Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến điều Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và giải pháp thực hiện doc (Trang 87 - 91)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA

3.3.3. Nâng cao năng lực tài chính

‰ Gia tăng quy mô vốn của các DNCBĐ nước ta

Với đặc điểm của các DNCBĐ là vốn đầu tư vào cơ sở vật chất ít nhưng vốn lưu động thì rất lớn để thu mua điều nguyên liệu. Do vậy, với quy mô

vốn hiện nay của các DN là còn quá yếu để DN có thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Việc gia tăng, mở rộng quy mô vốn của DN là việc làm cần thiết nhằm nâng cao năng lực thu mua của DN cũng như nâng cao hệ số an toàn vốn cho DN. Để gia tăng quy mô vốn của DN, có một số giải pháp sau:

ƒĐối với các DNNN yếu kém về quy mô vốn, việc tăng vốn điều lệ không thể mãi trông chờ vào nguồn vốn rót vào từ các cơ quan chủ quản vì các cơ quan chủ quản cũng chỉ có giới hạn trong nguồn vốn rót vào. Họ cũng không thể trông chờ vào sự tích lũy từ lợi nhuận của DN, vì việc tích lũy để tăng cường vốn điều lệ thông qua biện pháp trên đòi hỏi một thời gian tương đối dài. Tóm lại, giải pháp hữu hiệu để gia tăng vốn điều lệ nhanh chóng nhất là cổ phần hóa các DNNN này. Thực tế cho thấy, cổ phần hóa các DNNN không chỉ giúp các DNNN tăng quy mô vốn nhanh chóng mà còn là một giải pháp cải cách DN triệt để mà không làm thay đổi tính chất và định hướng phát triển kinh tế đất nước.

Các DNCBĐ của Nhà nước sau khi được CPH có rất nhiều thuận lợi trong việc nâng cao vốn điều lệ của mình thông qua việc gọi thêm vốn từ các cổ đông, nhất là cổ đông nước ngoài. Đặc biệt, khi tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, các DN còn có điều kiện thuận lợi hơn bởi có thể huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư mạnh tài chính. Ngoài ra, các DN còn có thể dựa vào những điều kiện khác của nhà đầu tư như: kinh nghiệm quản lý, uy tín, năng lực về công nghệ…để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Hiện nay, trong ngành CNCBĐ mới chỉ có công ty chế biến XNK Long An (LAFOOCO) là tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. Từ một DNNN làm ăm kém hiệu quả và có quy mô vốn nhỏ, năm 1995 công ty đã tiến hành cổ phần hóa với vốn điều lệ khi CPH là 3.539.700.000 đồng và số cổ phần là 35.397, sau đó vào thời điểm 02/12/1998 với số cổ phần tăng lên

là 106.191 và vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 10.619.100.000 đồng, năm 1999 công ty xin đăng ký niêm yết tại TTGDCK Tp.HCM với số cổ phần phát hành là 1.930.820 và vốn điều lệ là 19.308.200.000 đồng, và hiện nay vốn điều lệ của công ty là 38.196.800.000 đồng. Rõ ràng, sau khi được cổ phần hóa và đặc biệt là khi niêm yết trên thị trường chứng khoán, Lafooco đã gia tăng vốn điều lệ của mình liên tục, mạnh mẽ và hiện nay họ là một trong những DNCBĐ mạnh nhất nước ta về quy mô XK cũng như hiệu quả hoạt động.

Để tiến hành CPH các DNCBĐ, về mặt pháp lý thì hiện chúng ta đang tiến hành theo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến CPH các DNNN là Nghị định số 64-2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19-6-2002 về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Theo Nghị định này, các DNNN chuẩn bị CPH phải thu hồi và xử lý các khoản nợ phải thu trước khi CPH. Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần với nhiều quy định thông thoáng, góp phần tháo gỡ những vướng mắc của các DNNN. Với Nghị định mới này, việc CPH các DNNN trong thời gian tới sẽ có thể được đẩy nhanh hơn.

