Giải pháp quản lý chất lượng ISO 2 Giải pháp về con ngườ

Một phần của tài liệu giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến 53 (Trang 49 - 54)

- Kiểm tra và thu vé chính xác Phương tiện:

3.Giải pháp quản lý chất lượng ISO 2 Giải pháp về con ngườ

2. Giải pháp về con người 1. Giải pháp về tổ chức vận tải Hoàn thiện về PTVT

3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến 53

Các nội dung của công tác tổ chức vận tải bao gồm: - Định mức thòi gian và tốc độ chạy xe hợp lý;

- Lựa chọn loại xe hợp lý,phù hợp với khả năng của DN mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu liên quan đến hạ tầng, đáp ứng nhu cầu hanh khách về số lượng và chất lượng ở một mức độ nhất định;

- Lập biểu đồ chạy xe và phân công thời gian ca xe và lịch làm việc của lái phụ xe; - Công tác điều độ và kiểm tra giám sát hoạt động VTHKCC trên tuyến.

Theo các nội dung trên, tác giả rà soát lại và nhận thấy:

+ Theo khảo sát (hỏi lái xe) thì đa số cho rằng định mức tốc độ chạy xe trên tuyến 53 chưa hợp lý, thời gian chạy xe giờ thường và giờ thấp điểm quá chậm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp (tăng chi phí) và tăng thời gian chuyến đi HK một cách không cần thiết. Nguợc lại, giờ cao điểm lại không đủ thời gian chạy xe.

Hạ tầng giao thông trên tuyến 53 rất tốt,cho phép chạy xe với tốc độ từ 35-60km/h. Tuy nhiên không phải đoạn nào cũng chạy cùng một tốc độ.

Tác giả đề xuất phương án Rút ngắn thời gian một chuyến xe xuống đối với giờ thường và thấp điểm nhưng vẫn phải đảm bảo đúng luật và an toàn; tăng thời gian chãye cho các chuyến vào giờ cao điểm. Cụ thể:

- Tăng tốc độ chạy trên đoạn cao tốc từ Cầu Thăng Long – Nam Hồng; - Giữ nguyên tốc độ chạy trên đoạn từ ngã tư Nam Hồng đi chợ Tó.

- Giảm hoặc giữ nguyên tốc độ chạy xe trên đoạn nội thành Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đông –Cầu Thăng Long.

Chăm sóc đãi ngộ Bồi dưỡng đạo đức nghiệp vụ Tuyển dụng, đào tạo ban đầu Hoàn thiện tổ chức thực hiện& kiểm tra giám sát Hoàn

thiện dịch vụ HK

- Với lượng HK lên xuống từng điểm dừng đỗ như khảo sát thì thời gian dừng đỗ 5- 20- 30 s như hiện tại là vẫn hợp lý nhưng cần thay đổi theo giờ trong ngày. Cụ thể giờ thấp điểm thời gian dừng đỗ tại 1 điểm bình quân là 5 s;bình thường là 20 s và cao điểm là 30 s.

Thời gian một chuyến xe được tính theo công thức : Tc = Tdc +(+lM /lo – 1).to +lM/VT

Kết quả định mức tốc độ và thời gian chạy xe theo từng đoạn tuyến như sau:

Bảng 3.2. Kết quả tính toán lại định mức tốc độ chạy xe trên tuyến 53

Định mức tốc độ chạy xe - Giờ thường

STT Đoạn tuyến Km Số điểm dừng đỗ

V chạy xe, xe, km/h

Thời gian định mức, phút chạy xe Dừng đỗ đầu cuối Tổng 1 Hoàng Quốc Việt-

Trước Cầu Thăng Long 3,10 4,00 30,00 6,20 1,33 7,53 2 Cầu TL - Ngã tư Nam

Hồng 8,20 5,00 40,00 12,30 1,67 13,97 3 Nam Hồng - chợ Tó 11,10 9,00 35,00 19,03 3,00 22,03 Tổng 1 lượt xe 37,53 6,00 10,00 53,53 Định mức tốc độ chạy xe - giờ Cao điểm

STT Đoạn tuyến Km Số điểm dừng đỗ

Vkm/h km/h

Thời gian định mức, phút chạy xe Dừng đỗ đầu cuối Tổng 1 Hoàng Quốc Việt-

Trước Cầu Thăng Long 3,10 4,00 20,00 9,30 2,00 11,30 2 Cầu TL - Ngã tư Nam

Hồng 8,20 5,00 30,00 16,40 2,50 18,90 3 Nam Hồng - chợ Tó 11,10 9,00 30,00 22,20 4,50 26,70 Tổng 1 lượt xe 47,90 9,00 10,00 66,90 Định mức tốc độ chạy xe - giờ Thấp điểm

STT Đoạn tuyến Km Số điểm dừng đỗ

Vkm/h km/h

Thời gian định mức, phút chạy xe Dừng đỗ đầu cuối Tổng 1 Hoàng Quốc Việt- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước Cầu Thăng Long 3,10 4,00 35,00 5,31 0,33 5,65 2 Cầu TL - Ngã tư Nam

Hồng 8,20 5,00 50,00 9,84 0,42 10,26 3 Nam Hồng - chợ Tó 11,10 9,00 40,00 16,65 0,75 17,40 Tổng 1 lượt xe 31,80 1,50 10,00 43,30 Như vậy, sẽ rút ngắn được thời gian chuyến đi cho HK trong giờ thường và giờ cao điểm (trước đây là 60’), đồng thời giảm được chi phí cho DN.

