CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 184 Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam (Trang 29 - 30)

NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM

Như giới thiệu ở phần mở đầu, nhằm giảm thiểu một trong những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường đó là ngăn cách giữa giàu nghèo trong xã hội. Thực hiện công bằng xã hội bằng thuế, điều hòa thu nhập trong nền kinh tế thị trường, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành Pháp lệnh thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao vào ngày 27/12/1990, và có hiệu lực thi hành từ 01/04/1991. Qua hơn 15 năm thực thi, Quốc hội nước ta đã trải qua 5 lần sửa đổi, thay thế Pháp lệnh năm 1990 bằng những pháp lệnh mới phù hợp hơn với điều kiện và hoàn cảnh xã hội. Cụ thể là các lần thay đổi như sau:

- Pháp lệnh sửa đổi về Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày ban hành ngày 19/05/1994, có hiệu lực từ ngày 01/06/1994.

- Pháp lệnh số 01/1997/PL- UBTVQH9 ngày 06/02/1997, có hiệu lực từ ngày 06/02/1997 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1994.

- Pháp lệnh số 14/1999/PL- UBTVQH10 ngày 30/06/1999, sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/07/1999.

- Pháp lệnh số 35/2001/PL- UBTVQH10 ngày 19/05/2001, có hiệu lực ngày 01/07/2001, thay thế Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày 19/05/1994, đã được sửa đổi theo Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày 06/02/1997 và Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày 30/06/1999.

- Và gần đây nhất là Pháp lệnh số 14/2004/PL- UBTVQH11 ngày 24/03/2004, có hiệu lực ngày 01/07/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thông qua ngày 19/05/2001.

Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là hình thức của thuế Thu nhập cá nhân, Do ở Việt Nam nền kinh tế đang phát triển, đại đa số người dân chưa quen với sắc

thuế này, năng suất lao động chưa cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên thuế Thu nhập cá nhân được vận dụng vào Việt Nam bước đầu biểu hiện là thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao và là tiền đề để xây dựng chính sách thuế Thu nhập cá nhân. Vì vậy, trong chương này – phần thực trạng áp dụng chính sách thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam sẽ nói đến thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao. Sau đây là nội dung chính của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành ở nước ta.

2.1 Nội dung cơ bản của thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao (TNĐVNCTNC)hiện hành ở Việt Nam (gọi tắc là thuế Thu nhập cá nhân – TNCN) (TNĐVNCTNC)hiện hành ở Việt Nam (gọi tắc là thuế Thu nhập cá nhân – TNCN) 2.1.1 Đối tượng nộp thuế TNĐVNCTNC

- Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập;

- Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam có thu nhập (sau đây gọi là cá nhân khác định cư tại Việt Nam);

- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam; các cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam.

2.1.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế

Căn cứ tính thuế TNĐVNCTNC là thu nhập chịu thuếthuế suất.

2.1.2.1 Thu nhập chịu thuế

Một phần của tài liệu 184 Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)