ƒĐối với các DN thuộc sở hữu tư nhân hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, việc gia tăng quy mô vốn nên thực hiện bằng cách kết nạp những thành viên mới có tiềm lực tài chính lớn vào DN, hoặc chuyển đổi từ các DN tư nhân, các công ty TNHH thành các công ty cổ phần và nếu có điều kiện thì niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, những giải pháp tăng vốn như vậy thường gặp phải những vướng mắc như: khó khăn trong việc tiềm kiếm những đối tác có tài chính mạnh và đáng tin cậy, khó khăn trong việc định giá DN, khó khăn trong quản lý điều hành DN…

‰ Tăng khả năng huy động vốn

Nhu cầu huy động vốn của các DN là một nhu cầu tất yếu để các DN có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách liên tục và mạnh mẽ. Đối với các DNCBĐ thì nguồn vốn huy động lại càng trở nên vô cùng quan trọng. Để nâng cao khả năng huy động vốn của các DNCBĐ, các DNCBĐ nên tiến hành theo một số giải pháp sau:

- Liên kết với các DN hoạt động trong các lĩnh vực mà có vốn tiền mặt lớn nhằm huy động vốn từ các DN này. Việc liên kết và huy động vốn từ các DN này tất nhiên là sẽ mang đến những lợi ích cho cả hai bên. Bằng nhiều hình thức khác nhau, các DNCBĐ có thể huy động vốn của các DN khác phục vụ cho việc thu mua nguyên liệu và sau khi chế biến XK họ có thể hoàn lại khoản vốn huy động và san sẽ một khoản lợi nhuận nhất định cho các DN rót vốn cho họ. Khả năng liên kết của các DNCBĐ với các DN khác phụ thuộc vào uy tín và những quan hệ của DN.

- Duy trì tốt các mối quan hệ với ngân hàng, hoặc tìm kiếm các nhà bảo trợ có uy tín mạnh để giúp đỡ, bảo lãnh cho DN khi vay vốn từ ngân hàng.

Các DN có nguồn vốn huy động chủ yếu là từ các ngân hàng, cho nên, việc duy trì, giữ vững và gia tăng niềm tin đối với các ngân hàng là việc làm cần thiết để giúp cho các DN tăng khả năng vay vốn từ ngân hàng. Ngoài ra, nếu có được một nhà bảo trợ có uy tín thì các DN cũng dễ dàng hơn nhiều để thuyết phục ngân hàng cho vay và thậm chí có thể vay những khoản vay lớn ngoài khả năng thế chấp của mình.

- Liên kết để thành lập các tập đoàn hoạt động đa lĩnh vực (đặc biệt là các DNNN của cùng một cơ quan chủ quản) để tận dụng các nguồn vốn nhàn rỗi từ các lĩnh vực hoạt động khác khi có nhu cầu thu mua nguyên liệu. Đây là giải pháp đã được các công ty trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia sử dụng từ lâu và thực tế cho thấy rất hiệu quả.

‰ Nâng cao suất sinh lời

Các giải pháp để tăng khả năng huy động vốn cũng gián tiếp góp phần nâng cao suất sinh lời. Ngoài ra, việc nâng cao suất sinh lời của DN còn có thể thực hiện thông qua việc kiểm soát chặt chẽ mọi chi phí. Việc kiểm soát chặt chẽ các chi phí nên chú trọng đến những vấn đề sau: chi phí cho lao động; chi phí đầu tư máy móc, trang thiết bị; chi phí thu mua nguyên liệu.

- Kiểm soát chi phí lao động: Tiến hành bố trí lao động sản xuất sao cho hợp lý và hiệu quả. Năng suất lao động của lực lượng lao động trong các DNCBĐ cũng là yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của DN. Vì vậy, chỉ tiêu suất sinh lời của mỗi lao động cũng là yếu tố được dùng để đánh giá khả năng kiểm soát chi phí lao động.

- Kiểm soát chi phí đầu tư máy móc, trang thiết bị: Cũng như việc kiểm soát chi phí lao động, kiểm soát chi phí đầu tư trang thiết bị công nghệ được thực hiện thông qua việc đánh giá, điều chỉnh chỉ tiêu suất sinh lợi của trang thiết bị công nghệ ở các DN. Cần rà xoát, sắp xếp lại tất cả các máy móc, trang thiết bị trong DN sao cho đảm bảo mỗi máy móc, trang thiết bị đều được sử dụng với năng suất cao.

- Kiểm soát chi phí thu mua nguyên liệu: Để kiểm soát tốt chi phí thu mua nguyên liệu, các DNCBĐ cần tinh giản và sắp xếp nhân sự sao cho hợp lý nhất nhằm tránh những thất thoát và lãng phí.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến điều Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và giải pháp thực hiện doc (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)