Ngược lại, việc gia tăng định mức thời gian 1 chuyến xe vào giờ cao điểmcho phù hợp với thực tế góp phần nâng cao chất lượng VTHKCC trên ở chỗ lái xe không còn sợ muộn giờ quy định, dẫn đến chạy ẩu, chạy nhanh hoặc bỏ điểm dừng đỗ nữa.

Việc điều chỉnh định mức thời gian dừng đỗ tại 1 điểm dừng theo các giờ trong ngày đảm bảo cho HK lên xuống được an toàn (lái xe không phải đón trả khách thật nhanh) mà không lãng phí thời gian.

Để kiểm ra giám sát việc bỏ chuyến lượt và tính đúng giờ của lái xe 1 cách chặt chẽ hơn, tác giả đề xuất thêm2 chốt kiểm soát tại các điểm dừng đỗ là ranh giới phân chia đoạn định mức tốc độ chạy xe.

+ Những biện pháp chung về phương tiện:

- Áp dụng niên hạn sử dụng phương tiện theo nghị định 23/2004/NĐ – CP không đưa những phương tiện có niên hạn sử dụng lớn vào hoạt động

- Thay thế những xe bus cũ có chất lượng thấp bằng những xe bus có chất lượng đảm bảo.

- Cải tiến kết cấu động cơ của phương tiện nhằm nâng cao tính êm dịu khi phương tiện hoạt động, sử dụng động cơ có tiếng ồn nhỏ ít độc hại…

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng phương tiện trước và sau khi hoạt động .

- Chất lượng phương tiện trong quá trình hoạt động phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa, do vậy các xí nghiệp cần :

+ Thực hiện đúng các định ngạch trong bảo dưỡng sửa chữa theo quy định của bộ giao thông vận tải.

+ Thường xuyên kiểm tra trình độ thợ bảo dưỡng sửa chữa.

+ Có đội kiểm tra chất lượng phương tiện sau khi bảo dưỡng sửa chữa. + Đầu tư trang thiết bị cho bảo dưỡng sửa chữa.

+ Đối với tuyến 53:

Theo kết quả đếmHK cho thấy hệ số sử dụng sức chứa tĩnh vào giờ cao điểm là 0,875 – tức là chưa đạt đến mức chất tải tối đa. Vì vậy, vẫn đảm bảo đủ diện tích đứng thoải mái cho hành khách, không cần phải thay đổi phương tiện làm tốn kém chi phí của doanh nghiệp.

3.2.2. Các giải pháp về con người

Nâng cao công tác tổ chức vận tải và năng lực, trình độ của đội ngũ điều độ viên, tuyến trưởng để có thể giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động của tuyến cũng như trong công tác tổ chức quản lý tuyến.

Đối với lái xe và nhân viên bán vé trên xe, là những lao động trực tiếp trên xe, trực tiếp quyết định phần lớn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến lên cần có những hình thức quản lý chặt chẽ. Phải đưa ra những hình thức kỷ luật đối với những trường hợp vi pham: không tuân thủ thời gian xuất bên, về bến không đúng quy định, bán vé không đúng quy định, không xé vé khi thu tiền, bỏ điểm, vi phạm luật giao thông…

Đặc tính của công nhân lái, phụ xe trong nghành vận tải là làm việc ở bên ngoài công ty, xí nghiệp nên việc quản lý họ gặp nhiều khó khăn. Đối với tuyến buýt số 53 thì công nhân lái phụ xe thuộc quyền quản lý của Xí nghiệp xe điện Hà Nội và làm việc trên một lộ trình tuyến cố định và thời gian biểu cố định có thể đưa ra một số biện pháp quản lý:

Đối với công nhân lái xe:

− Yêu cầu công nhân lái xe chạy xe đúng tuyến đúng lịch trình chạy xe, dừng đỗ xe đúng điểm dừng.

− Công nhân lái xe không uống rượu bia trong khi làm việc và trước khi làm việc.

− Lái xe không phóng nhanh vượt ẩu, không lạng lách trên đường phố.

− Giữ gìn phương tiện tốt, thường xuyên kiểm tra phương tiện nếu có vấn đề gì phải báo ngay cho bộ phận kỹ thuật của xí nghiệp.

− Lái xe phải có trách nhiệm với chính phương tiện mà mình điều khiển và có những hình thức xử phạt thích đáng khi lái xe vi phạm nội quy của xí nghiệp.

Với nhân viên bán vé:

− Sau mỗi chuyến phải làm vệ sinh trong phương tiện cho sạch sẽ, làm công tác chốt vé tại các điểm đầu cuối.

