộc diện khấu trừ 25% thu nhập là rất khó. Chẳng hạn: có những ca sỹ vừa tham gia biểu diễn, vừa sáng tác nhạc hoặc ngược lại thì việc tính thuế thu nhập cá nhân của họ ra sao, xác định tiêu chuẩn như thế nào để được coi là vận động viên chuyên nghiệp… Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường một người nay làm việc này, mai làm việc khác là bình thường.

Thứ năm, theo quy định của chính sách thuế TNĐVNCTNC hiện hành, cấu trúc bậc thuế còn có sự phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài; cá nhân khác định cư tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài. Đối với người Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam có thu nhập từø 5 triệu đồng/tháng trở lên chịu mức thuế 10% và thu nhập trên 40 triệu đồng/tháng trở lên chịu mức thuế 40%; còn người nước ngoài và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài có thu nhập 8 triệu đồng/tháng trở lên mới chịu mức thuế suất 10% và thu nhập trên 80 triệu đồng/tháng chịu mức thuế 40%. Quy định này không phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra sự bất bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế cũng như môi trường kinh doanh trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Ví dụ: Hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài thường trả lương cho người lao động theo mức thu nhập sau thuế. Sự lựa chọn có lợi nhất cho Công ty này là tuyển người nước ngoài thay vì tuyển người Việt Nam (vì tiền nộp thuế thay cho người Việt Nam cao

hơn người nước ngoài) cho dù trình độ, năng lực có thể tương đương nhau. Điều này hạn chế sử dụng nguồn nhân lực trong nước có trình độ chuyên môn và tay nghề cao trong khi khu vực nhà nước chưa đủ sức thu hút đội ngũ này. Điều này được thể hiện qua bảng minh họa sau:

Bảng 2.6: So sánh mức huy động của thuế TNCN giữa đối tượng là người Việt Nam và đối tượng là người Nước ngoài.

Đơn vị tính: 1.000 đồng.

Thu nhập sau thuế của người

lao động

Cơ quan chi trả thu nhập nộp thuế TNCN

thay cho người Việt Nam

Cơ quan chi trả thu nhập nộp thuế TNCN

thay cho người Nước ngoài Số chêch lệch (1) (2) (3) (4) = (2) - (3) 10.000 555,56 222,22 333 20.000 2.500,00 1.500,00 1.000 30.000 6.428,57 4.000,00 2.429 50.000 19.166,67 10.285,71 8.881 63.800 28.366,67 16.200,00 12.167 70.000 32.500,00 20.333,33 12.167 100.000 52.500,00 40.333,33 12.167 150.000 85.833,33 73.666,67 12.167

Thứ sáu, tính lũy tiến trong biểu thuế chưa hợp lý nên đã hạn chế vai trò điều tiết kinh tế của thuế TNCN. Trong biểu thuế chênh lệch giữa mức thu nhập chịu thuế tối đa và mức thu nhập chịu thuế tối thiểu là không lớn, xét biểu thuế áp dụng đối với người Việt Nam và cá nhân khác định cư ở Việt Nam thì mức chênh lệch về thu nhập chịu thuế giữa bậc thấp nhất là 5.000.000 đồng và bậc cao nhất là 40.000.000 đồng là 8 lần, còn biểu thuế áp dụng đối với người nước ngoài và cá nhân Việt Nam làm việc, công tác ớ nước ngoài thì mức chênh lệch về thu nhập chịu thuế giữa bậc thấp nhất là 8.000.000 đồng và bậc cao nhất là 80.000.000 đồng là 10 lần. Điều này dẫn đến mức độ điều tiết

về thuế tăng nhanh trong khi mức độ tăng thu nhập không lớn. So sánh với biểu thuế của các nước thường có mức chênh lệch trên 20 lần, dẫn chứng như Thái Lan đến 80 lần ( mức thu nhập thấp nhất chịu thuế là 50.000 bath và cao nhất là 4.000.000 bath), Trung Quốc đến 200 lần ( mức thu nhập thấp nhất chịu thuế là 500 RMB và cao nhất là 100.000 RMB)… Sự chênh lệch quá ít giữa các bậc thuế như hiện nay thể hiện mức độ lũy tiến cao làm cho mức đóng thuế tăng rất nhanh. Với tốc độ đó, sự giao động trong biểu thuế lũy tiến sẽ rất lớn khi thực hiện chuyển bậc. Rõ ràng, khi mức giao động thuế tăng quá nhanh so với mức thu nhập sẽ không kích thích động lực tăng thu nhập của cá nhân.

