Đánh giá chung về thị trường dịch vụ gia tăng di động Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin - Intecom (Trang 52 - 55)

II Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Intecom.

1 Đánh giá chung về thị trường dịch vụ gia tăng di động Việt Nam.

Khi giá cước và các chiêu khuyến mại của các nhà mạng đều đã tương đương nhau, cuộc đua thu hút số lượng thuê bao giờ đây chắc chắn sẽ phải chuyển hướng. Và các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng trên tiêu chuẩn 3G cũng như trên nền tảng mạng thế hệ sau NGN (Next Genergation Network)… đang được dự báo sẽ là hướng đi tiếp theo cho giai đoạn mới. Thực tế, các dịch vụ giá trị gia tăng tại thị trường Việt Nam hiện và đang phát triển ra sao? Hãy cùng nhìn lại bức tranh toàn cảnh.

Đến thời điểm này, thị trường dịch vụ giá trị gia tăng di động Việt Nam được đánh giá là khá phong phú, cạnh tranh sôi động với nhiều hình thức. Tuy nhiên, tiềm năng thực sự của lĩnh vực này vẫn còn chưa được khai thác. Thị trường thông tin di động Việt Nam đã có tới 7 nhà khai thác mạng di động. Bên cạnh chất lượng dịch vụ, vùng phủ sóng, giá cả khuyến mại liên tục, một trong những ưu tiên hàng đầu của khách hàng khi lựa chọn mạng di động đó là được sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng. Nhu cầu này giờ đã được đáp ứng khá tốt với hàng loạt các dịch vụ mới được các nhà mạng nghiên cứu triển khai cung cấp. Có thể nói, cuộc “rượt đuổi” giữa các mạng di động trong việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khá sát nhau. Hễ nhà mạng nào cung cấp một dịch vụ mới tới khách hàng thì sau đó không lâu, các nhà mạng khác cũng rục rịch tiến hành, thậm chí còn tung ra cạnh tranh ngay.

các mạng và các công ty nội dung khởi động từ lâu. Bằng chứng là số lượng dịch vụ tăng nhanh, đặc biệt “nở rộ” với các hình thức tải nhạc chuông, hình nền,…Một số dịch vụ cao cấp cũng đã được chú trọng như TV Mobile - truyền hình di động, Internet Mobile.

Tuy nhiên, nhìn vào bức tranh tổng quát của dịch vụ giá trị gia tăng do 7 nhà mạng cung cấp, ngoài S-phone và Công ty Intecom đã có những dịch vụ riêng biệt, thì các mạng chủ yếu chỉ phát triển dịch vụ trên những lĩnh vực khá quen thuộc như tra thông tin chứng khoán, thông tin giáo dục, nhạc chuông, background, music…Những dịch vụ thực sự có sức hấp dẫn, làm nên sự khác biệt giữa các mạng thì chưa có nhiều, nếu không muốn nói là còn mờ nhạt. Ngoài các dịch vụ gia tăng được các nhà mạng triển khai trực tiếp, số những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng di động của Việt Nam cũng đã lên tới con số hàng trăm, thị trường này đang có xu hướng bão hoà. Đã có thời những dịch vụ như nhận, tải nhạc chuông, hình ảnh, bài hát, rồi trò chơi trúng thường…được nhiều doanh nghiệp cung cấp đã hút người dùng khiến họ “hái ra tiền” song giờ cũng không còn “hot” như trước kia nứa. Sôi động nhất trong số những tiện ích từ dịch vụ nhắn tin SMS hiện nay phải kể đến dịch vụ nạp tiền bằng tin nhắn. Đây được coi là bước tiến mới của tất cả mạng di động thay cho hính thức truyền thống mà người sử dụng điện thoại di động được thụ hưởng như nạp tiền thẻ cào, nạp tiền điện tử,..Chẳng hạn như dịch vụ nạp tiền bằng tin nhắn – Vntopup của công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam VNPAY. Theo đánh giá của ông Lê Thánh - Chủ tịch hội đồng quản trị VNPAY, thời gian qua, thị trường dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động đã phát triển rất nhanh song chủ yếu là các dịch vụ về nội dung giải trí với các giao dịch mua nội dung ở mức giá rất nhỏ và tính trực tiếp vào cước dịch vụ di động. Thừa nhận điều này, đại diện của mạng di động Vinaphone cho biết, doanh thu mà họ đạt được từ những dịch vụ giá trị gia

tăng di động chỉ chiếm chưa đầy 10% trong tổng số doanh thu của dịch vụ di động. Mức doanh thu trung bình mà các nhà mạng khác đạt cũng chỉ dao động trong vòng từ 10 – 20% mà thôi. Một số chuyên gia nhận định: chỉ khi dịch vụ thoại có mức cước là 1000 đồng/phút và mật độ sử dụng điện thoại di động trên 30% thì dịch vụ giá trị gia tăng sẽ có cơ hội phát triển và các mạng sẽ tập trung đầu tư hơn cho nó. Khi hỏi nguyên nhân các dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp mà các mạng di động Việt Nam hiện nay vì sao chưa phát triển được cũng như khó thu hút người sử dụng, theo ông Marc Fossie – Phó chủ tịch kiêm giám đốc Công nghệ của Orange France Telecom cho rằng nguyên nhân giá thành là yếu tố số một. Dù là cao cấp thì giá thành của dịch vụ cũng phải thích nghi với mức sống của địa phương. Đó là điểm cốt lõi để các dịch vụ gia tăng cao cấp, những dịch vụ nền tảng của 3G có thể thu hút người sử dụng.

Song có một tín hiệu tích cực là các mạng đang nỗ lực đem đến tiện ích nhiều hơn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Điển hình HT Mobile với dịch vụ đăng ký hoặc huỷ các dịch vụ giá trị gia tăng thông qua tin nhắn đến số 121. Hay VNPT, Viettel với dịch vụ mới mẻ như là Fixed – SMS.

Về phía các Công ty cung cấp dịch vụ, những doanh nghiệp này cũng kịp “ghi tên” mình bằng một số dịch vụ độc đáo. Điển hình là Công ty Intecom với dịch vụ tương tác với truyền hình: chat trong phim, gửi câu hỏi cho Sao Online…hay là dịch vụ quảng cáo qua điện thoại di động. Công ty cổ phần truyền thông GapIT với dịch vụ mới nhất “Nhắn tin SMS để biết có tắc đường” – đây là một dịch vụ được GapIT phối hợp chặt chẽ với Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội, qua đó, sẽ thông tin cho người sử dụng tình trạng giao thông tại các điểm nút theo yêu cầu thông qua tin nhắn SMS. Một số doanh nghiệp khác trong lĩnh vực địa ốc như Công ty Hoàng Việt cũng đã cho ra mắt dịch vụ “Nhà đất qua tin nhắn” – đây là dịch vụ nhằm phục vụ những

khách hàng có nhu cầu mua, bán, thuê hay cho thuê nhà tại TP Hồ Chí Minh. Hay Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng, một trong những doanh nghiệp địa ốc tại TP Hồ Chí Minh cũng đang tiến hành việc đưa dịch vụ SMS vào hoạt động kinh doanh của công ty. Như vậy, mong đợi có những dịch vụ riêng biệt, những ứng dụng ngày càng gần với cuộc sống của khách hàng đã phần nào được quan tâm.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin - Intecom (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w