− Không chở hàng hóa, hành lý cồng kềnh trên xe: không cho những hành khách mang hàng hóa hành lý cồng kềnh lên xe tránh lam ảnh hưởng đến hành khách khác.

− Nhiệt tình hướng dẫn cho nhành khách những thông tin về tuyến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Giúp đỡ những người già, người tàn tật, trẻ em trên xe.

− Chuẩn bị vé đủ cho khách đi trên xe, Yêu cầu lái phụ xe phải đảm bảo tất cả hành khách đi trên xe đầu được xé vé, xé vé khi thu tiền, màu vé theo mỗi tuyến phải khác nhau để tránh tình trạng quay vòng vé.

Có những chế độ khen thưởng kỷ luật đối với công nhân lái xe và nhân viên bán vé. Những vi phạm phải bị kỷ luật có thể bị buộc thôi việc nếu vi phạm nhiều lần. Đồng thời xí nghiệp cũng phải có chính sách khen thưởng đối với nhũng công nhân làm việc tốt( không có vi phạm gì trong kỳ, lái xe an toàn, xe chạy đúng tuyến đúng lịch trình...)

Thường xuyên phát động những phong trào thi đua nâng cao chất lượng dịch vụ; Lái xe an toàn, chạy xe đúng biểu đồ chạy xe, giữ gìn xe tốt....

Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh trên tuyến, đồng thời quản lý được lái phụ xe trên tuyến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, tạo dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp trên

3.2.3 Giải pháp về quản lí điều hành.

Áp dụng Iso trong quản lý chất lượng VTHKCC bằng xe buýt cho xí nghiệp xe điện Hà Nội

a. Các bước trong quá trình lập ISO:

Bước 1: Chuẩn bị

- Cam kết của lãnh đạo:

+ Ban hành các văn bản cụ thể để chứng tỏ sự quyết tâm xây dựng hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001-2000.

+ Lãnh đạo xí nghiệp phải thành lập một hệ thống các văn bản về: chính sách chất lượng, các mục tiêu, và thể hiệ rõ nhất quan điểm về sự cam kết của lãnh đạo đối với quá trình quản lí chất lượng.

- Chuẩn bị về nguồn lực.:

+ Thành lập ban chỉ đạo và chỉ định người đại diện. + Lập chính sách chất lượng.

+ Lựa chọn nhà tư vấn.

Bước 2 : Xây dựng hệ thống các văn bản

+ Sổ tay chất lượng. + Các thủ tục quy trình. + Các hướng dẫn công việc. + Các dạng biểu mẫu , biên bản.

Bước 3 : Thực hiện hệ thống quản lí chất lượng:

+ Công bố các văn bản của lãnh đạo đã cam kết, cac văn bản đã được xây dựng và phê duyệt.

+ Ban chỉ đạo Thực hiện phổ biến các văn bản.

+ Ban chỉ đạo tổ chức ra soát phân công trách nhiệm đối với từng cá nhân tổ chức. + Tổ chức đào tạo đánh giá viên.

+ Đánh giá nội bộ.

Bước 4 : Đánh giá và chứng nhận

+ Đề nghị một tổ chức có chức danh đánh giá.

+ Nộp hồ sơ xin đăng kí và cấp chứng chỉ chất lượng với tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

b. Kế hoach áp dụng thực tế:

Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị ( tiến hành trong vòng 1 tuần) :

- Cam kết của lãnh đạo cao nhất của xí nghiệp đó là Ban giám đốc.

- Giám đốc phải tổ chức một số cuộc họp để mọi thành viên thấy rõ được quyết tâm và tầm quan trọng của công việc.

- Thành lập ban chỉ đạo và tốt nhất người đứng đầu ban này là giám đốc xí nghiệp để những quyết định có trọng lượng và hiệu lực thi hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 2 : Thiết lập hệ thống văn bản chất lượng:

Thành lập xây dựng hệ thống các chỉ tiêu về chất lượng Vận tải HKCC bằng xe buýt đối với xí nghiệp.( Trưởng các phòng ban tổ chức xây dựng hệ thống tài liệu này).

Với yêu cầu sau:

1. Đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng.

4. Phải phù hợp với trình độ, kinh nghiêm của người sử dụng.

Lựa chọn nhà tư vấn: Hiện nay tổ chức có uy tín và kinh nghiệm nhiều nhất ở nước ta hiện nay về tư vấn tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO đó là tập đoàn APAVE.

Giai đoạn Viết tài liệu: ( Tiến hành trong vòng 6 tuần)

Thiết lập sổ tay chất lượng: Sổ tay với nội dung khung chính gồm các đầu mục như dưới đây và tuỳ từng nội dung của từng bộ phận, phòng ban mà sẽ hoàn thiện chi tiết phù hợp với tiêu chuẩn chung của bộ tiêu chuẩn ISO và đặc thù thực tế công việc của bộ phận phòng ban đó:

Một phần của tài liệu giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến 53 (Trang 49 - 54)