Thứ bảy, chính sách thuế hiện hành chưa quy định các khoản chiết giảm gia cảnh một cách hợp lý và có hệ thống để đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các cá nhân có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Mức khởi điểm chịu thuế ngày nay được xem như là phần chiết giảm gia cảnh của cá nhân nộp thuế, tuy nhiên mức khởi điểm này được cào bằng cho tất cả các cá nhân. Vì vậy, tạo gánh nặng thuế không công bằng đối với cá nhân độc thân và cá nhân có gia đình hay có người phụ thuộc khi họ phải chịu chung một mức thu nhập chịu thuế.

Thứ tám, cơ chế quản lý thuế còn một số bất cập, chưa được cải cách kịp thời. Trước hết là cơ chế kê khai thu nhập chưa được áp dụng rộng rãi để bổ sung cho cơ chế khấu trừ tại nguồn. Hiện tượng trốn thuế, lậu thuế còn khá phổ biến đối với các cá nhân có nhiều nguồn thu nhập, cá nhân hành nghề tự do (ca sỹ, nghệ sỹ, người cung cấp các dịch vụ tư vấn độc lập…). Thực tế hiện nay cho thấy chế độ sử dụng và lưu giữ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán còn chưa được áp dụng rộng rãi, minh bạch và công khai ở cấp độ cá nhân, hộ kinh doanh. Mặc dù thực tế có quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan thuế, người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhưng trên thực tế phát sinh nhiều vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan thuế, đặc biệt là vấn đề xác định thu nhập, quyền định đoạt tài sản, thu hồi giấy phép kinh doanh trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, các quy định về khiếu nại, tố cáo. Do đó, trên thực tế, chính sách thuế đối với thu nhập của cá nhân hiện hành nhìn chung còn chưa phát huy được vai trò vốn có của nó trong việc tham gia quản lý và kiểm soát thu nhập của các cá nhân trong xã hội.

vì giữa thu nhập cao và thu nhập thấp không có ranh giới rõ ràng. Quan niệm thu nhập nhập cao chỉ mang tính chất tương đối và phụ thuộc vào từng giai đoạn, có thể giai đọan này cao nhưng thấp ở giai đoạn sau. Hơn nữa khái niệm “thu nhập” theo Pháp lệnh là thu nhập gộp chứ chưa phải là thu nhập ròng, chưa xét đến hoàn cảnh cụ thể của đối tượng nộp thuế.

Thứ mười, hiệu quả quản lý thuế còn yếu, chưa có qui định cụ thể về thuế khấu trừ tại nguồn, cơ quan thuế chưa thực hiện quyết toán thuế cho từng đối tượng nộp thuế, còn rất nhiều trường hợp trốn thuế, lách thuế… Chính vì vậy, về mặt lâu dài phải phát triển mạnh các hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội cũng như các qui định bắt buộc về thanh toán thu nhập theo hướng chủ động, áp dụng công nghệ hiện đại và xã hội hóa. Đồng thời với việc sử dụng các công cụ thanh toán hiện đại thì việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, phạm vi hoạt động cũng như qui định về cơ chế phân chia tài chính, phân chia thu nhập, hạch toán… được xem như biện pháp không những góp phần quản lý tốt thuế thu nhập cá nhân mà còn làm lành mạnh các quá trình hoạt động, đảm bảo công bằng giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội.

2.4 Kết luận chương 2

Nội dung chương 2 tập trung vào hai vấn đề chính.

Một là, nêu lên một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện đang áp dụng tại Việt Nam.

Hai là, đánh giá thực trạng việc áp dụng chính sách thuế TNĐVNCTNC ở nước ta qua 15 năm thực hiện. Qua đó, có thể khẳng định sự thành công của Nhà nước trong việc thực thi chính sách thuế TNĐVNCTNC. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế mà nguyên nhân chính bao trùm là chính sách thuế chưa đồng bộ, chưa thống nhất đối với các nguồn thu nhập, còn phân biệt đối xử đối với các đối tượng nộp thuế, hiệu lực thi hành chưa cao, thất thu thuế còn phổ biến… Cần phải tiếp tục xây dựng các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế TNĐVNCTNC để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu 184 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM (Trang 40 -47 )

×